Tính từ là gì? Hướng dẫn phân loại và cách sử dụng tính từ trong câu đơn giản nhất

Aretha Thu An
Tính từ là gì, cách sử dụng, chức năng của tính từ như thế nào là những câu hỏi mà bạn thắc mắc khi học ngữ pháp. Theo đó, tính từ là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả đặc điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng hoặc hành động. Tính từ có thể kết hợp được với các từ khác để tạo nên cụm tính từ.

Tính từ là gì?

Tính từ là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra mỗi khi nghiên cứu về cấu trúc ngữ pháp. Theo đó, tính từ được hiểu là từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng hoặc diễn tả hành động. Tính từ có thể kết hợp được với các từ khác để tạo nên cụm tính từ. Như vậy, khái niệm tính từ là gì trong tiếng Việt đã được giải đáp cho bạn hiểu rõ.

Ngoài ra, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giá Đinh Văn Đức đã chỉ ra tính từ có mối quan hệ mật thiết với danh từ và động từ. Ông cho rằng tính từ giống như một loại từ chỉ đặc trưng của mọi khái niệm được thể hiện qua danh từ và động từ.

Hiểu rõ tính từ là gì giúp bạn tiếp cận ngữ pháp dễ dàng hơn
Hiểu rõ tính từ là gì giúp bạn tiếp cận ngữ pháp dễ dàng hơn

Cụm tính từ là gì?

Cụm tính từ là gì cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Cụm tính từ là tổ hợp từ bao gồm một tính từ kết hợp với các từ ngữ phụ thuộc khác nhằm bổ sung ý nghĩa cho tính từ đó. Cụm tính từ có ý nghĩa và cấu trúc phức tạp hơn tính từ nhưng lại có vị trí và chức năng tương tự.

Tính từ được sử dụng với chức năng gì trong câu?

Chức năng của tính từ là gì sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng của người dùng. Tính từ thường được sử dụng kết hợp với danh từ và động từ nhằm mô tả tính chất, đặc điểm và mức độ của một sự vật, sự việc hay người nào đó. Nhờ có tính từ mà câu có ý nghĩa rõ ràng hơn, đầy đủ hơn và giúp cách diễn đạt trở nên hay ho, thú vị hơn. Tính từ nắm giữ các chức năng sau trong một câu:

  • Tính từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ, thường làm vị ngữ trong câu
  • Tính từ được sử dụng với chức năng chủ ngữ hoặc bổ ngữ.
Tính từ có chức năng bổ nghĩa cho danh từ 
Tính từ có chức năng bổ nghĩa cho danh từ 

Phân loại tính từ chi tiết

Ngoài việc hiểu rõ tính từ là gì, bạn cũng cần phải biết cách phân loại tính từ sao cho đúng để sử dụng cho phù hợp. Tính từ sẽ được chia làm ba loại chính: tính từ chỉ trạng thái, tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ mức độ.

Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái diễn tả tình trạng hiện tại của một sự vật, cá nhân tồn tại trong một thời gian nhất định. Một số tính từ chỉ trạng thái thường gặp có thể kể đến như: buồn bã, thoải mái, mệt mỏi, hạnh phúc, vui vẻ…

Tính từ chỉ đặc điểm

Tính từ chỉ đặc điểm được sử dụng để miêu tả những điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Từ đó, giúp người nghe, người nhìn hiểu rõ hơn về các hình dạng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác của sự vật, hiện tượng đó. Tính từ chỉ đặc điểm được phân thành hai loại:

  • Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài: điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua thị giác, xúc giác, vị giác.
  • Tính từ chỉ đặc điểm bên trong: những điểm riêng biệt về tính chất mà ta không quan sát được bằng mắt thường, phải cảm nhận bằng trái tim hoặc suy luận, khái quát vấn đề… Các đặc điểm tính chất bao gồm tính tình, diễn biến tâm lý, tính cách….

Tính từ chỉ mức độ

Ngoài các loại tính từ trên, ta còn có tính từ chỉ mức độ của hành động hoặc sự kiện. Có hai loại tính từ chỉ mức độ:

  • Tính từ tự thân: là từ được sử dụng để diễn tả các đặc tính như màu sắc, quy mô, âm thanh, mức độ… Các từ này có thể đứng độc lập và mô tả cụ thể về sự vật, hiện tượng đó.
  • Tính từ không tự thân: là những từ có thể chuyển loại từ tính từ thành danh từ hoặc động từ, tùy theo cách sử dụng.
Tính từ chỉ mức độ được phân thành tính từ tự thân hoặc tính từ không tự thân
Tính từ chỉ mức độ được phân thành tính từ tự thân hoặc tính từ không tự thân

Dấu hiệu nhận biết đâu là tính từ

Để nhận biết tính từ là gì, ở đâu, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Tính từ thường đi kèm đằng sau các từ chỉ mức độ như vô cùng, rất, lắm, hơi, cực kỳ.
  • Tính từ thường được dùng để miêu tả các đặc điểm bên ngoài như kích thước, tính cách, hình dáng của con người, sự vật, hiện tượng.
  • Tính từ thường đảm nhận vai trò vị ngữ trong câu, khi đó, nó sẽ được xếp sau danh từ. Trường hợp tính từ là chủ ngữ thì nó sẽ được xếp sau động từ. Như vậy, vấn đề sau tính từ là gì, trước tính từ là gì đã được giải đáp.

Danh từ, động từ, tính từ khác nhau như thế nào?

Phân biệt danh từ, động từ, tính từ là gì trong câu cũng rất quan trọng. Việc này giúp bạn biết cách sử dụng đúng loại từ trong giao tiếp. Các loại từ này được hiểu như sau:

  • Danh từ là những từ được sử dụng để đặt tên cho người, sự vật, sự việc hoặc các khái niệm. Danh từ có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, bổ ngữ.
  • Tính từ là từ dùng để bổ sung ý nghĩa hoàn chỉnh cho danh từ, được dùng để chỉ đặc điểm, tính chất của danh từ. Tính từ thường sẽ được đứng trước danh từ hoặc các động từ đặc biệt.
  • Động từ là từ được dùng để diễn tả các hành động, trạng thái của sự vật, sự việc, hiện tượng. Đồng từ có thể đóng vai trò là chủ ngữ, vị ngữ, có thể đứng ở đầu câu hoặc ngay sau chủ ngữ đều được.
Phân biệt danh từ, động từ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng
Phân biệt danh từ, động từ sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đúng

Hiểu rõ tính từ là gì, cụm tính từ là gì sẽ giúp bạn biết cách sử dụng từ đó sao cho phù hợp. Hiểu về tính từ, đặc điểm nhận diện, chức năng là một nội dung quan trọng khi bạn học tập ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh. Do đó, hãy tích cực tìm hiểu và ôn luyện kỹ càng để biết loại từ này nhé!