Giáo dục

Hướng dẫn cách soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn gọn và dễ nhớ nhất

Aretha Thu An

Quá trình soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi giúp học sinh có thêm hiểu biết về cảnh vật, con người nơi đây. Thông qua những trang văn. tác giả Đinh Công Hùng đã dùng ngòi bút tinh tế của mình để vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp, khơi dậy sự tò mò và khát khao khám phá địa danh đặc biệt trên mảnh đất hình chữ S.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Trước khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, điều đầu tiên học sinh cần tìm hiểu đó là thông tin về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Văn Công Hùng sinh năm 1958, quê gốc ở Thừa Thiên Huế. Ông là hội viên của hội nhà văn và hội nhà báo Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: TBT Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai; Ủy viên BCH Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII. Văn Công Hùng quan niệm, văn chương không phải là trò chơi, mà nó chính là cuộc vật lộn gian khổ, là sự nghiệp đeo đẳng suốt đời. Tác giả luôn mong mỏi sáng tác được những câu thơ hay, những bài báo có ích.

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như: Bến đợi (1992); Hát rong (1999); Ngựa trắng bay về (2002); Hoa tường vi trong mưa (2003); Mắt cao nguyên (2006); Gõ chiều vào bàn phím (2007),...

Chân dung nhà thơ Văn Công Hùng
Chân dung nhà thơ Văn Công Hùng

Tác phẩm

Khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tại phần tác phẩm người học nên chú ý làm rõ thông tin về thể loại, xuất xứ, phương thức biểu đạt, bố cục tác phẩm và giá trị nội dung, nghệ thuật: Cụ thể:

Thể loại: Văn bản thuộc thể loại du ký

Xuất xứ: Được dẫn từ báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

Bố cục: Trong lúc soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, học sinh nên chia tác phẩm thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu => chiêm ngưỡng nhiều: Vai trò và tầm quan trọng của mỗi trận lũ đối với Đồng Tháp Mười
  • Phần 2: Tiếp theo => mênh mông Đồng Tháp: Những món đặc sản và loài hoa đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Di tích và tính cách của con người nơi đây, sự yêu mến của tác giả với mảnh đất Đồng Tháp Mười.

Giá trị nội dung: Học sinh không nên bỏ qua phần giá trị nội dung khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Qua văn bản, tác giả đã miêu tả về trải nghiệm của bản thân khi được đặt chân đến vùng đất Đồng Tháp Mười.

Giá trị nghệ thuật: Trong bài soạn văn 6 Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, học sinh cần nên được giá trị nghệ thuật của tác phẩm là sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi và chân thực.

Thông tin khái quát về tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Thông tin khái quát về tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Cánh diều

Nếu đang theo học bộ sách Cánh diều, học sinh có thể tham khảo gợi ý sau khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Phần Chuẩn bị 

Chuẩn bị 1, trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1: Xem lại kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản du ký này. Khi đọc du ký em cần chú ý:

  1. Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm xúc của người viết ra sao?
  2. Cảnh sắc và con người ở đó như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách miêu tả, kể chuyện, phát biểu cảm nghĩ hay kết hợp các yếu tố đó?
  3. Bài du ký mang cho em hiểu biết, thái độ và tình cảm gì?
  4. Tìm hiểu về loại hình du lịch mới ngày nay với tên gọi "du lịch sinh thái", du lịch ở vùng miền Tây Nam Bộ được gọi là "du lịch miệt vườn, về vùng Đồng Tháp Mười, Nam Bộ.

Gợi ý trả lời:

1. Văn bản viết về chuyến tham quan Đồng Tháp Mười bằng xe máy. Người viết vô cùng hào hứng, khi đến vùng đất này.

2. Cảnh sắc tại đây vô cùng sinh động, những kênh rạch chằng chịt, những bông sen chen vào rừng tràm, nhiều di tích văn hóa cổ, con người vui vẻ, hiền lành. Tác giả đã ghi lại bằng cách miêu tả kết hợp kể chuyện, phát biểu cảm nghĩ.

3. Bài du ký khiến em có thêm hiểu biết về vùng Đồng Tháp Mười và con người ở đây, khơi gợi trong sự tò mò được đặt chân đến đây.

4. Loại hình du lịch sinh thái có đặc điểm dựa vào vẻ đẹp của thiên nhiên để phát triển, thu hút khách tham quan. Du lịch miệt vườn là loại hình du lịch gắn liền với những vườn cây rộng lớn. Hình thức du lịch này rất phát triển ở khu đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng Đồng Tháp Mười có diện tích 697.000 hecta, trải dài trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Chuẩn bị 2, trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1: Đọc trước văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tìm hiểu thông tin về tác giả Đinh Công Hùng.

Gợi ý trả lời:

Tác giả Văn Công Hùng sinh năm 1958, quê gốc ở Thừa Thiên Huế. Sau khi hoàn thành chương trình Đại học, ông xung phong lên Gia Lai – Kon Tum công tác, làm cán bộ ở Sở Văn hoá thông tin với nhiệm vụ sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian.

Có một thời gian ông theo nghề làm báo, trở thành phóng viên báo Văn hoá, giữ chức Thư ký tòa soạn của tạp chí Văn nghệ Gia Lai.

Một số tác tác phẩm chính của Văn Công Hùng có thể kể đến như: Thơ Bến đợi ; Trường ca Ngựa trắng bay về; Thơ Hoa tường vi trong mưa; Tản văn Mắt cao nguyên,...

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã làm nên tên tuổi của Văn Công Hùng
Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã làm nên tên tuổi của Văn Công Hùng

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi phần Đọc hiểu

Câu hỏi 1 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Lũ quan trọng như thế nào với Đồng Tháp Mười?

Gợi ý trả lời:

Với người dân Đồng Tháp Mười, lũ chính là nguồn sống của cư dân miền sông, nó mang lại phù sa cho mùa màng, mang lại tôm cá về và làm nên nền văn hóa đồng bằng.

Câu hỏi 2 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Thế nào là “tràm chim”?

Gợi ý trả lời:

Hiểu đơn giản, “Tràm chim” chính là những cây tràm kết lại thành rừng và chim dày đặc thành vườn.

Đồng Tháp Mười nổi tiếng với “tràm chim”
Đồng Tháp Mười nổi tiếng với “tràm chim”

Câu hỏi 3 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Món ăn nào là đặc sản của Đồng Tháp Mười?

Gợi ý trả lời:

Nếu đọc kỹ văn bản trong lúc soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, học sinh dễ dàng có thể trả lời được câu hỏi số 3. Theo đó, đặc sản của Đồng Tháp Mười là cá linh kho ngót và bông điên điển xào với tôm.

Câu hỏi 4 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Điểm đặc biệt của sen Đồng Tháp Mười đó là, sen chen giữa rừng tràm, bung nở giữa bùn, vươn lên giữa nắng và gió phương Nam, kiêu hãnh, tự tin khoe sắc hồng.

Câu hỏi 5 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Khu di tích Gò Tháp có những gì đặc sắc?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất, em nhận thấy đặc sắc ở khu di tích Gò Tháp đó là:

  • Khu gò rộng 5000 mét vuông và cao hơn 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười.
  • Được xây dựng trên nền gạch cổ là nền của tòa tháp tồn tại 1500 năm trước và được công nhận di tích quốc gia.
  • Khu di tích là bản đại doanh của hai vị anh hùng Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều.
  • Là căn cứ địa chống Mỹ.
  • Có tháp Sen.
Đến Đồng Tháp, bạn nên ghé thăm di tích Gò Tháp Mười
Đến Đồng Tháp, bạn nên ghé thăm di tích Gò Tháp Mười

Câu hỏi 6 (Trang 55, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tác giả có cảm nhận gì về Đồng Tháp Mười qua thành phố Cao Lãnh?

Gợi ý trả lời:

Theo cảm nhận của tác giả, Đồng Tháp Mười qua thành phố Cao Lãnh là đô thị trẻ trung hiện đại, có gu kiến trúc, nao nao như một câu hò trên sóng.

Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tác giả của bài du kí Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đã lựa chọn, giới thiệu những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười?

Gợi ý trả lời:

Tác giả Văn Công Hùng đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh để làm nổi bật Đồng Tháp Mười là:

  • Thời gian: Mùa lũ
  • Đặc điểm nổi bật: Tràm chim, bạt ngàn sen.
  • Đặc sản trứ danh: Bông điên điển xào với tôm và cá linh kho ngót.
  • Khu di tích lịch sử: Gò Tháp.

Câu 2 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.

Gợi ý trả lời:

Khi viết về Đồng Tháp Mười, tác giả thể hiện sự yêu quý và trân trọng vùng Đồng Tháp Mười. Một số câu văn chứng minh cho nhận định trên là:

  • “Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,…”
  • “Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy”.
  • “ …một đô thị Cao Lãnh vừa trẻ trung vừa hiện đại, rất có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao như một câu hò vươn trên sóng,…”

Câu 3 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Từ văn bản trên, theo em, bài du ký về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?

Gợi ý trả lời:

Theo em, bài du ký về một vùng đất cần giới thiệu những thông tin sau:

  • Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của vùng đất.
  • Kể tên những địa danh nổi bật.
  • Nêu món ăn đặc sản.
  • Phẩm chất và lối sống của con người.

Câu 4 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài du ký có tác dụng gì?

Gợi ý trả lời:

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng chứng minh chuyến đi của tác giả là thực tế.

Câu 5 (Trang 58, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du ký? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Nếu được đến Đồng Tháp Mười, em sẽ ưu tiên đến đầm lầy ở đây để được tận mắt chứng kiến vườn sen bạt ngàn.

Đồng Tháp Mười được mệnh danh là Đất sen hồng
Đồng Tháp Mười được mệnh danh là Đất sen hồng

Bài tập liên hệ

Sau khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, các giáo viên Ngữ văn thường yêu cầu học sinh làm bài tập liên hệ để tổng hợp lại kiến thức.

Đề bài: “Đồng Tháp Mười là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành điểm đến của biết bao khách du lịch. Ta thường biết đến Đồng Tháp Mười với sông nước mênh mông, đầm sen ngào ngạt mỗi độ hè về, nhưng qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, ta lại có một cái nhìn khác về nơi đây, khi tới mùa nước nổi…” Dựa vào đoạn thông tin trên và quá trình soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, em hãy miêu tả quang cảnh vùng đất này bằng một đoạn văn ngắn.

Hướng dẫn làm bài:

Đồng Tháp Mười là vùng đất nổi tiếng tại Việt Nam, nơi đây đã bao lần xuất hiện trong văn chương và trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Chúng ta biết đến Đồng Tháp Mười với mênh mông sông nước, những đầm sen ngào ngạt hương thơm mỗi độ hè về và đặc biệt, thông qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, ta lại có thêm một cái nhìn khác về mảnh đất nơi đây. Vào mùa nước nổi, Đồng Tháp Mười ngập trong biển nước, đường xá, nhà cửa,... đều bị dòng nước bủa vây. Thế nhưng những trở ngại ấy không khiến người dân cảm thấy bận tâm, họ vui vẻ đón nhận và sống hòa thuận với đặc trưng thời tiết này. Hơn ai hết, họ hiểu rằng, lũ chính là nguồn sống của nhân dân, nó mang lại phù sa và cho thật nhiều tôm cá. Khung cảnh Đồng Tháp vào mùa lũ chính là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà bạn nên chiêm ngưỡng và đến thử một lần.

Sau khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, học sinh nên làm các bài tập liên hệ
Sau khi soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, học sinh nên làm các bài tập liên hệ

Việc soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là cơ sở đầu tiên để học sinh có thể tiếp cận văn bản, từ đó dễ dàng nắm bắt được nội dung trọng tâm của tác phẩm Thông qua những trang văn, độc giả đều có mong muốn một lần trong đời được đến và trải nghiệm những điều mới mẻ ở vùng đất này.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6