Làm sao để đọc bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn bộ giáo dục mới nhất một cách hiệu quả?

Aretha Thu An
Bảng chữ cái tiếng Việt được coi là nền tảng đầu tiên của bất kỳ ai trong việc học ngôn ngữ Việt Nam hiện nay. Theo như tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục mới nhất 2022, bảng chữ cái tiếng Việt gồm những chữ gì và cách học chúng như thế nào để đạt hiệu quả.

Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Tổng quan về Bảng chữ cái tiếng Việt

Cha đẻ của bảng chữ cái tiếng Việt hay còn được gọi chữ Quốc Ngữ là Alexandre de Rhodes và Alexandre de Rhodes. Từ nhiều năm về trước, do được phiên âm từ tiếng Latinh nên bảng chữ cái Việt Nam được cha ông ta lưu lại, mang nét văn hóa độc đáo của dân tộc.

Chữ quốc ngữ được coi là một bước tiến lớn trong giá trị của quốc gia, bằng sư sáng tạo và truyền dạy bảng chữ phiên âm riêng của Việt Nam. Sau nhiều thế kỉ cải tiến, chữ Quốc ngữ đã được công nhận là văn tự chính thức của nước ta. Thậm chí, từ thế kỷ XIX, nó còn được coi là bảng chữ cái chính thống, áp dụng công khai và rộng rãi.

Từ đó có thể thấy, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ gồm 29 chữ cái gồm các nguyên âm đơn, phụ âm…. Ngoài ra, chữ tiếng Việt cũng có hai loại cách viết như chữ in thường và chữ in hoa. Tuy cách viết khác nhau nhưng cách phát âm hoàn toàn giống hệt nhau.

Bảng chữ in thường

Bảng chữ cái in thường là những chữ cái được dùng trong văn bản, được viết ở dạng thường, trừ tên riêng và sau dấu câu. Chữ viết thường được tạo nên từ những nét cơ bản như nét cong, nét xiên, nét thẳng, nét móc.

Bảng chữ in hoa

Bên cạnh chữ cái in thường, bảng chữ in hoa là những chữ cái được viết hoa, có kích cỡ lớn hơn và thường được dùng ở đầu câu hoặc khi viết tên riêng.

Bảng chữ cái tiếng Việt giúp trẻ em có thể nhận diện con chữ một cách dễ dàng
Bảng chữ cái tiếng Việt giúp trẻ em có thể nhận diện con chữ một cách dễ dàng

Tìm hiểu nguyên âm, phụ âm và dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng Việt

Nguyên âm

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có 12 nguyên âm đơn như: a, ă, â, e, ê, y, i, o, ơ, ô, u, ư. Bên cạnh đó, còn 7 nguyên nhân đôi như ua, uô, ia, yê, iê, ưa, ươ. Vậy nên, để đọc chuẩn bảng chữ cái tiếng Việt cũng như nguyên âm, các bạn học sinh cần lưu ý một số điều sau:

- A và Ă có cách đọc gần giống nhau, từ độ mở miệng, uốn lưỡi và khẩu hình phát âm.

- Ơ và Â cũng tương tự nhau về cách phát âm, trong khi âm ơ là âm dài còn âm â thì ngắn hơn.

- Các nguyên âm có dấu như: ơ, ư, ô, ă, â thường khó đọc và khó nhớ nên các bé cần phải đọc từ từ.

- Điều đặc biệt là hai âm â và ă sẽ không đứng một mình trong chữ tiếng Việt.

Phụ âm ghép trong tiếng Việt

Hầu như các phụ âm đều chỉ có một chữ cái duy nhất như b, v, t, x, s, r,… Trong đó, có 9 cặp phụ âm sẽ được nối với nhau bằng việc ghép 2 chữ cái đơn lại. Chẳng hạn như:

Ph: có trong những từ như phim, phố, phóng,…

Th: có trong những từ như thỉnh thoảng, tha thiết,…

Gi: có trong những từ như giảng, giày, gió,…

Tr: có trong các từ như tre, trúc, trong, trở,…

Ch: có trong các từ như cha, chú, chúng, chi,…

Nh: có trong những từ nhớ nhung, nhỏ nhắn, nhõng nhẽo,…

Ng: có trong những từ như ngân nga, ngất ngây, ngóng, ngã,…

Kh: có trong các từ như không khí, khanh khách, khó khăn,…

Gh: có trong các từ như ghế, ghép, ghi, …

Điều đặc biệt, trong bảng chữ cái tiếng Việt còn có phụ âm được ghép bởi 3 chữ cái như Ngh. Ví dụ như nghe ngóng, nghề nghiệp,… Thậm chí, nhiều phụ âm còn có thể đi liền với nhau, chẳng hạn:

Với i, i/y, ê, e có thể ghép phụ âm k để tạo thành những từ như: kiềng, kĩ, kể,….

Nguyên âm ê, e, i, ie ghép với phụ âm g để tạo thành các từ như ghi, ghế,…

Còn các nguyên âm ê, ê, i, ie tạo thành các từ nghe, nghỉ, nghi, nghiền… khi ghép với phụ âm ng.

Trẻ em được học bảng chữ cái không chỉ khỏi dậy trí tò mò, sáng tạo mà còn nâng cao khả năng nhận thức, phân tích
Trẻ em được học bảng chữ cái tiếng Việt không chỉ khỏi dậy trí tò mò, sáng tạo mà còn nâng cao khả năng nhận thức, phân tích

Dấu thanh

Ngoài nguyên âm và phụ âm trong tiếng Việt, dấu thanh không thể thiếu. Trong đó, có 5 thanh dấu mà học sinh cần biết như Dấu sắc (´), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu huyền (`), dấu nặng (.). Hơn nữa, để đặt câu một cách chính xác không bị sai, mọi người cần lưu ý:

- Nếu trong từ có 1 nguyên âm thì ta sẽ đặt dấu ở nguyên âm đó. Chẳng hạn như ngủ, nghỉ…

- Nếu là nguyên âm đôi, ta sẽ đánh vào nguyên âm đầu tiên của từ. Tuy nhiên, có một số phụ âm đôi kết hợp nguyên âm. Ví dụ: của, tỏa, già, hoa,…

- Nếu một phụ âm cộng với nguyên âm ba hoặc nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ được đánh vào nguyên âm thứ 2. Chẳng hạn như Khuỷu, Quỳnh, Ngoằn ngoèo,…

- Nếu nguyên âm ơ và e thì sẽ được ưu tiên thêm dấu. Chẳng hạn như thuở,…

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả

Để giúp các con dễ dàng học bảng chữ cái một cách hiệu quả, cha mẹ nên áp dụng một số cách sau ngay tại nhà:

- Rèn luyện cho trẻ thói quen từ nhỏ: Nếu nhà bạn có con nhỏ, hãy bắt đầu tập dần cho chúng thói quen cơ bản về tính kiên trì, tập trung và tạo sự hứng thú cho trẻ khi học bảng chữ cái. Thậm chí, cha mẹ có thể dùng các trò chơi về sắp xếp chữ cái, trang trí bảng chữ cái tiếng Việt,… cũng kích thích trí não của con.

- Áp dụng phương pháp vừa đọc vừa viết: Với việc kích thích trí não của trẻ nhớ lâu hơn, cha mẹ có thể giúp chúng đánh vần chữ cái và ghi lại để con có thể học thuộc bảng chữ cái một cách nhanh nhất. Sau khi học xong, cha mẹ có thể kiểm tra ngược lại con mình, xem chúng có hoàn toàn để tâm đến chữ mình vừa đọc hay không, rồi sau đó chuyển sang học chữ khác. Điều đặc biệt là các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn theo sát con khi dạy chúng học bảng chữ cái tiếng Việt, từ đó tạo ra môi trường gắn kết giữ phụ huynh và con cái. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên tạo ra không gian học tập vui vẻ, thoải mái giúp trẻ tự do phát triển.

- Nên tập viết chữ cái in hoa sau chữ cái thường: Đây là phương pháp phổ biến được các giáo viên áp dụng cho trẻ khi bắt đầu tiếp xúc với bảng chữ cái tiếng Việt. Bởi vậy, cha mẹ không cần quá vội vàng can thiệp mà phải nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ đọc, viết chữ cái, sau đó quan sát trẻ tự học.

Những phương pháp học bảng chữ cái hiệu quả được mọi người áp dụng
Những phương pháp học bảng chữ cái tiếng Việt hiệu quả được mọi người áp dụng

- Đọc truyện tranh và kể chuyện cho bé nghe: Việc truyện tranh, kể chuyện cho bé hàng ngày vừa tạo ra sự liên kết giữa cha mẹ và con cái mà còn cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp con học bảng chữ cái tiếng Việt một cách hiệu quả. Ngoài ra, đọc truyện tranh và kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ còn giúp trẻ tránh gặp ác mộng, hơn nữa khiến trẻ có thói quen đọc, học hỏu và khám phá. Hãy chọn những quyển sách, truyện tranh, câu chuyện phù hợp với trẻ để giúp con dễ dàng tiếp cận với con chữ.

- Xem tranh ảnh có bảng chữ cái nhiều màu sắc: Cho con nhìn tranh ảnh để kích thích trí tò mò, sáng tạo, ngoài ra cũng khiến trẻ thích thú, dễ học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt hơn.

- Âm thanh: cha mẹ có thể kết hợp âm thanh với từng chữ cái, hay một bài hát, lấy ví dụ từng từ để trẻ em dễ dàng nghi nhớ, học thuộc nhanh hơn là ngồi đọc nhẩm theo phương thức truyền thống.

Trẻ chưa vào lớp 1 có nên cho đọc bảng chữ cái sớm không?

Nhiều ba mẹ Việt Nam có tâm lý lo lắng rằng con cái họ sẽ không theo kịp bạn bè nếu không biết bảng chữ cái sớm. Bởi vậy mà họ luôn mong muốn cho con đi học hay dạy học chữ cái sớm hơn để giúp con đi học tiểu học được thuận lợi và dễ dàng. Thế nhưng, có rất nhiều ý kiến trái chiều về điều này. Đa số nhiều người cho rằng việc cho con đọc sớm sẽ gây ra những tác dụng ngược lại, làm cho trẻ phát triển lệch lạc với lứa tuổi của mình.

Ở các nước phát triển hay như cả ở Việt Nam quy định giai đoạn 5-6 tuổi là độ tuổi trẻ chính thức bước vào lớp 1 và bắt đầu học chữ, tập đọc, tập viết. Có thể đối với những trẻ có sự phát triển nổi trội hơn hẳn thì chưa chắc các việc học chữ sớm sẽ phát triển hơn những đứa trẻ bình thường nếu không được dạy đúng cách.

Ngoài ra, việc học bảng chữ cái sớm cũng giúp bé làm quen với chúng và không bị bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1. Nhưng nhiều bố mẹ vì quá mong muốn con mình nổi trội hơn các bạn, mà áp đặt lên con trẻ gây ảnh hưởng tâm lý cũng như nhận thức của trẻ.

Ai cũng mong muốn con học giỏi, thông minh, nhưng vì quá chạy đua theo “ phương pháp giáo dục sớm” cùng với “phát triển trí tuệ từ sơ sinh” một cách mù quáng mà khiến trẻ mất đi sự tư do, cơ hội phát triển không toàn diện. Bởi vậy, cha mẹ không nên chạy theo trào lưu mà ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.