Công nghệ Tin tức

Cách kiểm tra điện thoại có eSim hay không siêu đơn giản, ai cũng có thể tự làm

Antonio Đức Long

Cách kiểm tra điện thoại có eSim hay không vô cùng đơn giản, chỉ với một vài thao tác trên smartphone, người dùng sẽ tìm được đáp án cho thắc mắc của mình. Trên thực tế, bạn có thể tự kiểm tra bằng cách vào ứng dụng My Viettel, My Mobifone hoặc cài đặt trực tiếp trên điện thoại.

eSim là gì?

Trước khi tìm hiểu về các cách kiểm tra điện thoại có eSim hay không, bạn nên có những hiểu biết nhất định về cụm từ eSim. Theo đó, tên đầy đủ trong tiếng Anh của nó là Embedded SIM, đây là loại SIM điện tử có đầy đủ những chức năng như sim nhựa truyền thông nhưng có kích thước nhỏ hơn và được trang bị thêm thêm tiện ích mới đáp ứng nhu cầu của người dùng,

Chuẩn eSIM được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017, tuy nhiên sự xuất hiện của nó chỉ thật sự phổ biến sau khi nhà sản xuất Apple triển khai công nghệ này vào bộ ba iPhone là Xs, Xs Max và XR. Kể từ đây, nhiều người đã quan tâm đến việc sở hữu dòng sim điện tử đa năng này.

Thực tế đã chứng minh, việc sử dụng và tích hợp eSIM trong smartphone mang lại nhiều tiện ích như:

  • Kích thước eSIM siêu nhỏ, phù hợp với các thiết bị điện tử có không gian khiêm tốn.
  • Hạn chế việc làm rơi SIM khi thực hiện đổi SIM.
  • Giảm tối đa bụi bẩn so với việc sử dụng khe sim truyền thống.
  • Thực hiện thao tác chuyển đổi gói cước dễ dàng thông qua phần mềm.
  • Tích hợp được 5 số thuê bao trên 1 chiếc eSIM.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-2-1717065586.jpg
Hiểu đơn giản, eSIM chính là sim điện tử đa năng

Một số cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không

Với những tính năng vượt trội, người dùng ngày càng có xu hướng ưa chuộng các dòng eSIM, vậy cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không được thực hiện như thế nào, làm sao để biết điện thoại của mình có hỗ trợ sử dụng sim điện tử hay thông. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.

Cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không thông qua mục cài đặt trên iPhone

Với những chiếc điện thoại của hãng Apple, người dùng tiến hành cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Vào Cài đặt => Nhấn chọn Di động => Chọn Thêm gói cước di động.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-3-1717065587.jpg
Thực hiện bước 1 như hướng dẫn trong hình
  • Bước 2: Quét mã QR hoặc nhấn chọn Nhập chi tiết thủ công để điền thông tin kích hoạt.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-4-1717065587.jpg
Quét mã QR để hoàn thành bước 2
  • Bước 3: Thực hiện tắt nguồn điện thoại và khởi động lại iPhone để cập nhật eSIM.

Theo thông tin được Apple cung cấp, đến thời điểm hiện tại, nhà Táo chỉ hỗ trợ eSIM với những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành từ iOS 12.1 trở lên. Một số dòng iPhone được hỗ trợ bao gồm:

  • iPhone sản xuất năm 2018: iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone Xr.
  • iPhone sản xuất năm 2019: iPhone 11, iPhone 11 Pro và 11Pro Max.
  • iPhone sản xuất năm 2020: iPhone SE, iPhone 12, iPhone 12 Pro, 12 Pro Max, 12 mini.
  • iPhone sản xuất năm 2021: iPhone 13, 13 mini, 13 Pro, 13 Pro Max.
  • iPhone sản xuất từ năm 2022: iPhone 14, 14 Plus, 14 Pro, 14 Pro Max.
  • iPhone sản xuất năm 2023: iPhone 15, 15 Plus, 15 Pro, 15 Pro Max.

Cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không thông qua mục Cài đặt trên điện thoại Android

Quy trình kiểm tra eSIM với những chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android gồm 3 bước cụ thể sau:

  • Bước 1: Mở Cài đặt => Chọn Kết nối => Quản lý SIM.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-5-1717065587.jpg
Thực hiện bước 1 như hướng dẫn trong hình
  • Bước 2: Chọn mục Thêm eSIM => Quét mã QR.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-6-1717065587.jpg
Thực hiện bước 2 như hướng dẫn trong hình
  • Bước 3: Chọn Thêm => Nhấn OK để hoàn tất quá trình chuyển đổi.

Tương tự như iPhone, điểm hạn chế của eSIM chính là khả năng tương thích với dòng Android chưa thật sự phổ biến. Hiện nay, tính năng này chỉ hỗ trợ trên một số hãng điện thoại sau:

Một số dòng điện thoại Android hỗ trợ eSIM, người dùng có thể tham khảo như:

  • Hãng Samsung: Samsung Galaxy phiên bản S20, S21, S22, S23 series, Samsung Galaxy Note phiên bản Note 20, Note 20 Ultra 5G, Samsung Galaxy Fold phiên bản Z Fold 2, Z Fold 3, Z Fold 3 5G/Z Fold 4, Samsung Galaxy Z Flip phiên bản Z Flip 3, Z Flip 3 5G, Z Flip 4, Z Flip 5.
  • Hãng Oppo: Oppo Find X3 Pro, Oppo X5, X5 Pro, Oppo Reno 5A, Oppo Reno 6 Pro 5G.
  • Hãng Huawei: Huawei P40 Pro và P40 Pro+.
  • Điện thoại Google Pixel: Google Pixel 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không thông qua một số ứng dụng

Ngoài 2 cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không như trên, bạn cũng có thể thực hiện kiểm tra qua ứng dụng My Mobifone và My Viettel.

Với ứng dụng My Mobifone và My Viettel, người dùng tiến hành theo các thao tác sau: Tải ứng dụng My Mobifone => Đăng nhập vào ứng dụng => Ấn vào hình đại diện để xem Dịch vụ của tôi.

  • Nếu tại mục này có hiển thị thông tin Đổi eSIM có nghĩa là smartphone của bạn được hỗ trợ.
  • Ngược lại, nếu không thấy cụm từ này tức là thiết bị bạn đang dùng không hỗ trợ eSIM.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-7-1717065587.jpg
Cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không khá đơn giản

Tìm kiếm thông tin từ một số nguồn đáng tin cậy khác

Bên cạnh các cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không đã đề cập, bạn cũng có thể tự tìm kiếm thông tin tại trang web của các nhà sản xuất. Tại đây, mọi thông tin đều được cập nhật chi tiết và chính xác, cho bạn biết cụ thể tính năng, thông số kỹ thuật, có hỗ trợ eSIM hay không... của sản phẩm bạn đang tìm hiểu hoặc có ý định mua.

Những lưu ý khi kiểm tra điện thoại có eSIM hay không

Khi tiến hành các cách kiểm tra điện thoại có eSIM hay không, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định đúng thiết bị mình đang sử dụng để áp dụng cách kiểm tra phù hợp.
  • Tìm hiểu để biết chính xác, sản phẩm của mình có hỗ trợ tính năng này hay không. Bạn có thể tham khảo danh mục các dòng sản phẩm iPhone và các dòng sản phẩm Android có hỗ trợ eSIM đã được đề cập phía trên. Hiện nay, ngoài điện thoại, eSIM còn được tích hợp trong đồng hồ thông minh, một số dòng máy tính bảng của Apple...
  • Bật Chuyển vùng dữ liệu hoặc thay đổi APN trước khi kiểm tra smartphone có eSIM hay không.
  • Đảm bảo thiết bị đang được kết nối Internet với đường truyền ổn định.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-8-1717065588.jpg
Để kiểm tra điện thoại có eSIM hay không người dùng cần bật chuyển vùng dữ liệu

Có nên sử dụng eSim không?

Thông qua tìm hiểu những ưu, nhược điểm của eSIM, người dùng sẽ tìm được đáp án cho băn khoăn có nên sử dụng sim điện tử thay vì sim vật lý truyền thống hay không để từ đó có quyết định sáng suốt nhất.

Ưu điểm của eSIM

Không chỉ đem đến sự tiện lợi cho người dùng, những chiếc eSim chắc chắn sẽ ghi điểm với bạn bởi những điểm cộng sau đây:

  • Thiết kế tinh tế, nhỏ gọn, đảm bảo tính thẩm mỹ, tiết kiệm tối đa không gian máy để bổ sung, trang bị các tính năng hữu hiệu và cần thiết hơn.
  • Thao tác dễ dàng, tiện lợi cho người dùng, không cần sử dụng que chọc SIM.
  • Không phải lo về vấn đề chuẩn SIM nano hay micro khi thay sang thiết bị mới.
  • Thao tác chuyển đổi gói cước thực hiện dễ dàng thông qua các ứng dụng.
  • Thuận tiện trong việc hòa mạng, đặc biệt khi phải ra khỏi lãnh thổ và đi nước ngoài.
  • Được lắp sẵn trong máy, không thể tháo rời, đảm bảo bạn vẫn có thể gọi được với người cầm máy nếu không may bị mất thiết bị.
  • Cho phép nhận dữ liệu từ xa trong phạm vi tiêu chuẩn.

Nhược điểm của eSIM

Bên cạnh những tiện ích mang lại, chiếc sim điện tử này vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

  • Một số người sử dụng eSIM đã phàn nàn, khả năng bắt sóng của nó kém hơn so với sử dụng SIM vật lý thông thường dẫn đến chất lượng đàm thoại kém, tốc độ truy cập Internet chưa thật sự hoàn hảo.
  • Thêm vào đó, khi người dùng mua điện thoại mới, thao tác đầu tiên cần thực hiện đó là tháo sim từ thiết bị cũ và lắp sang máy mới. Tuy nhiên, với eSIM thì cách thực hiện lại không đơn giản như vậy bởi nó được gắn trực tiếp vào bên trong bo mạch, bắt buộc bạn phải liên hệ với nhà mạng để được hỗ trợ.
  • Ngoài ra, mọi tác vụ của eSIM như danh bạ, tin nhắn... đều cần dịch vụ trực tuyến. Như vậy, sử dụng eSIM đồng nghĩa với việc thiết bị của bạn phải luôn được kết nối internet.
cach-kiem-tra-dien-thoai-co-esim-hay-khong-9-1717065587.jpg
Nhiều người đánh giá khả năng bắt sóng của những chiếc điện thoại sử dụng eSIM kém

eSim và sim thông thường có gì khác nhau? 

Song song với việc khám phá các cách kiểm tra điện thoại có eSim hay không, khi tìm hiểu về eSIM người dùng nên có sự so sánh với sim vật lý để biết được đâu là lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết được tất tần tật những điểm khác biệt giữa 2 dòng sim điện thoại này:

Đặc điểm so sánh

SIM vật lý

eSIM

Chất liệu

SIM vật lý là một thẻ nhựa cứng được cắm vào khe cắm SIM trên thiết bị di động.

eSIM là một số vật liệu điện tử tích hợp sẵn trong thiết bị và không yêu cầu một thẻ vật lý riêng biệt.

Kích thước

Có kích thước lớn hơn nhiều so với eSIM, khoảng 25mm x 15mm.

Kích thước nhỏ gọn chỉ 6mm x 5mm, chiếm rất ít diện tích trên thiết bị.

Quản lý

SIM vật lý có thể tháo ra và thay đổi giữa các thiết bị di động khác nhau nên rất dễ thất lạc, người dùng phải lưu ý về việc lưu trữ và quản lý SIM.

eSIM được quản lý thông qua phần mềm và cài đặt trên thiết bị di động, người dùng không cần lo lắng tới vấn đề mất hoặc thất lạc SIM.

Kết nối

Cần phải được cắm vào khe cắm SIM trên thiết bị để kết nối với mạng di động.

Được kích hoạt thông qua mạng di động hoặc qua wifi mà không cần cắm vào khe cắm SIM vật lý.

Khả năng chuyển đổi nhà mạng.

Khó chuyển đổi nhà mạng.

Dễ dàng chuyển đổi sang nhà mạng khác.

Mức độ phổ biến

Được sử dụng phổ biến và phù hợp với nhiều dòng điện thoại di động.

Chỉ hỗ trợ cho một số thiết bị nhất định như: Các dòng iPhone phiên bản iOS 12.1 trở lên, một số điện thoại Android và máy tính bảng

Có thể nói, nắm rõ cách kiểm tra điện thoại có eSim hay không cùng những thông tin liên quan sẽ giúp bạn biết được ưu, nhược điểm của dòng sim này, từ đó xác định được nên hay không dùng eSIM để có sự lựa chọn sáng suốt nhất.

BÀI LIÊN QUAN