Cách triển khai đề cảm nhận của em về bài thơ Sang thu dễ ăn điểm nhất

Aretha Thu An
Dạng bài nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu hay thường gặp trong các đề kiểm tra. Khi gặp đề bài này, học sinh cần hiểu rõ nội dung và ý nghĩa bài thơ, phân tích các hình ảnh, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng, đồng thời lồng ghép cảm nhận cá nhân vào trong bài viết.

Tìm hiểu chung về bài thơ Sang thu

Trước khi tìm hiểu sâu hơn đề bài cảm nhận của em về bài thơ Sang thu, hãy cùng điểm qua đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để có bức tranh tổng quan nhất về bài thơ.

Tác giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Vĩnh Phúc. Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến không chỉ với những tác phẩm thơ ca trữ tình mà còn có những đóng góp quan trọng trong nền văn học kháng chiến và sau chiến tranh.

Hữu Thỉnh có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó, Sang thu là bài thơ tiêu biểu nhất, được nhiều người yêu thích và đưa vào chương trình giáo dục. Ngoài Sang thu, ông còn sở hữu nhiều tác phẩm khác như Thương lượng với thời gian, Một thời Làng, Trường ca Biển.

Phong cách sáng tác của Hữu Thỉnh được biết đến với sự tinh tế trong cách miêu tả thiên nhiên và con người. Thơ ông thường mang cảm giác bình dị, sâu lắng và chứa đựng nhiều triết lý về cuộc sống và thời gian.

Hữu Thỉnh không chỉ là một nhà thơ xuất sắc mà còn là nhà quản lý văn học có tầm ảnh hưởng
Hữu Thỉnh không chỉ là một nhà thơ xuất sắc mà còn là nhà quản lý văn học có tầm ảnh hưởng

Hoàn cảnh sáng tác

Khi gặp đề bài nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu, học sinh có thể khái quát đôi nét về hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ, đó là vào mùa thu năm 1977, sau khi đất nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất. Đây là thời kỳ mà cả nước đang chuyển mình trong công cuộc tái thiết và xây dựng lại đất nước sau những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Giá trị nội dung của bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát rất tỉ mỉ của tác giả Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết và tâm hồn nhạy cảm với những biến chuyển thời cuộc của nhà thơ.

Về nghệ thuật, tác giả sử dụng thể thơ năm chữ cũng những từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Kết hợp với việc sử dụng hình ảnh sinh động hấp dẫn, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên vào thu được miêu tả bằng ngôn từ một cách chân thực.

Dàn ý cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Trước khi viết bài văn cảm nhận của em về bài thơ Sang thu, học sinh nên lập dàn ý để đảm bảo bài viết đầy đủ ý chính, hạn chế tối đa việc mất điểm. Dàn ý chi tiết cụ thể như sau:

Mở bài:

Giới thiệu đôi nét tác giả Hữu Thỉnh và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Sang thu. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sang thu.

Thân bài:

a. Khổ thơ thứ nhất:

  • Bỗng: Chợt nhận ra điều bất ngờ, không hề chuẩn bị từ trước, tạo cảm giác sửng sốt, ngạc nhiên.
  • Hương ổi: Mùi thơm đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu sắp về.
  • Phả: Từ chỉ hành động mạnh mẽ.
  • Chùng chình: Tính từ gợi lên cảm giác chậm rãi, lững thững.

→ Bức tranh mùa thu được Hữu Thỉnh miêu tả thông qua hình ảnh, cách quan sát, cảm nhận và thưởng thức như hương ổi, gió, sương,... Đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau qua bốn câu thơ ngắn gọn nhưng đủ để người đọc hình dung ra đặc trưng của mùa thu. Bức tranh mùa thu quê nhà hiện lên rõ nét và đẹp đẽ hơn, mang đến cảm giác thanh bình không bút nào tả hết.

b. Khổ thơ thứ hai:

  • Dòng sông: Không còn chảy nhanh và vội vã mà chậm lại để cảm nhận và tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
  • Đàn chim: Trong mùa thu tươi đẹp này, đàn chim tạo nên nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, chậm rãi để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã đi tìm thức ăn và sửa soạn tổ ấm để chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
  • Đám mây: Không còn màu xanh biếc của mùa hè oi ả, đám mây trở nên dịu dàng, hiền hòa hơn, uốn mình thành đường cong mềm mại khi chuyển dần sang mùa thu. Động từ "vắt" thể hiện sự nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây, đồng thời làm cho hình ảnh đám mây trở nên sống động và thú vị hơn. Đám mây chỉ mới "nửa mình sang thu" vì còn lưu luyến mùa hè rộn rã.

→ Bốn câu thơ đầu tiên khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ hạ sang thu. Mỗi cảnh vật tuy mang một đặc trưng riêng nhưng đều góp phần làm cho bức tranh thiên nhiên mùa thu thêm phần thi vị và sống động.

c. Khổ thơ cuối cùng:

  • Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: Đó là ánh nắng, những cơn mưa và tiếng sấm vang rền. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gay gắt nữa.
  • Hai câu thơ cuối: Hình ảnh sấm thường xuất hiện bất ngờ cùng với những cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ. Đó cũng là biểu tượng cho những biến động bất ngờ của ngoại cảnh và cuộc sống. "Hàng cây đứng tuổi" gợi lên hình ảnh những con người từng trải đã vượt qua nhiều khó khăn và thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

Kết bài:

Khái quát lại cảm nhận của em về bài thơ Sang thu và về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Hương ổi là một chi tiết đắt giá, vừa thân quen nhưng lại hiếm gặp trong thơ ca
Hương ổi là một chi tiết đắt giá, vừa thân quen nhưng lại hiếm gặp trong thơ ca

Gợi ý mẫu đề thi cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Trong khi nghiên cứu và thực hành về dạng đề cảm nhận của em về bài thơ Sang thu, học sinh có thể gặp những đề thi sau đây:

  • Đề 1: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc và cho biết cảm nhận của em về bài thơ Sang thu?
  • Đề 2: Hãy viết đoạn văn 12 câu theo phương thức tổng - phân - hợp để làm rõ bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc của con người, từ đó nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu.
  • Đề 3: Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo phương thức diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ hai trong bài Sang thu.
Đề bài nêu cảm nhận về khổ thơ trong bài Sang thu từng là đề thi vào 10 tại Hà Nội năm 2019
Đề bài nêu cảm nhận về khổ thơ trong bài Sang thu từng là đề thi vào 10 tại Hà Nội năm 2019

Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ

Khi luyện tập về dạng đề nêu cảm nhận của em về bài thơ Sang thu, học sinh cũng thường gặp đề bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên từ hạ sang thu trong bài thơ. Một số chi tiết quan trọng bạn cần lưu ý nếu gặp dạng bài này để tránh bị mất điểm do thiếu ý:

  • Bức tranh thiên nhiên quê hương hiện lên với vẻ đẹp đặc biệt, gần gũi và đậm chất bình dị nhưng đồng thời cũng thể hiện sự mới lạ qua những dấu hiệu của mùa thu từ mơ hồ đến rõ nét như hương ổi chín lan tỏa, những sợi sương bao bên ngoài ngõ, làn gió se lạnh, xa xa là dòng sông êm đềm, những đàn chim bay vội và áng mây nhẹ nhàng. Đoạn thơ đã tái hiện lại cảnh thiên nhiên bình dị của làng quê Bắc Bộ vào lúc thu về.
  • Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận sâu sắc thông qua nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác...) qua hương vị, đường nét và hình khối, đồng thời thể hiện những sự biến đổi tinh tế theo thời gian.
  • Bằng sự sáng tạo đa dạng hình ảnh thơ, bài thơ gợi lên những đặc trưng đặc biệt của khoảnh khắc chớm thu như gió heo may, sương khói... mở ra nhiều liên tưởng.
  • Sử dụng nghệ thuật ngôn từ chính xác và tài hoa với các từ láy, từ ngữ gợi tả và gợi cảm, bài thơ đã làm cho bức tranh thu về trở nên sống động hơn bao giờ hết.

→ Bức tranh đó thêm phần đẹp mắt và lôi cuốn hơn, thấm đẫm cảm xúc và bày tỏ sự bất ngờ của nhà thơ khi đối diện với cảnh sắc thiên nhiên quê hương, đặc biệt là cảm nhận về sự chảy chậm của thời gian.

Thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu là chi tiết thường gặp trong các đề thi về bài thơ Sang thu
Thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu là chi tiết thường gặp trong các đề thi về bài thơ Sang thu

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu là một dạng bài thường gặp trong các đề thi. Học sinh khi làm bài ngoài việc trau dồi văn phong tốt cũng cần lưu ý viết đủ ý chính và không quên rút ra những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để bài viết có chiều sâu và được đánh giá cao hơn.