Hoạt ngôn là gì? Làm sao phát huy thế mạnh của người hoạt ngôn để dễ thành công?

Mia Dương
Hoạt ngôn là gì? Hoạt ngôn được xem là một kỹ năng quan trọng trong cả cuộc sống lẫn công việc. Người hoạt ngôn thường biết cách sử dụng ngôn từ, có kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và thuyết phục. Chính vì vậy, sự hoạt ngôn luôn được nhiều người đánh giá cao và mong muốn có được.

Hoạt ngôn là gì?

Hoạt ngôn là gì? Hoạt ngôn là thuật ngữ chỉ những người có khả năng sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt, khéo léo và luôn tự tin trong giao tiếp. Khả năng này có thể xuất phát từ tố chất bẩm sinh hoặc được rèn luyện qua thời gian và môi trường làm việc.

Hoạt ngôn là gì? Tại sao lại quan trọng trong giao tiếp
Hoạt ngôn là gì? Tại sao lại quan trọng trong giao tiếp

Người hoạt ngôn có thể dễ dàng truyền tải thông điệp và mong muốn của mình đến người khác thông qua lời nói một cách hiệu quả. Họ có khả năng duy trì cuộc nói chuyện một cách liền mạch, không để nó rơi vào ngõ cụt. Ngoài ra, họ cũng biết cách trả lời khéo léo những câu hỏi khó hoặc lảng tránh chúng một cách hợp lý.

Biểu hiện của người hoạt ngôn

Sau khi biết hoạt ngôn là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các biểu hiện của người hoạt ngôn. Để biết xác định được người nào đó có hoạt ngôn hay không, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

Thích giao tiếp

Bắt người hoạt ngôn phải im lặng là một thách thức lớn, bởi họ luôn có những ý tưởng và nội dung để trao đổi, góp ý về mọi sự việc xung quanh. Do đó, biểu hiện đầu tiên của người hoạt ngôn chính là niềm yêu thích giao tiếp với mọi người.

Tính cách hướng ngoại

Người hoạt ngôn dường như càng nói chuyện càng tràn đầy năng lượng. Đây là tính cách đặc trưng của nhóm người hướng ngoại, nên không có gì lạ khi thấy họ liên tục cập nhật mạng xã hội với nhiều sự kiện.

Tương tác nhanh và hiệu quả

Người hoạt ngôn dễ dàng bắt chuyện và trao đổi, dù mới gặp đối tác lần đầu hay vừa vào làm ở một doanh nghiệp mới. Họ không ngại gặp người lạ, với họ, giao tiếp là cách hiệu quả nhất để hiểu và gắn kết với nhau. Im lặng và suy đoán không phải phong cách làm việc của người hoạt ngôn.

Người hoạt ngôn dễ dàng bắt chuyện và trao đổi với người khác
Người hoạt ngôn dễ dàng bắt chuyện và trao đổi với người khác

Nắm bắt nội dung nhanh

Dù nội dung không thuộc sở trường, người hoạt ngôn vẫn biết cách làm cho cuộc hội thoại trở nên vui vẻ và hào hứng. Họ có thể nhờ đối phương chỉ dẫn, cập nhật thông tin, hoặc đề cập đến những nội dung tương tự mà họ biết. Tóm lại, họ sẽ luôn giữ cho câu chuyện mạch lạc và không bị đứt đoạn.

Khả năng truyền đạt nội dung mạch lạc và rõ ràng

Điểm khác biệt lớn nhất giữa một người hoạt ngôn và một người nói nhiều là khả năng truyền đạt nội dung mạch lạc, rõ ràng. Người nói nhiều có thể nói lan man, không đúng trọng tâm hoặc lạc đề, nhưng người hoạt ngôn thì khác. Họ luôn được đánh giá cao về khả năng nói chuyện hấp dẫn, rõ ràng và khai thác chủ đề đa diện, giúp câu chuyện trở nên sâu sắc và thú vị hơn.

Lợi ích của hoạt ngôn là gì?

Biết được hoạt ngôn là gì, bạn cũng có thể hình dung ra được những lợi ích của hoạt ngôn đem lại. Một số lợi ích phổ biến nhất của hoạt ngôn là:

  • Giúp cuộc trò chuyện trở nên thú vị và thoải mái hơn, tạo nên bầu không khí vui tươi, tích cực.
  • Giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, thuyết phục người nghe, từ đó đàm phán và đưa ra các quyết định chính xác hơn trong công việc.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh, tạo nên ảnh hưởng tích cực và thúc đẩy các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
  • Truyền cảm hứng cho những người xung quanh, giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc.
  • Tăng cường sự tự tin trong giao tiếp và thuyết trình, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển trong công việc.

Các cách hữu ích giúp bạn trở thành người hoạt ngôn

Ngoài việc tìm hiểu hoạt ngôn là gì và lợi ích của hoạt ngôn mang lại, bạn cũng nên biết cách để trở thành người hoạt ngôn hơn. Hoạt ngôn có thể là tố chất bẩm sinh hoặc được phát triển qua quá trình luyện tập kiên trì. Thay đổi một người vốn ít nói, không hoạt ngôn trở nên thành thạo giao tiếp không thể diễn ra ngay lập tức mà đòi hỏi một quá trình dài rèn luyện và nỗ lực.

Hoạt ngôn có thể là tố chất bẩm sinh hoặc có được qua quá trình luyện tập kiên trì
Hoạt ngôn có thể là tố chất bẩm sinh hoặc có được qua quá trình luyện tập kiên trì

Hãy nhận thức về tầm quan trọng và những lợi ích mà kỹ năng hoạt ngôn mang lại. Từ đó, hãy dũng cảm thử thách bản thân bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận để bắt đầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Nhiều người cảm thấy thiếu tự tin với khả năng giao tiếp của mình, do đó không dám tiếp cận với mọi người xung quanh. Vì vậy, điều quan trọng nhất để trở thành một người hoạt ngôn là tự tin và mạnh mẽ vượt qua những giới hạn của bản thân. Hãy dũng cảm nói ra những điều bạn muốn, thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng.

Ngoài ra, việc lắng nghe kỹ và đưa ra phản hồi hợp lý sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm và thiện cảm từ mọi người xung quanh. Như vậy, bạn sẽ trở thành một người hoạt ngôn hơn khi biết cách tạo sự gần gũi, thú vị trong giao tiếp, pha trò và làm cho câu chuyện trở nên sinh động.

Gợi ý ngành nghề phù hợp với người hoạt ngôn

Công việc lý tưởng cho những người hoạt ngôn là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, vì những kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng mà mọi nhà tuyển dụng đều đánh giá cao ở ứng viên. Dưới đây là các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp cho những người có khả năng hoạt ngôn:

  • MC và VJ: Để đảm nhận công việc này, bạn cần sự tự tin trong giọng nói và khả năng dẫn dắt câu chuyện một cách xuất sắc. Là một người hoạt ngôn, MC có khả năng truyền tải thông tin một cách dễ dàng đến với người nghe, dẫn dắt cảm xúc của họ, từ đó làm cho chương trình hoặc sự kiện trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
  • Hướng dẫn viên du lịch: Đây là lựa chọn phù hợp dành cho những người có tính cách hướng ngoại và khả năng giao tiếp tốt. Công việc của hướng dẫn viên thường yêu cầu tiếp xúc với nhiều du khách, vì vậy khả năng giao tiếp và gắn kết trong đoàn là vô cùng quan trọng.
Hướng dẫn viên du lịch là lựa chọn phù hợp với những người hoạt ngôn
Hướng dẫn viên du lịch là lựa chọn phù hợp với những người hoạt ngôn
  • Nhân viên kinh doanh: Nhân viên kinh doanh có ưu thế về giao tiếp sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ và tạo sự tin tưởng với khách hàng. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong việc bán sản phẩm.
  • Nhân viên tổ chức sự kiện: Công việc của một nhân viên tổ chức sự kiện yêu cầu họ liên tục giao tiếp và trao đổi với khách hàng hoặc đối tác về ý tưởng, cách thức triển khai và thuyết phục họ chọn lựa các phương án đề ra. Vì vậy, những người có khả năng hoạt ngôn sẽ dễ dàng truyền đạt thông tin và xây dựng niềm tin với khách hàng cũng như đối tác.

Làm thế nào để trở thành người hoạt ngôn? 

Chắc hẳn khi hiểu rõ hoạt ngôn là gì và những cơ hội tươi sáng cho những người sở hữu đặc điểm này, nhiều người sẽ tò mò liệu có cách nào để trở thành người hoạt ngôn hay phát huy những thế mạnh này? Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn:

  • Học cách lắng nghe và hiểu thấu: Để trở thành 1 người hoạt ngôn, điều cơ bản bạn phải có vốn từ, vốn thông tin phong phú. Không có cách nào khác ngoài chịu khó lắng nghe, quan sát thế giới xung quanh bạn. Quá trình lắng nghe, quan sát sẽ giúp bạn tích lũy vốn kiến thức và vốn từ một cách tự nhiên.
  • Chịu khó sưu tầm những câu chuyện thú vị: Cập nhật những đề tài "hot", những câu nói "hot trend" và thêm nó vào câu chuyện hay bài thuyết trình của bạn cũng là cách khiến bạn trở nên hóm hỉnh, gần gũi và thu hút người nghe hơn.
  • Luyện nói trước gương: Dành ra ít nhất 30' mỗi ngày luyện nói trước gương cũng là cách hay để bạn tự cải thiện khả năng ngôn ngữ. Trong quá trình tự luyện giọng, bạn vừa tự nhận ra điểm mạnh - yếu của bản thân, vừa rèn luyện được sự tự tin và tư duy mạch lạc hơn, ăn nói lưu loát hơn sau này.

Như vậy, sau khi tìm hiểu hoạt ngôn là gì thì bạn có thể thấy, đây là kỹ năng đáng giá mà bất cứ ai cũng nên phát triển. Hoạt ngôn không chỉ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày mà còn là một yếu tố quan trọng được mọi nhà tuyển dụng đánh giá cao khi tuyển chọn ứng viên.