Chốn hay trốn? Cách phân biệt chốn và trốn chuẩn xác nhất!

Aretha Thu An
Chốn hay trốn là hai từ có cách phát âm gần giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn khi sử dụng chúng. Vậy thực chất thì giữa 2 từ chốn và trốn, từ nào đúng chính tả? Cách phân biệt chốn và trốn như thế nào?

Trong ngôn ngữ hàng ngày, phát âm của hai từ "chốn" và "trốn" nghe có vẻ tương tự nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Bạn đã bao giờ bối rối khi lựa chọn giữa hai từ này chưa? Làm sao để biết khi nào nên dùng "chốn" và khi nào là "trốn"? Nhầm lẫn 2 từ này là lỗi thường gặp mà nhiều người mắc phải khi viết hoặc nói. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sự khác biệt rõ ràng giữa hai từ trên, từ đó tránh được những sai sót khi sử dụng.

Chốn hay trốn là gì?

Chốn là gì?

"Chốn" là một danh từ, nó có nghĩa là "nơi" (chỉ nơi ở).

Ví dụ: Chốn ăn chơi, chốn cũ, chốn kinh đô, chốn quê, chốn thị thành, chốn xưa, ăn có nơi chơi có chốn, đi đến nơi về đến chốn, một chốn đôi quê, người xưa chốn cũ, nơi ăn chốn ở…

Trốn là gì?

Trốn là một động từ, nó có nghĩa là giấu mình vào chỗ nào đó để khỏi bị nhìn thấy.

Ví dụ: Bỏ trốn, chạy chốn, đi trốn, trốn biệt, trốn bỏ, trốn chạy, trốn chúa lộn chồng, trốn học, trốn lính, trốn nắng, trốn phu, trốn thuế, trốn tránh…

Chốn hay trốn là 2 từ có nghĩa khác nhau
Chốn hay trốn là 2 từ có nghĩa khác nhau

Cách phân biệt chốn và trốn như thế nào?

Phân biệt dựa vào chính tả

Để phân biệt chốn hay trốn, bạn cần nhớ quy tắc chính tả với các trường hợp sử dụng "ch". Các trường hợp sử dụng chữ "ch" bao gồm:

  • Các tiếng đứng phía sau phải có được vần âm đệm: oa, oe, uê. Ví dụ: chí chóe, choáng váng, áo choàng, chuệch choạc, chập choạng…
  • Ghép các tiếng để tạo thành các danh từ chỉ các loại đồ vật sinh hoạt. Ví dụ: chiếu, chăn, chai, chảo, chum, chổi, chén…
  • Dùng để chỉ tên của các món ăn. Ví dụ: chả, cháo, chè…
  • Ghép cùng với những tiếng để tạo thành các từ phủ định. Ví dụ: chả, chưa, chẳng…
  • Dùng để chỉ tên các loại cây cối, hoa quả. Ví dụ: chanh, chà là, chuối, chôm chôm…
  • Danh từ chỉ những mối quan hệ thân thiết trong gia đình như: chồng, cha, chú, chị, chàng…
  • Chỉ các động tác lao động, thao tác, cử động của cơ thể người. Ví dụ: chắn, chặt, chẻ, chạy…
  • Danh từ dùng để chỉ nơi, địa điểm. Ví dụ: chốn cũ, chốn thành thị, chốn ăn chơi, chốn quê…
Cách phân biệt chốn và trốn như thế nào?
Cách phân biệt chốn và trốn như thế nào?

Các trường hợp sử dụng phụ âm "tr" là: Những từ Hán Việt có thanh huyền, thanh nặng. Ví dụ: trình bày, trị giá, môi trường, tình trạng, trọng lực…

Trong cấu tạo từ láy

- "Ch" cấu tạo nên từ láy cả vần và láy âm. Ví dụ: chông chênh hay chằng chịt, chói chang, chơi vơi…

- "Tr" cấu tạo từ láy âm là chính. Ví dụ: trăn trở hay trẻ trung, trắng trẻo, trằn trọc, tròn trịa, trùng trục…

Phân biệt dựa vào phát âm

Trong tiếng Hán Việt, phụ âm "tr" và "ch" có âm điệu khác nhau. Thường thì các từ có thanh điệu dấu nặng và dấu huyền sẽ đi với "tr", còn lại thì sẽ đi với "ch".

- Đi với dấu nặng thì ta có "tr" như: trụ sở, vũ trụ, trang trọng, trịnh trọng…

- Đi với dấu huyền thì ta có "tr" như: từ trường, truyền thống, trùng hợp, trần thế…

Ví dụ một số từ đi với "tr"
Ví dụ một số từ đi với "tr"

Mẹo láy âm: Phụ âm "Ch" láy âm với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau. Còn phụ âm "tr" thì không láy âm với bất kỳ âm nào. Ngoại trừ 4 từ đó là: trót lọt, tróc lóc, trụi lủi, trẹt lét.

- "Ch" đứng ở vị trí thứ nhất như: chèo bẻo, chơi bời, chìm lỉm (chìm nghỉm), cheo leo…

- "Ch" đứng ở vị trí thứ hai như: lau chau, lã chã, lanh chanh, loắt choắt, loạng choạng…

Lưu ý: Khi thấy chữ bắt đầu bằng "ch" mang dấu ngã, dấu nặng, dấu huyền thì đó là chữ thuần Việt. Còn thấy chữ bắt đầu bằng chữ "tr" mà mang dấu ngã, dấu nặng, dấu huyền thì đó chính là chữ Hán Việt.

- Chữ Hán Việt mà có nguyên âm đứng trước phụ âm đầu thì được viết là "tr". Ví dụ: trá, trà, tra, trác…

- Chữ Hán Việt có chữ cái "ư" đứng sau phụ âm đầu thì sẽ được viết là "tr". Ví dụ: trứ, trực, trừ, trương, trước…

- Chữ Hán Việt mà có nguyên âm "o" hoặc ở đứng sau phụ âm đầu thì sẽ được viết là "tr". Ví dụ: trở, tróc…

Để nhìn rõ ràng hơn bạn có thể xem bảng sau nhé:

Chốn Trốn
Là danh từ, thường nói về nơi ở

Là động từ dùng để chỉ:

- Giấu mình ở chỗ kín đáo để khỏi bị trông thấy

- Bỏ đi, tránh đi chỗ khác một cách bí mật để khỏi bị giữ lại, khỏi bị bắt

- Tìm cách lảng tránh nhiệm vụ nào đó

- Bỏ qua việc gì đó

- Không chốn nương thân

- Về thăm chốn cũ

- Đi đến nơi về đến chốn

- Sợ quá, trốn ở dưới gầm giường

- Tìm cách trốn việc/trốn nợ

- Trẻ trốn lẫy/trốn bò

Chốn hay trốn là đúng đúng chính tả? Cách sử dụng trốn và chốn

Chốn hay trốn đều đúng chính tả. Tuy nhiên, hai từ này đều mang ý nghĩa khác nhau nên có cách sử dụng khác nhau.

- Trốn: Có ý nghĩa là đi ra khỏi tầm nhìn hoặc tránh tiếp xúc với người khác để tránh bị phát hiện hoặc tránh khỏi nguy hiểm. Ví dụ: Cậu ta trốn trong nhà vệ sinh để tránh bị đánh.

- Chốn: Chốn có nghĩa là nơi ở, nơi cất giấu hoặc nơi ẩn náu của ai đó. Ví dụ: Cô gái này đang tìm kiếm một chốn an toàn để trốn tránh những người săn bắt mình.

"Chốn" hay "trốn"?
"Chốn" hay "trốn"?

Những lỗi thường nhầm giữa chốn và trốn

Chốn hay trốn là hai từ có nghĩa khác nhau và thường bị nhầm lẫn. Dưới đây là các lỗi thường gặp và cách phân biệt giữa hai từ này:

- Chốn (nơi ở, nơi đóng, vùng đất): Chốn thường được sử dụng để chỉ một nơi cụ thể, nơi mà ai đó đang ở, hoặc vùng đất mà ai đó quen thuộc. Ví dụ: "Tôi đang ở một chốn đầy yên tĩnh" hoặc "Chốn quê tôi đang bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt".

- Trốn (điều hành động trốn tránh): Trốn thường được sử dụng để chỉ hành động trốn tránh, thoát khỏi hoặc tránh điều gì đó.

Một số thắc mắc thường gặp

Sở dĩ nhiều người thắc mắc chốn hay trốn vì hai từ này phát âm khá giống nhau. Ngoài ra, trốn hay chốn đều là từ có nghĩa khi đứng một mình. Bảng sau đây chúng tôi sẽ giải đáp đầy đủ các trường hợp lẫn lộn trốn/chốn từ thực tế.

Thắc mắc thường gặp Từ dùng đúng Từ dùng sai
chốn tránh hay trốn tránh trốn tránh chốn tránh
chốn học hay trốn học trốn học chốn học
chốn họp hay trốn họp trốn họp chốn họp
nơi trốn hay nơi chốn nơi chốn nơi trốn
trốn tránh hay chốn chánh trốn tránh chốn chánh
đi chốn hay đi trốn đi trốn đi chốn
đi đến nơi về đến chốn hay đi đến nơi về đến trốn đi đến nơi về đến chốn đi đến nơi về đến trốn
chốn học hay trốn học trốn học chốn học
chốn cũ hay trốn cũ chốn cũ trốn cũ
chốn này hay trốn này chốn này trốn này
chốn bình yên hay trốn bình yên chốn bình yên trốn bình yên
chốn nắng hay trốn nắng trốn nắng chốn nắng
chốn nợ hay trốn nợ trốn nợ chốn nợ
chốn tìm hay trốn tìm trốn tìm chốn tìm
Chốn hay trốn đúng chính tả thì còn tùy vào từng ngữ cảnh. Vì "chốn" là một danh từ, còn "trốn" là động từ nên sẽ dùng ở các trường hợp khác nhau. Việc nhầm lẫn giữa chốn/trốn do nhiều vùng phát âm tr/ch lẫn lộn như trường hợp trả hay chả, trêu hay chêu, chán hay trán..
Chốn hay trốn đúng chính tả thì còn tùy vào từng ngữ cảnh. Vì "chốn" là một danh từ, còn "trốn" là động từ nên sẽ dùng ở các trường hợp khác nhau. Việc nhầm lẫn giữa chốn/trốn do nhiều vùng phát âm tr/ch lẫn lộn như trường hợp trả hay chả, trêu hay chêu, chán hay trán..

Hoặc một vài thắc mắc đặc biệt khác như:

- Chốn về hay trốn về: Cả hai từ này đều đúng và dùng trong thực tế nhưng ở các ngữ cảnh khác nhau:

  • Chốn về: Chốn để đi về. Ví dụ: Nhà là chốn về duy nhất của tôi lúc này.
  • Trốn về: Bỏ trốn về. Ví dụ: Chị ta bỏ trốn về quê để lánh nạn rồi.

- Trốn làm hay trốn làm thì cả hai từ này đều có nghĩa.

  • Trốn làm có nghĩa là trốn việc. Ví dụ: Hắn ta hay trốn làm về sớm lắm.
  • Chốn làm chính là chỗ làm. Ví dụ: Chốn làm của chị ấy ở ngay con phố cạnh nhà.

Thế nhưng, từ "chốn làm" ít được sử dụng mà thay vào đó người ta hay sử dụng các từ như: Nơi làm, chỗ làm...

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến cách phân biệt và sử dụng từ chốn hay trốn như thế nào cho phù hợp. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi sai chính tả. Nếu bạn thấy hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!