Dành hay giành là từ đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt có rất nhiều từ có cách đọc tương đồng với nhau, có thể bạn đọc chúng giống nhau, nhưng cách viết hoàn toàn khác nhau. Điều đó dẫn đến việc rất nhiều người viết sai chính tả.
Để biết "để dành hay để giành" đúng chính tả thì trước tiên bạn nên phân biệt cách sử dụng và ý nghĩa của "dành" và "giành".
Dành là gì?
Trước tiên, ý nghĩa của từ "dành" là một hành động tận hưởng, đem đến điều gì đó cho bản thân hoặc người khác.
Ví dụ: Dành tình cảm, dành riêng, dành phần, dành dụm tiền, dành thời gian,...
Giành là gì?
"Giành" là động từ để thể hiện sự tranh giành, lấy thứ gì từ người khác về phía mình, hoặc tranh giành thứ mà chưa có ai sở hữu nó. Từ "giành" được sử dụng khi bạn muốn cố gắng chiếm đoạt, lấy thứ gì đó.
Ví dụ: Giành giật, giành quyền lợi, giành chiến thắng, giành độc lập, giành phần thắng,...
Bên cạnh đó, từ "giành" còn có nghĩa là tên của những đồ vật được làm từ tre, nứa hay nhựa, thường được sử dụng để đựng đồ đạc ở vùng nông thôn xưa.
Tóm lại, "dành" là từ để thể hiện ý nghĩa để lại điều gì đó cho bản thân hay cho người khác. Trong khi đó, "giành" chỉ hành động tranh đoạt thứ gì về mình.
Như vậy, khi hỏi "dành hay giành" đúng chính tả thì câu trả lời là: Cả "dành và giành" đều đúng chính tả trong tiếng Việt, tuy nhiên, chúng có nghĩa và được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
Để dành hay để giành đúng chính tả?
Sau khi đã biết được ý nghĩa của từ "dành" và "giành", vậy "để dành hay để giành" mới là từ đúng chính tả?.
Trước khi tìm ra đáp án, bạn nên tìm hiểu nghĩa của từ "để". "Để" là giữ lại điều gì đó mà không dùng ngay hoặc giữ cái gì cho ai đó, cho người khác.
Như vậy khi ghép "dành" và "giành" chữ "để" thì chỉ có "để dành" mới là từ đúng chính tả.
"Để dành" là một hành động để lại một thứ gì đó để có thể dùng tiếp sau này hoặc để lại điều gì đó cho người khác.
Còn từ "để giành" là từ không có trong từ điển tiếng Việt và nó không có ý nghĩa. Và từ “để giành” không mang bất cứ nghĩa gì mà chỉ là một lỗi sai chính tả khi viết chữ “để dành”.
Ví dụ về từ "để dành" trong tiếng Việt:
- Để đối phó với những khó khăn có thể xảy ra, tôi luôn cố gắng để dành một khoản tiền dự phòng.
- Những tài sản mà chúng tôi để dành được trong nhiều năm đã bị lũ cuốn trôi.
- Tôi để dành tiền để mua một chiếc máy tính mới.
- Tôi luôn dành nhiều tình cảm cho cô ấy.
- Mẹ luôn dành cho tôi những thứ tốt đẹp nhất.
- Tôi dành cho anh một thứ tình cảm chân thành.
- Tôi muốn để dành phần tiền tiết kiệm còn lại cho các con.
Tại sao lại nhầm lẫn giữa "để dành hay để giành"?
Lý do tại sao "để dành hay để giành" bị nhầm với nhau vì cách phát âm của chúng có phần giống nhau, chỉ khác cách viết.
Hơn nữa, nhiều người không phân biệt được nghĩa chính xác của từ "dành" và "giành" nên đã nhầm tưởng rằng dù viết "để dành hay để giành" đều đúng.
Sự ảnh hưởng của phương ngữ đến chính tả
Một phần dẫn đến việc dẫn đến sự nhầm lẫn khi sử dụng chữ "để dành hay để giành" đó là sự ảnh hưởng của phương ngữ. Phương ngữ là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng chính tả trong tiếng Việt. Sự khác biệt về âm giọng giữa ba miền Bắc, Trung, Nam tạo ra nhiều sự nhầm lẫn khi viết các từ có cách phát âm tương tự nhau.
Ví dụ: Ở một số vùng miền Nam, âm "d" và "gi" thường được phát âm giống nhau, dẫn đến việc nhầm lẫn giữa "dành" và "giành" trong cách viết. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc học cách phân biệt âm thanh chuẩn của từng vùng miền để tránh sai sót trong sử dụng từ vựng và chính tả.
Cách sử dụng dành và giành trong một số ví dụ
Sau khi biết được để để dành hay để giành, hãy cùng tìm hiểu một số ví dụ về cách sử dụng "dành" và "giành" để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng nhé!
Tranh giành hay tranh dành: Từ đúng chính tả ở đây là từ “Tranh giành”, nghĩa là giành giật thứ gì đó. Ví dụ: “Em gái tranh giành đồ chơi với chị gái”.
Giành dụm hay dành dụm: Từ đúng chính tả ở đây là từ “Dành dụm”, có ý nghĩa tiết kiệm một thứ gì đó. Ví dụ “Cô ấy dành dụm tiền để mua điện thoại”.
Giành ăn hay dành ăn: Từ đúng chính tả ở đây là từ “Giành ăn”, có ý nghĩa mô tả hành động một người cố gắng chiếm lấy phần ăn của người khác. Ví dụ: “Em bé giành ăn với các bạn”.
Dành thời gian và giành thời gian: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Dành thời gian”, có nghĩa là bỏ ra thời gian cho một việc gì đó. Ví dụ: "Anh ấy dành thời gian chăm sóc con cái".
Dành cho và giành cho: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Dành cho”, có nghĩa là chỉ định hoặc để lại một điều gì đó cho ai. Ví dụ: "Món quà này dành cho mẹ".
Dành thời gian và giành thời gian: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Dành thời gian” có nghĩa là bỏ ra thời gian cho một việc gì đó. Ví dụ: "Anh ấy dành thời gian chăm sóc con cái".
Giành quyền và dành quyền: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Giành quyền”, có nghĩa là cố gắng đạt được quyền lực hoặc quyền hạn thông qua cạnh tranh. Ví dụ: "Anh ta đã giành quyền lãnh đạo công ty".
Giành giật cơ hội và dành giật cơ hội: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Giành giật cơ hội”, nghĩa là tranh giành cơ hội với người khác. Ví dụ: "Các ứng viên đang giành giật cơ hội việc làm".
Giành sự chú ý và dành sự chú ý:
Từ “Giành giật sự chú ý” ám chỉ hành động tranh giành để thu hút sự quan tâm của ai đó. Ví dụ: "Các thương hiệu luôn giành giật sự chú ý của khách hàng".
Còn "Dành sự chú ý" nghĩa là đặt sự quan tâm vào ai đó hoặc điều gì đó. Ví dụ: "Anh ấy luôn dành sự chú ý cho gia đình."
Giành độc lập và dành độc lập: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Giành độc lập” nghĩa là đấu tranh để đạt được sự tự do và tự chủ. Ví dụ: "Nhân dân ta đã giành độc lập từ thực dân".
Giành quyền kiểm soát và dành quyền kiểm soát: Từ đúng ngữ pháp ở đây là từ “Giành quyền kiểm soát” có nghĩa là đấu tranh để nắm giữ quyền kiểm soát. Ví dụ: "Anh ta giành quyền kiểm soát về mình".
Một số mẹo để tránh sử dụng sai từ trong tiếng Việt?
Bằng cách hiểu rõ ý nghĩa của để dành hay để giành , bạn có thể khắc phục lỗi sai chính tả của hai từ này. Ngoài ra, bạn có thể ghi nhớ cách phân biệt các cụm từ kết hợp với các từ "giành" và "dành" trong những ví dụ trên để chúng có thể được sử dụng đúng cách trong mọi ngữ cảnh.
Trong trường hợp bạn không chắc từ nào tốt nhất để sử dụng cho câu, bạn nên xem các trang tra cứu từ ngữ hoặc từ điển uy tín.
Biết được từ để dành hay để giành đúng chính tả, giúp bạn tránh sai sót trong việc sử dụng từ ngữ, tránh gây hiểu lầm khi sử dụng. Mặc dù hai từ này dễ gây nhầm lẫn do cách phát âm gần giống nhau, nhưng ý nghĩa của chúng hoàn toàn khác biệt. Một số những ví dụ cụ thể chúng tôi đưa ra ở bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa của từ này.