Giải trí Du lịch

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam: Có tỉnh hiện nay không còn hộ nghèo

Adela Tuấn Đặng

Điểm danh top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam với những thành tựu đáng kể và tăng trưởng vượt bậc góp phần tạo nên tiềm năng phát triển cho cả nước. Cùng với sự phát triển đó, Việt Nam đã chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.

Tiêu chí để xếp hạng tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Để xác định thứ hạng của top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã dựa vào một số tiêu chí quan trọng như sau để đánh giá:

  • Thu nhập bình quân đầu người của thành phố: Đây là chỉ số quan trọng nhất, phản ánh trực tiếp mức sống và thu nhập của người dân tại tỉnh thành.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Cho biết sự phát triển và tiềm năng kinh tế của thành phố trong tương lai.
  • Quy mô nền kinh tế: Được đo bằng GRDP, phản ánh sức mạnh kinh tế tổng thể.
  • Cơ cấu kinh tế của thành phố: Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, thương mại trong nền kinh tế.
  • Chỉ số phát triển con người (HDI): Phản ánh các tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống, sức khỏe và giáo dục nhận thức của con người.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Mức độ đắt đỏ của hàng hóa và dịch vụ.

Những tiêu chí để đánh giá những tỉnh thành giàu có nhất Việt Nam

Những tiêu chí để đánh giá những tỉnh thành giàu có nhất Việt Nam

Ngoài ra, để xác định được top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, các chuyên gia còn dựa vào cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư kinh doanh cũng như khả năng thu hút vốn FDI của thành phố.

Bảng xếp hạng top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng top 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam hiện nay nhận được sự đồng thuận từ hầu hết các tổ chức, cá nhân đánh giá uy tín và trực quan. Cụ thể danh sách như sau:

Hồ Chí Minh - Thành phố phát triển của Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là nơi đông đúc nhất về người dân và khách du lịch, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Với mức tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 là +3,55% so với cùng kỳ, đây được xem là tỉnh giàu nhất cả nước hiện nay.

Về thương mại, TP.HCM là nơi tập trung hàng loạt trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ quy mô lớn,... Do đó, mức tiêu dùng ngày càng cao gấp nhiều lần so với các tỉnh thành khác ở Việt Nam (gấp 1,5 lần so với thủ đô Hà Nội ở thời điểm hiện tại).

Hồ Chí Minh - Đứng đầu trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Hồ Chí Minh - Đứng đầu trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Chính vì vậy, dễ hiểu vì sao nơi đây được coi là “miền đất hứa” thu hút lao động từ các tỉnh khác đến tìm kiếm cuộc sống. Ngoài ra, còn có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở nhiều ngành nghề, trình độ khác nhau khiến thành phố luôn là điểm đến của nhiều người.

Thủ đô Hà Nội

Là thủ đô của cả nước, Hà Nội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt và đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam với tổng GRDP tăng 5,97% trong 6 tháng đầu năm 2024. Không kém cạnh Sài Gòn, Hà Nội cũng sở hữu hàng loạt trung tâm thương mại lớn như Royal City, Time City, AEON Mall,...

Đặc biệt, Hà Nội có nhiều công trình kiến ​​trúc, hệ thống bảo tàng đa dạng, nhà hát dân gian, làng nghề truyền thống,… cùng với nền văn hóa đa dạng, độc đáo và thế giới ẩm thực phong phú đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch tới tham quan. Do đó, du lịch là nền kinh tế phát nhất của thủ đô Hà Nội

Bình Dương - Tỉnh thành phát triển công nghiệp

Bình Dương là tỉnh có số lượng lao động nhập cư lớn thứ hai cả nước, đồng thời cũng được biết đến là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát triển vượt xa các tỉnh thành khác với mức GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 3,76%. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 5,9%, công nghiệp và xây dựng tăng 2,94%, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28% so với năm 2023.

Bình Dương là một trong những tỉnh thành có nền công nghệ phát triển nhất cả nước

Bình Dương là một trong những tỉnh thành có nền công nghệ phát triển nhất cả nước

Không chỉ vậy, Bình Dương còn có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút hàng nghìn dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố cảng biển

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh công nghiệp có cảng biển lớn nhất của Việt Nam, phát triển dựa trên khai thác mỏ, cảng biển và du lịch. Tỷ lệ GRDP 6 tháng đầu năm tăng 2,41%, đứng thứ 4 trong top 10 tỉnh thành giàu nhất cả nước. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước với lượng container trên 100.000 tấn.​

Bên cạnh đó, Vũng Tàu còn là trung tâm du lịch phát triển của Việt Nam, nổi bật nhất là các khu du lịch nổi tiếng như Biển Đông, Nghinh Phong,… đã thu hút nhiều du khách gần xa đến đây. Hơn nữa, dịch vụ du lịch ở đây còn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng với nhiều khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp 5 sao.

Đồng Nai - Thành phố Công nghiệp

Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong “tam giác phát triển” của Tây Nam Bộ. Trong đó, Đồng Nai có số lượng khu công nghiệp đang hoạt động đứng thứ hai cả nước và tỷ lệ GRDP 6 tháng đầu năm tăng đến 4,01%, xuất sắc góp mặt trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam.

Đồng Nai là vùng kinh tế công nghiệp trọng điểm ở phía Nam

Đồng Nai là vùng kinh tế công nghiệp trọng điểm ở phía Nam

Với vị trí địa lý đắc địa, giáp nhiều tỉnh thành phố, Đồng Nai đang phát triển mạnh mẽ với thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.810 USD, cao hơn mục tiêu đề ra. Duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP 8-9%/năm, Đồng Nai hiện đang là nơi thu hút đầu tư FDI và xây dựng nhiều dự án nông thôn mới.

Đà Nẵng - Thành phố biển du lịch

Đà Nẵng là trung tâm phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế. Nền kinh tế Đà Nẵng những năm gần đây cũng có dấu hiệu tăng trưởng vượt bậc, đa dạng hóa các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại... với tỷ lệ GRDP ước tính tăng 3,74% so với năm 2023.

Đà Nẵng có hơn 30 trung tâm thương mại và siêu thị lớn, 2 chợ lớn nằm ngay trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn. Đà Nẵng còn là trung tâm tài chính lớn với 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, 55 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng chính sách xã hội,...

Ngoài ra, Đà Nẵng tuy không có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng lại là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước. Bất ngờ hơn, du lịch cũng là ngành đóng góp vào tổng GDP của thành phố ở mức tỷ lệ khá cao.

Khánh Hòa - Du lịch mũi nhọn Việt Nam

Được coi là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nổi bật nhất với du lịch biển nhờ đường bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, cùng nhiều vịnh đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch ghé đến.

Khánh Hòa nằm trong top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam với nền kinh tế du lịch mũi nhọn cả nước

Khánh Hòa nằm trong top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam với nền kinh tế du lịch mũi nhọn cả nước

Tổng kết 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số GRDP của Khánh Hòa tăng 7,8%. Trong đó, dịch vụ du lịch tăng 11,21% so với cùng kỳ năm trước với hơn 12.500 tỷ đồng, công nghiệp và xây dựng tăng 8,33%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,077%,... Do đó, Khánh Hòa hiện đang đứng thứ 7 trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam.

Hải Phòng - Thành phố cảng biển

Hải Phòng là trung tâm công nghiệp có cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Trong năm 2024, thành phố đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chính vì vậy, Hải Phòng đã trở thành đô thị loại I tại Việt Nam.

Về mặt kinh tế, thống kê tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 9,94%. Trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng 0,95%, ngành công nghiệp tăng 10,61%, dịch vụ du lịch tăng 11,12% và vận tải cảng biển tăng đến 16,29%.

Quảng Ninh - Vùng trọng điểm kinh tế Việt Nam

Quảng Ninh là tỉnh ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi hội tụ biển, hải đảo, đồng bằng, trung du, miền núi và biên giới nên khá thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Hiện nay, Quảng Ninh đã trở thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh khai thác than trọng điểm của cả nước.

Quảng Ninh là tỉnh thành có nền kinh tế trọng điểm hàng đầu Việt Nam

Quảng Ninh là tỉnh thành có nền kinh tế trọng điểm hàng đầu Việt Nam

Với điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đang là tỉnh thành phát triển mũi nhọn về mặt công nghiệp xây dựng, cung cấp và sản xuất VLXD, vật tư, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong và ngoài nước.

Bắc Ninh - Thành phố công nghiệp

Tuy là tỉnh có diện nhỏ nhất nhưng lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cán đích với vị trí cuối cùng trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam. Bắc Ninh sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Nơi đây còn là một trong những điểm đến thu hút lao động từ các tỉnh khác đến tìm việc làm. Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh đứng thứ 22 về tỷ lệ dân số cả nước nhưng đứng thứ 8 về tổng sản phẩm GRFP, đứng thứ 3 về tổng sản phẩm GRDP.

Các tỉnh thành trắng hộ nghèo, thu nhập cao nhất nước

Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố đầu năm 2024, cả nước có 6 tỉnh thành không còn hộ nghèo gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và Tây Ninh. Trong đó, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương là 4 địa phương hầu như không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Bình Dương là những tỉnh thành có đời sống người dân ổn định

Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Bình Dương là những tỉnh thành có đời sống người dân ổn định

Ngoài việc trắng hộ nghèo, các tỉnh thành này còn được ghi nhận mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Theo như nghiên cứu của Nhà nước, mức lương bình quân đầu người của các địa phương này đạt 6,33 triệu đồng/người, mức thu nhập cao nhất cả nước.

Qua đó, top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đều là những trung tâm mũi nhọn về kinh tế, thương mại, tài chính của cả nước. Hầu hết các địa phương đều đạt tốc độ tăng trưởng GRDP cao và thu nhập bình quân đầu người khá tốt. Có thể nói, đây là những động lực kinh tế quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng chung của đất nước trong thời gian tới.

BÀI LIÊN QUAN