Tìm hiểu chung về tác phẩm Đẽo cày giữa đường
Để soạn bài Đẽo cày giữa đường chi tiết, đầy đủ nhất bạn học cần nắm được đôi nét chính về tác giả, tác phẩm dưới đây.
Tác giả
Nguyễn Văn Ngọc (1980-1942) tự là Ôn Như, ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng Hội Ái hữu các nhà giáo, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Hà Nội, đốc học tỉnh Hà Đông. Những cuốn sách ông viết chủ yếu viết về giáo dục, sưu tầm văn học dân gian, … mang đậm giá trị văn hóa dân tộc. Dù trong lĩnh vực nào ông cũng hoàn thành tốt để vươn tầm một nhà văn hóa.
Một số sách và tác phẩm tiêu biểu ông đã từng viết, biên soạn như: Phổ thông độc bản, Giáo khoa văn học Việt Nam, Nhi đồng lạc viên, Nam thi hợp tuyển, Đông Tây ngụ ngôn, Tục ngữ phong dao, Truyện cổ nước Nam,...
Tác phẩm
Tác phẩm Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện ngụ ngôn được trích trong tác phẩm Truyện cổ nước Nam tập I, Nhà xuất bản Thăng Long năm 1958 (trang 101-102).
Bố cục: Để học tốt ngữ văn lớp 7 bạn học cần rèn luyện được kỹ năng đọc hiểu và phân chia bố cục của văn bản hợp lý. Khi soạn bài Đẽo cày giữa đường bạn học có thể chia tác phẩm thành 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “bảy thứ thường bày ra bán”: Người thợ mộc cùng những lời khuyên của người qua đường.
- Phần 2: Phần còn lại: Hậu quả khi anh thợ mộc không có chính kiến của mình.
Giá trị nội dung: Câu chuyện kể về anh chàng thợ mộc đẽo cày theo những góp ý của người qua đường và kết quả vừa mất thời gian, công sức nhưng không thu được gì. Cốt truyện Đẽo cày giữa đường lôi cuốn, ý nghĩa phê phán anh thợ mộc không có ý chí kiên định. Qua đó cũng muốn nhắn nhủ đến người đọc cần giữ vững quan điểm, lập trường của bản thân, nên lắng nghe lời khuyên một cách có chọn lọc.
Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm Đẽo cày giữa đường xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với cuộc sống. Bằng cách giáo huấn độc đáo, lời kể ngắn gọn cùng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh đã tạo nên một tình huống truyện vô cùng lôi cuốn và hấp dẫn.
Tóm tắt nội dung
Tác phẩm Đẽo cày giữa đường kể về một chàng thợ mộc dốc hết vốn mua một khúc gỗ to, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường với ý định bán chiếc cày để thu lợi nhuận. Tuy nhiên vì không có chính kiến ban đầu nên ai góp ý cũng làm theo. Kết quả từ một khúc gỗ to có ích trở thành một mẫu gỗ vô dụng. Anh chàng đã mất đi bao thời gian, công sức nhưng không thu về được gì.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Kết nối tri thức
Khi soạn bài Đẽo cày giữa đường sách kết nối tri thức bạn học cần đọc hiểu, phân tích văn bản và trả lời chi tiết các câu hỏi dưới đây.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần trước khi đọc
Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện hoặc sự việc đó là gì?
Gợi ý trả lời:
Văn học Việt Nam luôn là nguồn tri thức vô tận, để lại cho em nhiều bài học sâu sắc. Trong đó câu chuyện Thầy bói xem voi em được học khi còn nhỏ đã để lại trong em nhiều ấn tượng. Qua hình ảnh thầy bói mù xem voi em đã nhận thấy muốn đánh giá một sự vật, sự việc ta cần có cái nhìn bao quát, toàn diện. Hơn nữa chúng ta cũng cần lắng nghe, học hỏi để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân.
Câu 2 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”
Gợi ý trả lời:
Theo em hiểu câu nói: “Anh ta nhận ra bản thân mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi” có ý nghĩa là nhân vật “anh ta” đã tự đánh giá được kiến thức, hiểu biết của bản thân còn rất hạn hẹp.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần đọc văn bản
Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ.
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc đã bỏ ra 300 quan tiền để mua gỗ.
Câu 2 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường.
Gợi ý trả lời:
Mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường, người thợ mộc đều đẽo cày theo lời góp ý của những người đó.
Câu 3 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Vì sao người thợ mộc không bán được cày?
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc không bán được cày vì anh ta đã nghe theo quá nhiều lời người qua đường đẽo cày, chiếc cày lúc thì to quá, lúc thì bé quá, không phù hợp với việc cày ruộng.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần sau khi đọc
Câu 1 (Trang 10 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường khi nghe những lời khuyên của người qua đường đã thực hiện theo mà không hề suy nghĩ, cân nhắc. Cuối cùng khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”
Câu 2 (Trang 10 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?
Gợi ý trả lời:
Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện em sẽ lắng nghe và cảm ơn những người qua đường. Sau đó suy xét, đánh giá kỹ lưỡng về sự đúng sai trong từng lời góp ý và đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Khi soạn bài Đẽo cày giữa đường, ở câu hỏi này, bạn học có thể đưa ra cách xử lý theo kinh nghiệm cũng như suy nghĩ riêng của bản thân sao cho phù hợp nhất.
Câu 8 (Trang 10 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2): Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.
Gợi ý trả lời:
Điểm giống nhau của ba câu chuyện Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến là để lại những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho mỗi người:
- Đẽo cày giữa đường: Sống phải có chính kiến riêng, nên tiếp thu những góp ý một cách chọn lọc, kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định.
- Ếch ngồi đáy giếng: Cần chịu khó hỏi hỏi, tìm hiểu để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân. Không nên tự phụ về những gì mình đã có.
- Con mối và con kiến: Cuộc sống chỉ biết thụ hưởng, không biết lao động thì sẽ không thể tốt đẹp và bền lâu.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Cánh Diều chi tiết, đầy đủ
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa Cánh Diều, giúp bạn học có thể soạn bài Đẽo cày giữa đường dễ dàng hơn.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần chuẩn bị
Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Trước một sự vật, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Trước một sự vật, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau em sẽ suy nghĩ xem những lời góp ý đó có phù hợp, có hữu ích không. Sau đó cân nhắc suy xét kỹ lưỡng và đưa ra quyết định hợp lý
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 6 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc.
Gợi ý trả lời:
Anh thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ về đẽo cày để bán.
Câu 2 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lý ra sao?
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc nhận được những lời góp ý của người qua đường: “Đẽo cho to, cho cao thì mới dễ cày”; “Đẽo nhỏ, thấp hơn mới dễ cày”; “Đẽo cao, to gấp đôi gấp ba để voi cày được”.
Trước những góp ý trên, lần nào anh ta cũng làm theo mà không hề đắn đo suy nghĩ.
Câu 3 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cuối cùng người thợ mộc không bán được chiếc cày nào, bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường: Phần câu hỏi cuối bài
Câu 1 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.
Gợi ý trả lời:
Bối cảnh của truyện: Anh thợ mộc đã dốc hết vốn để mua gỗ, mở cửa hàng đẽo cày bán.
Câu 2 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc đều hành động theo những lời góp ý của người qua đường mà không suy nghĩ, cân nhắc tình hình.
Câu 3 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?
Gợi ý trả lời:
Người thợ mộc đều làm theo những lời góp ý của người qua đường mà không suy nghĩ đến tình hình thực tế, hậu quả là không ai mua cày, cả “vốn liếng đi đời nhà ma”.
Câu 4 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
Gợi ý trả lời:
Theo em, câu chuyện trên ý muốn phê phán những người không có chính kiến của bản thân. Đồng thời, bài học rút ra là cần lắng nghe ý kiến góp ý một cách chọn lọc, xem xét những ý kiến nào phù hợp với bản thân và tình hình thực tế.
Thành ngữ đẽo cày giữa đường mang ý nghĩa sâu sắc phê phán những người không có chính kiến.
Câu 5 (Trang 7 SGK Ngữ văn lớp 7 Cánh Diều Tập 2): Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
Gợi ý trả lời:
Một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường là:
Nhà bác An có vườn cây ăn quả, năm nay vì muốn tăng năng suất cây nên bác đã nghe theo lời của những người hàng xóm mua phân về bón cho cây. Ai góp ý gì bác cũng nghe theo mà không tìm hiểu kĩ về đặc điểm giống cây trồng trong nhà. Kết quả đến khi thu hoạch, lá cây xanh tốt, nhưng tuyệt đối không có một quả nào.
Bài tập liên hệ
Câu hỏi: Sau khi soạn bài Đẽo cày giữa đường, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?
Gợi ý trả lời:
Sau khi soạn bài Đẽo cày giữa đường, để ghi nhớ nội dung và nâng cao kiến thức bạn học có thể tham khảo sơ đồ tư tổng quan dưới đây:
Soạn bài Đẽo cày giữa đường giúp bạn học hiểu được nội dung của câu chuyện từ đó rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân. Khi đứng trước những lời góp ý cần có chính kiến, tiếp thu có chọn lọc, cân nhắc, suy xét kỹ trước khi thực hiện.