Giáo dục Khoa học

Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng nào? Yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Aretha Thu An

Theo nghiên cứu, trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo và ôn đới. Trái lại, vùng cực lại có lượng mưa ít nhất. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ, tạo nên đặc trưng riêng biệt của từng khu vực địa lý. Ngoài ra, khí áp, địa hình, dòng biển, gió và frông cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

1. Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng nào?

Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo bởi đây là nơi có nhiệt độ cao, diện tích rừng, biển và đại dương lớn. Xích đạo còn có khí áp thấp nhiệt lực, dòng biển nóng và các luồng gió thổi đều đặn, gây ra hiện tượng mưa nhiều.

Nơi đứng đầu thế giới về lượng mưa có thể kể đến Meghalaya - một bang ở phía đông bắc Ấn Độ, được mệnh danh là “khu rừng nhiệt đới”. Trong đó, ngôi làng Mawsynram có lượng mưa nhiều nhất, khoảng 11.873mm/năm. Đứng thứ hai là làng Cherrapunji cùng bang với lượng mưa khoảng 11.430mm/năm.

Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng Meghalaya, đỉnh điểm là trong tháng 6 - 7
Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng Meghalaya, đỉnh điểm là trong tháng 6 - 7

2. Nơi nào trên Trái Đất có lượng mưa thấp nhất?

Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo và ít nhất ở vùng cực theo chiều kinh tuyến. Nguyên nhân xuất phát từ việc vùng cực tồn tại áp suất cao với nền nhiệt độ thấp, nước rất khó bốc hơi, dẫn đến mưa ít.

Các vùng địa lý khắc nghiệt, có lượng mưa cực ít hàng năm bao gồm:

  • Sa mạc Atacama, Chile
  • Pelican Point, Namibia
  • Aoulef, Algeria
  • Iquique, Chile
  • Luxor, Ai Cập
  • Ica, Peru
  • Aswan, Ai Cập
  • Thung lũng khô McMurdo, châu Nam Cực
  • Wadi Halfa, Sudan
Lượng mưa ở Pelican Point, Namibia chỉ khoảng 23 mm/năm
Lượng mưa ở Pelican Point, Namibia chỉ khoảng 23 mm/năm

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng mưa?

Liên quan đến câu hỏi trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng nào, dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng mưa:

  • Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, tạo thành mây và gây mưa. Nơi này thường có lượng mưa lớn, điển hình là vùng Xích đạo. Ngược lại, ở vùng áp cao, không khí bị nén xuống, không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi, dẫn đến ít mưa như ở vùng cực và vùng chí tuyến.
  • Frông: Dọc theo các frông nóng hay lạnh, không khí nóng sẽ bốc lên trên không khí lạnh, dẫn đến hiện tượng bị lạnh đi và gây mưa.
  • Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa nếu không có gió từ đại dương thổi vào sẽ mưa rất ít. Bên cạnh đó, vùng có gió mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, trong khi vùng gió mùa hoạt động sẽ gây mưa nhiều.
  • Dòng biển: Các khu vực ven bờ đại dương - nơi dòng biển nóng chảy qua sẽ có lượng mưa nhiều, trong khi những nơi có dòng biển lạnh chảy qua sẽ ít mưa.
  • Địa hình: Trên cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao, nhiệt độ sẽ càng giảm, dẫn đến mưa nhiều. Tuy nhiên đến một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm nhiều sẽ không thể gây mưa. Trong cùng một dãy núi, sườn đón gió sẽ có mưa nhiều hơn so với sườn khuất gió.

4. Trái Đất sẽ ra sao nếu mưa ở mọi nơi cùng một lúc liên tiếp trong một năm? 

Trong khi nghiên cứu trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng nào, các nhà khoa học cũng thực hiện thí nghiệm mưa liên tục trong suốt một năm để tìm hiểu hậu quả nếu Trái Đất xuất hiện hiện tượng như thời kỳ Carnian. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 9/2020, kết quả cụ thể như sau:

  • Trong 1 đến 3 tuần đầu: Khi mưa rơi liên tiếp trong nhiều ngày trên khắp hành tinh, lũ lụt sẽ xảy ra, những khu vực thấp sẽ bị ngập. Thực vật không thể thực hiện quang hợp, con người và động vật phải di chuyển tới những vùng cao hơn để sống sót.
  • 1 tháng: Trạm điện bị hư hỏng nhiều, hệ thống điện và các phương tiện thông tin liên lạc bị loại bỏ, điện lưới phải cắt giảm để đảm bảo an toàn cho loài người.
  • 2 tháng: Đa số thành phố ven biển trên thế giới sẽ bị nhấn chìm bởi dòng lũ.
  • 5 tháng: Các loại cây trồng sẽ chết, nhiều loài động vật mất chỗ sinh sống sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm do chuỗi thức ăn bị đứt gãy.
  • 6 tháng: Diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ giảm đi 1/3, lũ lụt, sóng thần và động đất lần lượt xảy ra.. Loài người có thể dẫn đến tranh chấp để chiếm lấy những vùng đất cao và an toàn để sinh sống.
  • 8 tháng: Diện tích đất liền tiếp tục giảm, nhiều quốc gia ven biển bắt đầu biến mất.
  • 10 tháng: Lương thực dự trữ cạn kiệt, con người phải tranh giành mới có được thức ăn.
  • 11 tháng: Xác chết của động vật và sinh vật sẽ tạo điều kiện để sinh sôi những virus và vi khuẩn có hại. Dân số bắt đầu suy giảm đáng kể.
  • 1 năm: Một nửa diện tích lục địa trên Trái Đất sẽ bị nhấn chìm trong nước, mạng sống và sự tồn tại của loài người cũng rơi vào tình trạng nguy kịch.
Mưa liên tục trong một năm sẽ đe dọa đến sự sống của loài người trên Trái Đất
Mưa liên tục trong một năm sẽ đe dọa đến sự sống của loài người trên Trái Đất

5. Các bài tập liên quan đến lượng mưa

Các bài tập về lượng mưa thường xuất hiện ở môn địa lí. Bạn có thể tham khảo phần giải đáp các câu hỏi phổ biến khi tìm hiểu trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng nào dưới đây:

  • Bài tập nhận xét biểu đồ lượng mưa.
  • Tính tổng lượng mưa, lượng mưa trung bình năm.
  • So sánh đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa.
tren-trai-dat-mua-nhieu-nhat-o-vung-4-1715709751.jpg
Dạng bài tập thường gặp trong chương trình phổ thông là phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa

Trên Trái Đất mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo và ôn đới vì đây là những khu vực địa lý có nhiệt độ cao, áp suất thấp, gây ra mưa nhiều. Mưa mang lại nước, nguồn sống cho các sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, việc mưa quá nhiều cũng để lại nhiều hệ luỵ và thiệt hại về người và của.

BÀI LIÊN QUAN