Cách vẽ chú bộ đội canh gác đẹp, đơn giản nhất

Aretha Thu An
Bạn đang tìm cách vẽ chú bộ đội canh gác đơn giản mà đẹp mắt? Hãy theo dõi hướng dẫn từng bước để tạo ra hình ảnh chú bộ đội canh gác với nét vẽ sống động và chi tiết. Dù bạn là người mới học vẽ hay đang luyện tập, cách vẽ này sẽ giúp bạn hoàn thiện tác phẩm dễ dàng.

Ý nghĩa của hình ảnh chú bộ đội canh gác

Hình ảnh chú bộ đội canh gác là biểu tượng thiêng liêng và cao cả của lòng yêu nước, sự bảo vệ và tinh thần trách nhiệm. Với chiếc mũ cối, quân phục xanh và ánh mắt kiên định, chú bộ đội canh gác không chỉ đại diện cho người lính mà còn thể hiện sự sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh này thường gợi lên cảm giác an toàn và tự hào, nhắc nhở mỗi người dân về sự bình yên mà đất nước đang có được nhờ vào công sức của những người lính.

Đằng sau dáng vẻ canh gác vững chãi là sự tận tụy, gian khổ và ý chí không ngừng nghỉ, nhất là trong những thời điểm khó khăn của đất nước. Dù ngày hay đêm, mưa hay nắng, hình ảnh chú bộ đội canh gác vẫn luôn đứng đó, thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Đây không chỉ là hình ảnh quen thuộc trong đời sống mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao cho nghệ thuật, văn học và các hoạt động giáo dục về lòng yêu nước và sự cống hiến. Hình ảnh chú bộ đội canh gác cũng là đề tài cho nhiều người vẽ tranh sáng tạo, đem đến nhiều tác phẩm đẹp, ý nghĩa sâu sắc.

Tìm kiếm hình ảnh mẫu chú bộ đội canh gác đẹp ở đâu?

Hiện nay có khá nhiều nguồn để bạn tìm kiếm những bức hình chú bộ đội canh gác độc đáo, bạn có thể tham khảo những nguồn sau:

- Google Images: Bạn sử dụng các từ khóa như "chú bộ đội Việt Nam", "bộ đội cụ Hồ"... để tìm kiếm các hình ảnh chất lượng cao.

- Pinterest: Đây là ứng dụng tuyệt vời để tìm kiếm hình ảnh theo chủ đề với nhiều bộ sưu tập đa dạng và phong phú.

- Flickr: Trang web chia sẻ ảnh này có nhiều hình ảnh chú bộ đội chất lượng cao từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư.

- Trang web của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Có thể có các bộ sưu tập ảnh chính thức về các hoạt động của quân đội.

- Thư viện ảnh: Nhiều thư viện ảnh trực tuyến như Unsplash, Shutterstock, hoặc Getty Images có các hình ảnh về quân đội.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm trên các trang web chuyên về lịch sử Việt Nam hoặc các trang web của các cơ quan nhà nước liên quan đến quân đội và quốc phòng.

Hướng dẫn vẽ chú bộ đội canh gác

Chú bộ đội canh gác là hình ảnh nói lên công lao bảo vệ đất nước không quản ngày đêm của các chú bộ đội. Do vậy, đây là một trong những đề tài ý nghĩa để các bé vừa học vẽ vừa quý trọng hơn người lính cụ Hồ. Ba mẹ hướng dẫn bé cách vẽ chú bộ đội canh gác theo các bước dưới đây để có bức tranh đẹp nhất.

Bước 1: Vẽ một hình vòng cung để phác họa phần khuôn mặt của chú bộ đội. Phần trên của khuôn mặt, vẽ đường cong hình chữ L để tạo đường ngôi tóc. Trên ngôi tóc vẽ 2 đường cong lật ngược, bao quanh phần đầu chú bộ đội để tạo vành mũ cối. Tiếp tục vẽ thêm 1 đường vòng cung lật ngược với phần vành nón vừa vẽ để tạo thành phần trên của nón.

Vẽ phần đầu chú bộ đội
Vẽ phần đầu chú bộ đội

Bước 2:

Từ dưới phần cằm của khuôn mặt, vẽ đường thẳng song song xuống dưới để tạo hình chiếc cổ. Nối ở hai bên cổ bằng một đường mũi tên đi xuống. Từ hai bên cạnh ở mũi tên vẽ hai hình tam giác hướng ra hai bên để tạo hình cổ áo.

Từ cổ tay áo phía bên trái vẽ ra cánh tay trái đang khum vào cầm súng bằng hai đường cong. Vẽ 1 đường thẳng cạnh đường cong vừa vẽ để phác họa thân trên.

Tiếp tục vẽ một hình trụ chéo lên cắt qua cánh tay phía trong để tạo thành hình đầu súng. Dưới cánh tay trái phía ngoài vẽ một hình tứ giác để tạo hình đuôi súng. Tại phần đầu cánh tay vẽ đường vòng cung để biểu hiện lòng bàn tay. Tiếp tục vẽ ở phần ống ngắm, còi và nòng súng của chú bộ đội.

Vẽ thêm hai vòng tròn nối tiếp ở đầu súng để tạo bàn tay và cánh tay phải của chú bộ đội. Tạo phần vai phải bởi một đường cong nối từ cổ áo đến đầu súng. Tiếp tục vẽ thêm 2 đường dọc xuống để vẽ phần dưới của thân, vẽ tiếp hai đường song song dưới thân. Giữa hai phần đường ngang song song vẽ một ô vuông để tạo hình chiếc thắt lưng của chú bộ đội. Hoàn thành phần trên của chú bộ đội.

Vẽ phần thân và tay cầm súng của chú bộ đội
Vẽ phần thân và tay cầm súng của chú bộ đội

Bước 3:

Từ thắt lưng chú bộ đội, vẽ 3 đường thẳng xuống dưới, ở cuối đường thẳng giữa vẽ tách thành 2 đường cong nhỏ sang hai bên. Nối các được thẳng dọc bằng một đường ngang. Dưới đường ngang vẽ thêm hai vòng cung ôm cổ chân để tạo hình giày của chú bộ đội.

Trên chiếc nón cối, hãy vẽ biểu tượng cờ đỏ sao vàng đặc trưng của trang phục bộ đội. Trong khuôn mặt mà bạn hướng dẫn cho bé vẽ đôi lông mày, đôi mắt, chiếc mũi và miệng cười của chú bộ đội. Dùng bút chì tô mỗi bên mắt một nửa để tạo độ long lanh cho đôi mắt.

Vẽ chân và khuôn mặt của chú bộ đội
Vẽ chân và khuôn mặt của chú bộ đội

Bước 4: Tại hai bên của vai áo, bạn vẽ hai cầu vai áo. Vẽ thêm túi áo ở bên góc trái bằng hinh vuông nhỏ, bên trong hình vuông vẽ thêm 1 đường cong hướng lên cùng một chấm nhỏ để tạo hình nắp túi. Từ phần ở giữa cổ áo vẽ kéo xuống 1 đường thẳng, kèm theo những chấm tròn để tạo hình nút áo.

Hoàn thiện họa tiết trang phục của chú bộ đội
Hoàn thiện họa tiết trang phục của chú bộ đội

Bước 5:

Vẽ phần cột mốc hình trụ kéo dài và hơi cong ở phần cuối để tạo thành đế của cột mốc. Vẽ những đường cong đối xứng tương tự cho đến khi tạo thành hình trụ cột mốc. Trên mặt trước của trụ cột mốc viết chữ Việt Nam, cùng các thông tin của cột trụ. Bé có thể sáng tạo thêm các số thông tin trên trụ này theo ý thích.

Bên cạnh cột trụ có thể vẽ hình gốc cây và các nhánh cây chia ra nhiều hướng bằng các đường thẳng. Dùng những đường vẽ nhấp nhô để tạo thành những đám mây. Từ góc giấy, vẽ một đường vòng cung đi qua chân chú bộ đội, đế cột mốc và gốc cây để phân chia giữa bầu trời và mặt đất.

Từ góc giấy phía trên bên phải, vẽ các cành cây buông xuống bằng những đường thẳng. Phía trên của đường vòng cung phân cách mặt đất và bầu trời, vẽ các tán cây xa xa chồng lên nhau bằng những đường cong nhấp nhô. Vẽ tiếp phần thân cây trên các tán cây vừa vẽ. Vẽ các hình tròn trên thân cây để tạo thành những tán hoa.

Vẽ cột mốc và rừng cây nơi biên giới tổ quốc
Vẽ cột mốc và rừng cây nơi biên giới tổ quốc

Bước 6

Ba mẹ có thể để bé hoàn toàn thỏa thích sáng tạo khi tô màu các bức tranh của bé vẽ. Hoặc ba mẹ có thể hướng dẫn bé tô theo các khung màu sau để được bức tranh hoàn hảo nhất.

- Dùng màu đỏ tô cầu áo, huy hiệu trên nón, các thông tin trên cột mốc.

- Dùng màu nâu để tô súng, thắt lưng và thân cây.

- Dùng màu đen để tô tóc.

- Màu vàng để tô ngôi sao và mặt thắt lưng.

- Màu xám để tô phần cột trụ biên giới đất nước.

- Màu xanh lá cây để tô quần, áo, nón và tán cây.

- Màu vàng đất tô màu cho đất.

- Tô màu trời dùng màu xanh da trời.

Tô màu cho bức tranh cách vẽ chú bộ đội canh gác
Tô màu cho bức tranh cách vẽ chú bộ đội canh gác

Vậy là chúng ta đã hoàn thành bức vẽ chú bộ đội canh gác nơi biên giới bảo vệ đất nước. Ngoài ra còn rất nhiều chủ đề hay về chú bộ đội dành cho bé như chú bộ đội hành quân, chú bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường… Ba mẹ tham khảo thêm để giúp bé có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn cho bức tranh của mình.

Một số mẫu tranh vẽ chú bộ đội canh gác đẹp nhất

Hình ảnh vẽ chú bộ đội canh gác cực kỳ đơn giản cho trẻ tập vẽ
Hình ảnh vẽ chú bộ đội canh gác cực kỳ đơn giản cho trẻ tập vẽ
Vẽ tranh chú bộ đội canh gác đơn giản mà nhiều ý nghĩa
Vẽ tranh chú bộ đội canh gác đơn giản mà nhiều ý nghĩa
Hình ảnh chú bộ đội canh gác trong những bức tranh của các họa sĩ nhí
Hình ảnh chú bộ đội canh gác trong những bức tranh của các họa sĩ nhí
Một mẫu tranh chú bộ đội đẹp và độc đáo
Một mẫu tranh chú bộ đội đẹp và độc đáo
Tranh vẽ chú bộ đội canh gác cho bé
Tranh vẽ chú bộ đội canh gác cho bé
Hình ảnh vẽ chú bộ đội canh gác đơn giản, đẹp, ý nghĩa nhất
Hình ảnh vẽ chú bộ đội canh gác đơn giản, đẹp, ý nghĩa nhất

Trên đây là cách vẽ chú bộ đội canh gác đơn giản nhất cho ba mẹ và bé tham khảo. Hi vọng qua bài viết này, các em học sinh sẽ nắm được các bước để vẽ được một bức tranh về chú bộ đội và có thêm thật nhiều những ý tưởng để vẽ tranh về đề tài này.