Ngành xã hội học ra làm gì? Tố chất để trở thành nhà nghiên cứu xã hội xuất chúng

Aretha Thu An
Ngành Xã hội học ra làm gì là mối quan tâm của các bạn trẻ hiện nay. Với nhiều người, Xã hội học thường là một lĩnh vực trừu tượng và khá khó hiểu. Không như các ngành khác, Xã hội học thường ít được nhắc đến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự quan tâm đối với Xã hội học đã tăng lên đáng kể.

Ngành Xã hội học là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc ngành Xã hội học ra làm gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Xã hội học là gì. Xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật, sự vận hành, biến đổi của các mối quan hệ cũng như sự tương tác giữa con người với xã hội. Đây được xem là học thuyết nhằm giải thích các hành vi và cơ chế hoạt động của con người trong quá trình tương tác với xã hội.

Có thể nói rằng việc nghiên cứu các hoạt động, hành vi của cá nhân sẽ giúp chúng ta giải thích được nhiều vấn đề, đồng thời mang lại lợi ích lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.

Ngành Xã hội học ra làm gì? 

Ngành Xã hội học ra làm gì? 
Ngành Xã hội học ra làm gì? 

Ngành Xã hội học ra làm gì? Cử nhân ngành xã hội học có thể làm việc ở nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp.

  • Quan hệ công chúng: Phóng viên, biên tập viên, quảng cáo, tổ chức sự kiện.
  • Nghiên cứu và tư vấn: Nghiên cứu thị trường; nghiên cứu viên tư vấn chính sách phát triển bền vững; nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; điều tra dư luận xã hội.
  • Kinh doanh và quản lý: Bán hàng và quản lý khách hàng, quản trị nhân sự, quan hệ khách hàng, điều hành các tổ chức dân sự, quản trị các dự án đầu tư xã hội, thống kê.
  • Dịch vụ và phục vụ con người: Nhân viên phát triển cộng đồng, công tác xã hội; điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển và tài trợ nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và từ thiện.
  • Giáo dục và đào tạo: Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, giảng dạy và tập huấn các khóa đào tạo ngắn hạn cho các tổ chức hoặc cộng đồng có nhu cầu.
  • Hành chính công: Chuyên viên trong các cơ quan thuộc Đảng và đoàn thể, tổ chức hành chính sự nghiệp (dân số, văn hóa, giáo dục, y tế, dân vận, lao động, tuyên giáo, dân tộc), cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.

Những kiến thức được học trong ngành Xã hội học

Sau khi tìm hiểu học Xã hội học ra làm gì, chúng ta sẽ cùng liệt kê những kiến thức sẽ được học trong ngành này. Theo học ngành Xã hội học, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về các vấn đề xã hội, kỹ năng phân tích hành vi con người và hiện tượng xã hội, cũng như năng lực tư vấn, xây dựng chính sách xã hội phục vụ cho sự phát triển của quốc gia.

Thông thường, thời gian đào tạo ngành Xã hội học sẽ kéo dài trong 4 năm:

  • Năm đầu tiên: Sinh viên sẽ được giới thiệu về các vấn đề xã hội và chính trị, xã hội học đại cương, tạo cơ hội để khám phá các khía cạnh xã hội mà mình quan tâm.
  • Năm thứ hai và thứ ba: Các lĩnh vực sẽ được phân chia chuyên sâu hơn với nhiều chủ đề đa dạng như văn hóa, bình đẳng giới, chủng tộc,...
  • Năm thứ tư: Sinh viên sẽ tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học, áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học trong suốt quá trình đào tạo.

Chương trình học của sinh viên ngành Xã hội học bao gồm các môn như: Tâm lý học xã hội, Xã hội học truyền thông đại chúng, Hành vi con người và môi trường xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Xã hội học giới,...

Xã hội học thi những tổ hợp môn nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành Xã hội học ra làm gì, bạn cũng cần quan tâm đến các tổ hợp môn khi thi vào ngành học này để xác định xem có phù hợp với năng lực của mình hay không. Theo đó, các ngành Xã hội học sẽ được xét tuyển dựa theo 2 tổ hợp môn khối C và khối D, cụ thể:

Tổ hợp môn khối C:

  • C00: Văn – Sử – Địa.
  • C19: Văn – Sử – GDCD.
  • C20: Văn – Địa – GDCD.
Bạn cần tìm hiểu các tổ hợp môn thi trước khi xác định Xã hội học ra làm gì
Bạn cần tìm hiểu các tổ hợp môn thi trước khi xác định Xã hội học ra làm gì

Tổ hợp môn khối D:

  • D14: Văn – Sử – tiếng Anh.
  • D15: Văn – Địa – tiếng Anh.
  • D41: Văn – Địa – tiếng Đức.
  • D42: Văn – Địa – tiếng Nga.
  • D43: Văn – Địa – tiếng Nhật.
  • D44: Văn – Địa – tiếng Pháp.
  • D45: Văn – Địa – tiếng Trung.
  • D78: Khoa học xã hội –Văn – tiếng Anh.
  • D79: Khoa học xã hội – Văn – tiếng Đức.
  • D80: Khoa học xã hội –Văn – tiếng Nga.
  • D81: Khoa học xã hội – Văn – tiếng Nhật.
  • D82: Khoa học xã hội – Văn – tiếng Pháp.
  • D83: Khoa học xã hội – Văn – tiếng Trung.

Tố chất cần có khi theo học Xã hội học

Ngành học này có vai trò vô cùng quan trọng, gắn liền với sự phát triển của xã hội và thu hút nhiều học sinh quan tâm, tìm hiểu. Chính vì vậy, bên cạnh việc xác định Xã hội học ra làm gì, bạn cần tự đánh giá xem bản thân có những tố chất cần có khi học ngành này hay không.

Tính tò mò và quan tâm đến vấn đề liên quan đến xã hội

Một sự thật rõ ràng là ngành Xã hội học không phù hợp với những ai không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Để có thể hiểu, lan tỏa ảnh hưởng đến xã hội và cộng đồng, sinh viên ngành này cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội cũng như con người. Ngoài ra, bạn cần dành thời gian tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Điều này giúp bạn duy trì sự tò mò, không ngừng khám phá và tìm tòi để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề xã hội.

Khả năng phân tích và nghiên cứu

Sinh viên ngành Xã hội học phải đầu tư nhiều thời gian vào việc quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập và cả khi làm việc. Điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng nghiên cứu và phân tích tốt.

Thấu hiểu người khác

Muốn theo đuổi ngành Xã hội học, bạn cần có khả năng phân tích các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng đến hành vi, tình cảm và sức khỏe của con người.

Quan tâm các vấn đề trong xã hội

Sinh viên học ngành Xã hội thường cảm thấy lo lắng và tức giận về các vấn đề xã hội như phân biệt chủng tộc, giới tính hay bất bình đẳng giàu nghèo. Họ thường tự đặt câu hỏi về lý do tại sao những vấn đề này vẫn tồn tại và cần phải làm gì để ngăn chặn chúng.

Bạn cần biết cách quan tâm đến các vấn đề trong xã hội khi theo học ngành Xã hội
Bạn cần biết cách quan tâm đến các vấn đề trong xã hội khi theo học ngành Xã hội

Tin tưởng vào khả năng thay đổi xã hội

Sinh viên ngành Xã hội học thường tin vào khả năng của con người trong việc tạo ra những thay đổi tích cực và mang ý nghĩa đối với thế giới hiện nay. Chỉ khi có niềm tin này, họ mới nỗ lực hết mình để nghiên cứu về các vấn đề xã hội và tìm kiếm giải pháp cho chúng.

Đam mê tìm tòi các quy luật trong cuộc sống

Để thành công trong khối ngành Xã hội, khả năng tìm hiểu và áp dụng các quy luật trong cuộc sống xã hội là điều quan trọng. Bạn có thể phân tích sâu sắc về các vấn đề xã hội đang diễn ra và cách chúng tác động đến cộng đồng nhờ sự hiểu biết về cấu trúc và biến động của xã hội.

Độc lập, sáng tạo và suy nghĩ sâu sắc

Những phẩm chất cần thiết đối với sinh viên học ngành Xã hội là khả năng tự lập, tư duy sâu sắc và sự sáng tạo. Những đặc điểm này giúp bạn phân tích và đề xuất các giải pháp độc đáo cho các thách thức xã hội phức tạp. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình tìm hiểu và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Khả năng tự học, tự nghiên cứu và tổ chức công việc

Kỹ năng tự quản lý công việc, tự học và tự nghiên cứu là rất quan trọng đối với sinh viên ngành Xã hội học, giúp họ không chỉ tự tin mà còn linh hoạt trong quá trình học và làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn cần tham gia vào các dự án nghiên cứu và thực tập.

Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và xã hội

Trong lĩnh vực xã hội, thông tin và kiến thức về các vấn đề chính trị, xã hội, tâm lý,... thường thay đổi không ngừng. Việc liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn giúp bạn bắt kịp các xu hướng mới và tránh bị lạc hậu.

Đồng thời, việc nâng cao kiến thức chuyên môn cũng phát triển kỹ năng nghiên cứu, từ việc thu thập dữ liệu đến phân tích và rút ra kết luận. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng giúp bạn hiểu sâu hơn về sự đa dạng văn hóa và nhận thức chính xác về các vấn đề quan trọng trong cộng đồng.

Tổng hợp các trường đào tạo ngành Xã hội học

Để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, ngoài biết Xã hội học ra làm gì, bạn cũng cần tìm hiểu về các trường đạo tạo tốt. Do sự phát triển mạnh mẽ của ngành Xã hội học và nhu cầu tuyển dụng tăng cao, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã cung cấp các chương trình đào tạo trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng trong giáo dục cũng như cơ hội nghề nghiệp sau này, việc chọn lựa các trường có uy tín và danh tiếng là rất quan trọng. Dưới đây là một số ngôi trường mà bạn nên xem xét.

Để đảm bảo chất lượng trong giáo dục, bạn cần lựa chọn các trường học uy tín
Để đảm bảo chất lượng trong giáo dục, bạn cần lựa chọn các trường học uy tín

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Đà Lạt

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bình Dương

Tiết lộ mức lương ngành Xã hội học

Thêm một vấn đề khác được nhiều người quan tâm không kém Xã hội học ra làm gì là mức lương của ngành này. Mức lương trung bình trong ngành cũng được xem là một yếu tố quan trọng khi các bạn trẻ phải quyết định liệu họ nên theo đuổi ngành Xã hội học hay không.

Một khảo sát đã chỉ ra rằng phạm vi mức lương cho các vị trí như chuyên viên Xã hội học, nhà nhân loại học và các vị trí tương đương thường nằm trong khoảng từ 6 đến 15 triệu đồng/tháng. Các chuyên viên tổ chức sự kiện có mức lương dao động từ 5 đến 25 triệu đồng/tháng. Trong khi mức lương của các chuyên viên quan hệ khách hàng thường ở mức đến 30 triệu đồng/tháng.

Giải đáp được ngành Xã hội học ra làm gì bạn có thể thấy đây là ngành học này rất có tiềm năng về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Để theo học ngành này, bạn cần có các tố chất cần thiết như khả năng phân tích, khả năng tự học hỏi, nghiên cứu và tổ chức công việc,... cùng kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và con người.