Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn?

Aretha Thu An
Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn? Khi xem xét bối cảnh dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn, cần nhận diện chính xác các yếu tố đã tạo nên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ này. Từ đó đưa ra kết luận nội dung không phù hợp với thực tế lịch sử.

Sơ lược phong trào Tây Sơn

Trước khi xem xét nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn, hãy tìm hiểu sơ lược về phong trào này.

Phong trào Tây Sơn vừa là tên của một phong trào nông dân vĩ đại thế kỷ XVIII còn Tây Sơn là tên của một triều đại oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ vào năm 1771 tại ấp Tây Sơn (Bình Định) do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo. Ban đầu là một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tính chất địa phương nhưng tới giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Bắc Quảng Nam đến Nam Bình Thuận. Đầu năm 1777, anh em Tây Sơn đã giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thống trị bởi nhà Nguyễn ở Đàng trong.

Tháng 01/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định và đã đánh tan 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), khiến cho sau này, mỗi lần nghe nhắc đến từ Tây Sơn, quân Xiêm đều sợ như cọp.

Năm 1786 - 1788, quân Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc, lần lượt đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Lê.

Cuối năm 1788, nhà Thanh đưa 29 vạn quân kéo sang xâm lược nước ta. Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung và thần tốc tiến quân ra Bắc. Chọn thời điểm là Tết Nguyên Đán - năm Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cùng các binh sĩ đã đánh bại quân Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Trong 17 năm chiến đấu không nghỉ, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các tập đoàn phong kiến cát cứ Nguyễn - Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia. Đồng thời còn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm và Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Phong trào Tây Sơn là tên của một phong trào nông dân vĩ đại thế kỷ XVIII
Phong trào Tây Sơn là tên của một phong trào nông dân vĩ đại thế kỷ XVIII

Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn?

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn?” (

a. Đại Việt mất đi độc lập tự chủ;

b. Đất nước đang bị chia cắt và có nguy cơ bị xâm lược;

c. Nền kinh tế chính trị đang lâm vào khủng hoảng?)

Câu trả lời là: a. Đại Việt mất đi độc lập tự chủ

Thực tế, trước khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, Đại Việt vẫn giữ được độc lập tự chủ. Do đó, nguyên cớ đến từ việc đất nước đang bị chia cắt và nền kinh tế chính trị lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để giải thích rõ hơn cho đáp án của câu hỏi Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn hãy cùng tìm hiểu bối cảnh thực sự trong thời điểm lúc bấy giờ:

  • Khủng hoảng kinh tế, chính trị: Vào thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Cả hai chính quyền Trịnh và Nguyễn đều trở nên suy yếu, tham nhũng và mất lòng dân. Các chúa Trịnh và Nguyễn tập trung vào việc hưởng thụ xa hoa, quan lại địa phương thì ức hiếp dân lành, không chăm lo đến cuộc sống của người dân.
  • Phân chia đất nước: Đất nước bị chia cắt giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở Đàng Ngoài (Bắc Hà) và Nguyễn ở Đàng Trong (Nam Hà). Sự phân chia này kéo dài hàng trăm năm, gây ra nhiều cuộc chiến tranh, làm suy yếu đất nước và đời sống của nhân dân trở nên khó khăn hơn.
  • Áp lực ngoại bang: Đầu thế kỷ XVIII, Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ xâm lược từ các nước láng giềng như Xiêm (Thái Lan) và Thanh (Trung Quốc). Điều này làm tăng thêm gánh nặng cho nhân dân và làm tình hình đất nước càng thêm rối ren.
 Đại Việt mất đi độc lập tự chủ là câu trả lời cho câu hỏi Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn
Đại Việt mất đi độc lập tự chủ là câu trả lời cho câu hỏi Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn

Ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử Việt Nam

Sau khi tìm hiểu nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn chúng ta có thể thấy, phong trào Tây Sơn bùng nổ vào thế kỷ 18, là một dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta. Mang tầm vóc của một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại, Tây Sơn đã xuất sắc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, để lại những giá trị to lớn cho muôn đời sau:

Về mặt chính trị, Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát, thống nhất đất nước sau hơn 2 thế kỷ chia cắt. Việc xóa bỏ ranh giới Đàng Trong - Đàng Ngoài đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung của Đại Việt. Ý nghĩa này càng được tô đậm bởi việc Tây Sơn đã đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ.

Về mặt xã hội, Tây Sơn đã thể hiện ý chí đấu tranh mãnh liệt của người nông dân, đòi hỏi một cuộc sống công bằng, ấm no. Phong trào đã thúc đẩy sự giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, "Đại Việt mất đi độc lập tự chủ" là câu trả lời cho câu hỏi nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn”. Đây là một sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống, chính trị của Việt Nam.