Tác giả Victor Hugo
Tác giả Victor Hugo (1802 - 1885) tên đầy đủ là Victor-Marie Hugo là tượng đài của văn học vào thế kỷ 19. Những tác phẩm của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học Pháp nói riêng và thế giới nói chung.
Cuộc đời nhiều thăng trầm của Victor Hugo
Victor Hugo may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu tư tưởng chính trị và nghệ thuật. Cha ông là tướng Joseph Léopold Sigisbert Hugo và mẹ là nghệ sĩ Sophie Trébuchet, người đã truyền cho ông tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật. Được truyền cảm hứng từ mẹ, ông sớm bộc lộ tài năng văn chương và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công vang dội trong sự nghiệp sáng tác. Tuy vậy, cuộc đời của đại thi hào này cũng đầy những thăng trầm và biến cố.
Năm 1814, sau cuộc ly hôn của cha mẹ, Victor Hugo theo mẹ đến Paris sinh sống. Một năm sau, ông bắt đầu theo học tại trường Cordier và bắt đầu cho sự nghiệp văn thơ của mình. Năm 19 tuổi, mẹ ông qua đời và sau hai năm ông kết hôn với Adèle Foucher (người bạn thơ ấu). Hai người có với nhau 5 người con nhưng gia đình cũng không hạnh phúc, bởi vì biệt tài văn chương xuất sắc nên ông được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ. Suốt thời gian sống với vợ, ông qua lại với nhiều người tình vì thế cuộc sống hôn nhân rơi vào cảnh bế tắc nên cả hai quyết định ly hôn.
Ông từng là Nghị sĩ hội đồng lập hiến nhưng ông đã bị lưu đày ở Bỉ sau khi lên án cuộc đảo chính ngày 02/12/1851. Trong gần 20 năm lưu đày ở xứ người, Victor Hugo vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm của ông đều được công chúng đón nhận. Ông quay lại Pháp vào năm 1870 và được giữ một vị trí trong quốc hội Pháp. Điều bất hạnh nhất trong cuộc đời tác giả này là những người ông yêu thương đều rời xa ông và cuộc sống luôn gặp nhiều khó khăn và thăng trầm.
Sự nghiệp của nhà văn học Pháp lỗi lạc
Victor Hugo sáng tác đa dạng từ thơ ca, kịch nghệ đến tiểu thuyết, các tác phẩm của ông thường mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa thời đại và phản ánh rõ những vấn đề trong xã hội đương thời.
Năm 1823, tác phẩm Cromwell, đây được cột mốc đánh dấu sự nghiệp sáng tác thành công của ông. Vở kịch lãng mạn Cromwell đã gây ấn tượng mạnh mẽ và làm nức lòng giới mộ điệu lúc bấy giờ. Tiếp nối thành công, nhiều tác phẩm của ông được ra đời như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà (1831), Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Lao động và biển cả (1866),....
Phong cách sáng tác gắn liền với xã hội đương thời
Phong cách sáng tác của đại thi hào này là sự kết hợp hoàn hảo giữa lãng mạn và hiện thực cuộc sống. Các sáng tác của ông đều lấy cảm hứng từ những bất công trong xã hội, nổi khốn khổ của người lao động vào thế kỷ thứ 19 ở Pháp. Đồng thời, ông sử dụng ngôn ngữ phong phú cùng hình ảnh sống động để khắc họa chân thực những vấn đề còn tồn động trong xã hội đương thời.
Lồng ghép trong các tác phẩm, ông luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, sự công bằng và đấu tranh cho người nghèo trong chế độ độc tài. Victor Hugo đã khéo léo kết hợp yếu tố lãng mạn với những vấn đề xã hội, tạo nên một phong cách độc đáo và ảnh hưởng sâu rộng trong văn học thế giới.
Các tác phẩm kinh điển của tác giả Victor Hugo
Đại thi hào người Pháp, Victor Hugo đã để lại cho thế giới một di sản văn học đồ sộ với những tác phẩm kinh điển nổi bật như:
Những người khốn khổ - 1862
Victor Hugo tác phẩm: Những người khốn khổ (Les Misérables) của nhà văn, được xuất bản vào năm 1862, là một kiệt tác văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là giai đoạn cuối cùng của triều đại Napoleon III tại Pháp, một thời kỳ chứng kiến nhiều biến động xã hội và chính trị.
Thông qua tác phẩm, tác giả đã lột tả được bức tranh hiện thực, nổi khốn khó của những người tầng lớp thấp ở Pháp thế kỷ 19. Tác phẩm là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của những nhân vật trong điều kiện sống khốn khổ, thiếu thốn, nghèo đói và họ luôn khao khát cuộc sống tươi đẹp. Từ đó, thể hiện tinh thần đấu tranh, tình nhân ái và của con người, đồng thời chỉ trích và phê phán sự bất công của xã hội.
Tác phẩm “Những người khốn khổ” xứng đáng là một trong những tác phẩm kinh điển và có giá trị nhất trong nền văn học Pháp. Tác phẩm luôn sống mãi qua các thời đại và là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục Pháp.
Nhà thờ Đức Bà Paris - 1831
Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) là một trong những tác phẩm nổi bật được xuất bản vào năm 1831. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện lãng mạn mà còn là một tác phẩm phê phán xã hội sâu sắc.
Tác phẩm kể về câu chuyện của nàng vũ nữ Esmeralda, thằng gù sống trong nhà thờ Quasimodo, đại úy Phoebus và phó giám mục Claude Frollo là hình hài của một quỷ dữ. Câu chuyện kể về bi kịch và tình yêu của nàng vũ nữ sở hữu vẻ đẹp thuần khiết Esmeralda. Tình đầu với chàng đại úy trăng hoa, tình yêu của phó giám mục dành cho nàng vũ nữ là tình yêu giữa ánh sáng và bóng tối. Trong khi đó, tình yêu của Quasimodo dành cho Esmeralda, dù ẩn sâu trong lớp vỏ bọc xấu xí, được tác giả Victor Hugo miêu tả là tình yêu cao thượng và thuần khiết nhất. Đáng tiếc thay, Esmeralda chỉ nhận ra giá trị của tình yêu này khi cái chết đã cận kề.
“Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” là một trong những nhân vật kinh điển của văn học thế giới, phản ánh chân thực những mâu thuẫn sâu sắc giữa vẻ đẹp bên ngoài và sự cao cả bên trong. Tượng trưng cho cái đẹp và sự sâu thẳm luôn khao khát được một tình yêu thật sự. Hình ảnh tên gù đẩy phó giám mục xuống dưới nhà thờ là dấu chấm hết cho một thể lực cực đoan, đen tối của xã hội Pháp lúc bấy giờ. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh hai bộ xương ôm chặt lấy nhau thể hiện tình yêu mãnh liệt và luôn khao khát được hạnh phúc của nhân vật trong tác phẩm.
Lao động và biển cả
Lao động và biển cả (Les Travailleurs de la Mer) đã phản ánh chân thực xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản. Thông qua tác phẩm, tác giả đã xây dựng thành công các nhân vật đại diện cho cái thiện và cái ác trong cuộc sống.
Tác giả không chỉ vạch trần những bất công và sự bóc lột mà người lao động phải chịu đựng, mà còn làm nổi bật sự kiện cường và đấu tranh không ngừng của họ chống lại xã hội. Nhân vật Gilliatt, đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường và lòng dũng cảm, đồng thời phản ánh sự phân chia sâu sắc giữa các lực lượng thiện và ác trong xã hội thời bấy giờ.
Giải thưởng vinh danh trong sự nghiệp văn chương của Victor Hugo
Victor Hugo được thế giới công nhận là một trong những nhân vật văn hóa, nghệ thuật có tầm ảnh hưởng nhất tại Pháp. Người ta hâm mộ ông đến mức những viên sỏi ông đã từng đi qua và dẫm chân lên họ sẽ mang về làm kỉ niệm.
Ông vinh dự được nhận huân chương cao quý nhất của Pháp đó là Bắc Đẩu Bội tinh - Hạng 4. Đây là thành quả và ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học Pháp.
Hơn nữa, nhà văn còn có công to lớn trong việc lập thành công Liên minh Văn chương và nghệ thuật Quốc tế khẳng định quyền tác giả và nghệ sĩ trên toàn thế giới. Năm 1885, Victor Hugo qua được và nước Pháp đã tổ chức 2 ngày Quốc tang đối với sự ra đi của ông.
Những bí mật về cuộc đời lập dị của nhà văn Victor Hugo
Victor Hugo không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn học bất hủ, mà còn bởi cuộc sống đầy màu sắc và nhiều bí mật kỳ lạ. Dưới đây là một số điều thú vị về cuộc đời lập dị của ông:
- Thói quen viết lách kỳ quái: Victor Hugo thường viết vào sáng sớm. Ông tự nhốt mình trong phòng, chỉ mặc một chiếc áo choàng rộng và nhờ người hầu giữ hết quần áo để ông không thể ra khỏi nhà cho đến khi hoàn thành công việc. Điều này giúp ông tập trung tuyệt đối vào việc viết lách.
- Thói quen ăn uống kỳ lạ: Mặc dù là một người sành ăn, Hugo có sở thích ăn uống khá kỳ quặc. Ông thích ăn những món ăn độc lạ như lưỡi bò, lưỡi cừu và đặc biệt là món súp đầu bò, một món ăn đặc sản trong các buổi tiệc tại nhà ông.
- Tính cách lập dị: Hugo sống rất xa hoa nhưng cũng có những thói quen giản dị. Ông thích đi bộ hàng giờ liền quanh Paris để quan sát cuộc sống của người dân và thường xuyên ghi chép lại những quan sát này để làm chất liệu cho các tác phẩm của mình.
- Sự tận tâm với công việc: Ngoài viết văn, Hugo còn là một nhà hoạt động xã hội nhiệt huyết. Ông dành nhiều thời gian để đấu tranh cho quyền con người và ủng hộ sự giải phóng cho các nước thuộc địa.
Với sự nghiệp văn học thành công, ông đã trở thành một biểu tượng văn học bất tử trong lòng công chúng. Những tác phẩm kinh điển của Victor Hugo không chỉ ghi dấu ấn sâu đậm các độc giả mà còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ sau này.