Bạn có biết: Chấp niệm là gì? Học cách buông bỏ chấp niệm để cuộc đời an yên

Aretha Thu An
Chấp niệm là gì, làm thế nào để buông bỏ được chấp niệm là những điều được nhiều người quan tâm. Chấp niệm là thuật ngữ dùng để chỉ những người có suy nghĩ quẩn quanh về một vấn đề nào đó, không buông bỏ được hoặc một vài dự định không thực hiện được. Chấp niệm quá lớn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người đó.

Chấp niệm là gì?

Chấp niệm là gì, bản chất của chấp niệm như thế nào là tất cả những vấn đề mà bất kỳ ai cũng đều tò mò. Theo các chuyên gia tâm lý học, chấp niệm là một khái niệm khá mơ hồ, trừu tượng. Tùy vào từng hoàn cảnh, khái niệm này sẽ được diễn giải theo một cách khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng tìm hiểu chấp niệm trong tiếng Anh là gì. Theo đó, từ này được dịch sang tiếng Anh là attachment. Còn trong tiếng Trung, chấp niệm được viết là 依恋. Chấp niệm được ghép bởi hai từ đơn là “chấp” và “niệm”. Trong đó, “chấp” có nghĩa là nắm chặt, “niệm” là suy nghĩ ở trong lòng. Chấp niệm được hiểu là những suy nghĩ cố chấp, quẩn quanh, không thể rũ bỏ được. Những ý nghĩ đó cứ lặp đi lặp lại trong tiềm thức, chiếm lĩnh đầu óc của con người. Lâu dần, nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, stress, áp lực, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Hiểu rõ chấp niệm là gì bạn sẽ thấy, nó không chỉ dừng lại ở một suy nghĩ cố định về một vấn đề nào đó. Chấp niệm có thể nảy sinh trong nhiều vấn đề như công việc, cuộc sống hay tình yêu. Điều này là bởi mỗi người sẽ có những suy tư riêng về cuộc sống của chính mình, không ai có thể lý giải được.

Hiểu rõ chấp niệm là gì để giúp bạn tìm ra lối thoát khi gặp phải
Hiểu rõ chấp niệm là gì để giúp bạn tìm ra lối thoát khi gặp phải

Có bao nhiêu loại chấp niệm?

Hiểu rõ chấp niệm là gì chắc hẳn bạn cũng biết rằng chấp niệm của mỗi người sẽ rất khác nhau. Dựa trên những nỗi lo lắng của mỗi người, ta có thể chia thành ba loại chính là chấp niệm về tình cảm, chấp niệm về tiền tài và sự nghiệp, chấp niệm về hoàn cảnh khổ đau.

Chấp niệm về tình cảm

Có phải bạn vẫn thắc mắc chấp niệm về tình cảm hay chấp niệm trong tình yêu là gì? Chấp niệm tình yêu là những suy nghĩ về người yêu, người thương của mình luôn len lỏi, xâm chiếm trí óc. Tất nhiên, người này có thể đã phạm sai lầm nào đó khiến cho mối quan hệ bị ảnh hưởng hoặc là không dành tình cảm cho bạn nhưng bạn vẫn cố chấp muốn níu giữ đoạn tình cảm này.

Chấp niệm về tình cảm là những suy nghĩ lấn át lý trí, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng nhưng không biết làm thế nào để thoát ra. Hình ảnh của người đó cứ xuất hiện mãi trong đầu bạn không gì có thể thay thế được. Tùy vào tình cảm và tâm lý của bạn, mức độ chấp niệm cũng sẽ thay đổi theo.

Chấp niệm về tiền tài và sự nghiệp

Nếu bạn đã hiểu chấp niệm là gì thì chắc bạn cũng biết rằng tiền tài, danh vọng, sự nghiệp cũng là một loại chấp niệm. Chấp niệm sự nghiệp, tiền tài là suy nghĩ phải thành đạt, phải có sự nghiệp nở mày nở mặt và được người khác tôn trọng. Đây có thể xem là định hướng, là tiền đề, là động lực để bản thân cố gắng nỗ lực đạt được điều đó.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chấp niệm về tiền bạc cũng là động lực để ta tiến lên, nó có thể kéo chúng ta xa rời thực tế. Việc chạy theo đồng tiền quá mức sẽ khiến bạn quên đi giá trị sống đích thực, bỏ lại tất thảy những điều ý nghĩa tốt đẹp khác. Chính vì vậy, chấp niệm tiền tài và sự nghiệp cần được định hình đúng đắn và có kế hoạch phấn đấu thích hợp.

Chấp niệm về tiền tài và sự nghiệp sẽ là động lực để ta tiến lên nếu biết định hình đúng đắn
Chấp niệm về tiền tài và sự nghiệp sẽ là động lực để ta tiến lên nếu biết định hình đúng đắn

Chấp niệm về hoàn cảnh khổ đau

Khổ đau, phiền muộn là những gì mà phần lớn con người chúng ta đều phải trải qua. Chấp niệm về hoàn cảnh khổ đau là lúc con người bị bủa vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy mình bị đau đớn, khổ sở và tự dằn vặt mình mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là chấp niệm không tốt và cần được loại bỏ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp như những gì mình muốn, cái quan trọng là bản thân phải biết nỗ lực để vượt qua khó khăn đó.

Ý nghĩa của chấp niệm trong Phật pháp

Chấp niệm là gì không chỉ được hiểu ở khía cạnh đời thường mà còn được Đức Phật thuyết giảng từ rất lâu về trước. Theo đó, Đức Phật nói rằng vạn vật trên thế giới này đều là vật thực, có thể nhìn nhận và đánh giá bằng con mắt thường. Nhưng khổ đau, phiền não lại là thứ tồn tại như không tồn tại, nó không gây tổn thương đến thân thể nhưng lại khiến thâm tâm ta như bị cào xé, khó lòng hóa giải.

Cũng theo quan niệm của Phật giáo, để những muộn phiền, căng thẳng được hóa giải, cái quan trọng nhất là tâm bạn phải an yên, thanh thản. Khi làm việc hay bước vào bất kỳ một mối quan hệ nào, ta cần phải buông bỏ chấp niệm trước đã. Đừng luyến tiếc những điều đã qua, cũng đừng theo đuổi những thứ mà mình không chạm tay đến được. Bạn chỉ cần làm việc theo đúng lương tâm, đúng với kế hoạch mình đặt ra, đừng đè nặng vào kết quả. Khi đó, bạn sẽ thấy cuộc đời này thật tươi đẹp và hạnh phúc biết bao nhiêu.

Theo Đức Phật, chấp niệm cần được hóa giải để bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống
Theo Đức Phật, chấp niệm cần được hóa giải để bạn tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống

Những ảnh hưởng xấu khi không buông bỏ chấp niệm

Khi đã hiểu được chấp niệm có ý nghĩa là gì, bạn sẽ biết được ảnh hưởng xấu mà việc không buông bỏ chấp niệm gây ra. Một người có quá nhiều chấp niệm không thể buông bỏ thường có các biểu hiện sau:

  • Luôn sống trong tâm trạng lo âu, căng thẳng. Họ chẳng thể tập trung làm việc được mà cứ lo nghĩ vẩn vơ về quá khứ, tương lai. Về lâu dài, sức khỏe tinh thần của người này sẽ ngày càng suy kiệt, thậm chí gây ra trầm cảm.
  • Người có chấp niệm thường khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ. Việc họ quá để tâm vào những gì đã hoặc đang xảy ra khiến họ luôn tự mình tạo ra một vỏ bọc cứng nhắc. Họ dễ dàng bỏ lỡ các mối quan hệ có giá trị và thường xuyên tạo ra mâu thuẫn.
  • Người không thể buông bỏ những điều đã cũ, tiêu cực sẽ khó lòng tiếp cận được cái mới. Thậm chí, nó sẽ hạn chế cách nhìn về thế giới và khả năng khám phá, phát triển tư duy.
  • Chấp niệm có thể gây nên những bất mãn không đang có. Người có chấp niệm luôn sống trong cảm giác không hài lòng với bản thân, cuộc sống và cả những gì mình đạt được.
  • Khi có quá nhiều chấp niệm, không chỉ sức khỏe tinh thần của bạn bị đe dọa mà sức khỏe về thể chất cũng gặp vấn đề. Họ có thể bị các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao….
Không buông bỏ chấp niệm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng đầu óc
Không buông bỏ chấp niệm sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng đầu óc

Làm thế nào để buông bỏ chấp niệm?

Làm thế nào để buông bỏ chấp niệm là những gì người ta tìm kiếm khi hiểu chấp niệm là gì và tác hại xấu mà nó gây nên. Mỗi người sẽ có cách để loại bỏ chấp niệm riêng. Sau đây là một số phương pháp đơn giản, dễ dàng giúp bạn loại bỏ được chấp niệm nhanh nhất.

Sống vì hiện tại, buông bỏ quá khứ

Cuộc sống luôn là những chuỗi ngày mà bạn phải liên tục tiến lên phía trước. Quá khứ dù sai hay đúng, dù buồn hay vui thì cũng không thể quay trở lại được. Bạn nên học cách quên đi những gì đã xảy ra trước đó bởi xung quanh bạn vẫn còn rất nhiều điều đáng quý, những mối quan hệ đáng trân trọng và có những người bạn, đồng nghiệp đáng kính ở bạn.

Bạn có thể bắt đầu một công việc mới hay thử sức ở một mối quan hệ khác. Điều này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều.

Việc cứ mãi cố chấp với quá khứ sẽ khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều giá trị tốt đẹp ở hiện tại. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sau này bạn lại phải hối hận vì những gì đã qua. Do đó, bạn cần thẳng thừng dứt bỏ quá khứ và bắt đầu tìm kiếm niềm vui ở hiện tại và cả tương lai của mình. Biết được cách buông bỏ chấp niệm là gì sẽ giúp bạn thoải mái đón nhận mọi thứ trên đời này dễ dàng hơn.

Làm quen với những điều vui vẻ hay muộn phiền xảy ra trong cuộc sống

Cuộc sống là chuỗi ngày đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Không ai dám chắc rằng bạn sẽ luôn gặp mọi việc thuận buồm xuôi gió. Chính vì vậy, lời khuyên lúc này chính là bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón những điều thú vị. Đừng quá để tâm đến những nỗii buồn, khổ đau, hãy xem nó như là một dư vị không thể thiếu của cuộc sống.

Cởi mở đón nhận những người xung quanh

Khi tìm hiểu bản chất chấp niệm là gì, ta thấy nếu chấp niệm quá lớn, người ta thường có xu hướng co mình lại với thế giới xung quanh. Họ không còn muốn tiếp xúc với quá nhiều người, xây dựng các mối quan hệ. Vô hình chung, nó càng khiến cho bạn sống khép kín hơn, các gánh nặng tâm lý không được giải tỏa sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Do đó, để buông bỏ chấp niệm, bạn cần tạo ra những mối quan hệ mới, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp. Có thể, họ sẽ không hiểu được nỗi lòng của bạn nhưng khi nói chuyện với nhau, tâm hồn của bạn cũng sẽ được giải tỏa không ít.

Gặp gỡ những người xung quanh cũng là cách tốt để loại bỏ chấp niệm
Gặp gỡ những người xung quanh cũng là cách tốt để loại bỏ chấp niệm

Người thành công nên buông bỏ những loại chấp niệm nào?

Thành công của một con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc buông bỏ chấp niệm. Bởi lẽ, nếu bạn đã hiểu rõ bản chất chấp niệm là gì thì bạn cũng biết rằng chấp niệm gây ảnh hưởng thế nào đến tâm lý, sự phát triển của một người. Thông qua việc khảo sát con người, ta rút ra được người thành công thường không để hai loại chấp niệm này ảnh hưởng đến học:

  • Chấp niệm về quá khứ. Ở quá khứ, dù cho họ thành công hay thất bại thì đó đều là những chuyện đã qua và không thể quay trở lại. Do đó, người thành công thường lựa chọn việc bỏ lại đằng sau tất cả, không quan tâm đến quá khứ. Như vậy, một cuộc đời mới với những điều tiêu cực mới có thể mở ra.
  • Chấp niệm về tương lai. Tương lai là điều chúng ta không thể dự đoán trước. Cho dù bạn cố gắng, nỗ lực đến đâu thì chưa chắc kết quả bạn đạt được như ý. Chính vì thế, người thành công thường không quá kỳ vọng vào tương lai. Họ chỉ biết nỗ lực từng ngày, phấn đấu từng ngày và cảm thấy vui vẻ với khoảng thời gian đã trải qua. Khi đã đạt được cảnh giới này, họ sẽ dễ dàng thành công hơn so với những người khác.
Người thành công cần loại bỏ chấp niệm về quá khứ và tương lai
Người thành công cần loại bỏ chấp niệm về quá khứ và tương lai

Hiểu rõ chấp niệm là gì, hậu quả của những chấp niệm không đáng có sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trong cuộc sống, công việc. Mỗi con người sinh ra đều có những ước mơ, mong cầu riêng. Chỉ mong rằng sau tất cả, ai cũng sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình, đừng bận lòng với những gì đã qua, đừng suy nghĩ nhiều đến những thứ không thể cứu vãn. Chân lý của hạnh phúc luôn được đặt ngay trước mắt ta.