1. Đỉnh núi cao nhất thế giới Everest (8.848,86m)
Nơi đây được biết đến với danh xưng nóc nhà của thế giới. Nổi tiếng với độ cao 8.848,86m, Everest tọa lạc tại dãy Himalaya, thuộc biên giới giữa Tây Tạng và Nepal. Đỉnh núi cao nhất thế giới thu hút đông đảo nhà leo núi từ khắp nơi trên hành tinh bởi vẻ đẹp hùng vĩ và thử thách chinh phục đầy cam go.
Vào năm 1953, Edmund Hillary và Tenzing Norgay đã chinh phục thành công đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới. Kể từ đó, hàng nghìn nhà leo núi khác đã khao khát được đặt chân lên đỉnh cao này.
2. Núi K2 (8.611m)
Đứng thứ hai trong danh sách Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới là đỉnh núi K2. Nằm ở dãy Karakoram thuộc biên giới giữa Tân Cương và Pakistan, K2 cao 8.611m, được mệnh danh là "ngọn núi hoang dã nhất thế giới" bởi địa hình hiểm trở và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Kể từ lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1954, K2 đã chứng kiến nhiều nỗ lực và hy sinh của các nhà leo núi, đồng thời vẫn ẩn chứa những bí ẩn và thử thách chưa được khám phá. Đáng nói chưa có nữ giới nào chinh phục thành công đỉnh núi này.
3. Núi Kangchenjunga (8.586m)
Núi Kangchenjunga với độ cao 8.598m là ngọn núi cao nhất Ấn Độ và cũng là một trong những đỉnh núi cao nhất thế giới. Nó nằm trên dãy Kanchenjunga Himalaya, dọc biên giới Nepal và Ấn Độ.
Tên gọi Kangchenjunga có nghĩa là "Năm kho báu của tuyết". Sở dĩ gọi như vậy vì Kangchenjunga có năm đỉnh núi. Đáng chú ý, bốn trong số đó có độ cao trên 8.450m. Các bảo vật đại diện cho năm kho của Thiên Chúa, đó là vàng, bạc, đá quý, hạt ngũ cốc và sách thánh.
Núi "Năm đỉnh" này mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt trong các nền văn hóa địa phương và thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.
4. Núi Lhotse (8.516m)
Lhotse là cái tên tiếp theo lọt vào danh sách những đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.516m, thuộc phần Mahalangur Himal của dãy Himalaya, dọc theo ranh giới giữa vùng Khumbu của Nepal và Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.
Núi Lhotse chính là một phần tạo thành của khối núi Everest. Nó được kết nối với đỉnh Everest huyền thoại qua đèo Nam. Bên cạnh đỉnh chính, Lhotse còn bao gồm các đỉnh nhỏ hơn là Lhotse Middle và Lhotse Sar có độ cao lần lượt là 8.414m và 8.383m.
Đỉnh Lhotse được chinh phục lần đầu vào năm 1956 bởi đoàn leo núi người Thụy Sĩ.
5. Núi Makalu (8.463m)
Makalu là đỉnh núi cao thứ năm trong Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Tọa lạc tại dãy Himalaya thuộc biên giới giữa Nepal và Trung Quốc, Makalu cao 8.463m, sở hữu hình dạng độc đáo giống như một kim tự tháp.
Makalu được coi là một trong những đỉnh núi cao khó chinh phục nhất, chủ yếu là do các cạnh sắc nhọn và hình dạng kim tự tháp của phần trên cùng của đỉnh. Điều kiện thời tiết tại Makalu cũng rất khắc nghiệt, với gió mạnh, tuyết dày và nhiệt độ cực đoan.
Vào năm 1955, hai nhà leo núi người Pháp đã trở thành những người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Makalu.
6. Núi Cho Oyu (8.201m)
Cho Oyu cao 8.201m, cách đỉnh Everest 20km về phía Tây, nằm giữa biên giới Nepal và Trung Quốc. Tên Cho Oyu cũng có nghĩa là Nữ thần Ngọc Lam trong tiếng Tây Tạng.
Cho Oyu được biết đến là ngọn núi dễ chinh phục thành công nhất trong Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới, vì đa phần là sườn dốc thoai thoải và ít gặp phải những tai nạn đáng tiếc. Nơi đây thu hút những nhà leo núi muốn thử sức với độ cao lớn nhưng với ít rủi ro hơn.
Nhà leo núi người Áo là những người đầu tiên chinh phục được ngọn núi này vào năm 1954.
7. Núi Dhaulagiri (8.167m)
Dhaulagiri là một trong bảy đỉnh núi cao nhất thế giới, với độ cao là 8.167m. Nó nằm trên dãy Dhaulagiri Himalaya thuộc Nepal. Dhaulagiri trong tiếng Phạn có ý nghĩa là rực rỡ, tuyệt đẹp và trắng tinh. Tên gọi của ngọn núi này bắt nguồn từ lớp tuyết trắng phủ kín quanh năm.
Là một trong những đỉnh núi cao nhất thế giới, Dhaulagiri ẩn chứa nhiều cung đường leo núi hiểm trở, thử thách bản lĩnh và lòng dũng cảm của những nhà leo núi. Đỉnh Dhaulagiri lần đầu tiên được chinh phục bởi một người Áo vào năm 1960.
8. Núi Manaslu (8.163m)
Manaslu còn được gọi là Kutang, đứng thứ 8 trong danh sách đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.163m so với mực nước biển. Nó nằm trong Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya Nepal. Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Phạn, “Manasa” có nghĩa là "trí tuệ" hay "linh hồn".
Nơi đây thường xuyên xảy ra lở tuyết do đó nó còn được biết đến với cái tên “ngọn núi chết chóc”. Tuy nhiên, chúng vẫn thu hút lượng lớn du khách và các nhà leo núi bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và bầu không khí trong lành.
Manaslu lần đầu tiên được chinh phục vào năm 1956 bởi đoàn leo núi tới từ Nhật Bản.
9. Núi Nanga Parbat (8.126m)
Nhắc đến những đỉnh núi cao nhất thế giới không thể bỏ qua Nanga Parbat. Sở hữu độ cao 8.126m, ngọn núi thuộc Pakistan sừng sững tọa lạc ở sườn tây của dãy Himalaya.
Nanga Parbat còn có tên gọi khác là "Kẻ ăn thịt người" hay "Núi quỷ” bởi từng khiến nhiều nhà leo núi bị chôn vùi trong tuyết. Nơi đây có nhiều vách đá dựng đứng cao nhất thế giới, đặc biệt ở phía nam mọc lên bức tường cao 4.600m.
Nhà leo núi người Úc là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Nanga Parbat vào năm 1953.
10. Núi Annapurna I (8.091m)
Đứng cuối cùng trong danh sách Top 10 đỉnh núi cao nhất thế giới là Annapurna I với độ cao 8.091m, tọa lạc tại dãy Annapurna. Đây là ngọn núi đầu tiên trong dãy này được chinh phục thành công.
Nơi đây sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và thu hút những nhà leo núi ưa thích thử thách. Giống như phần lớn các ngọn núi cao khác, Annapurna I cũng cực kỳ khó leo và có tỷ lệ tử vong khi lên đỉnh cao nhất so với tất cả các ngọn núi cao trên 8.000m.
Tuy nguy hiểm vậy nhưng Annapurna I đã được hai nhà leo núi người Pháp chinh phục thành công lần đầu vào năm 1950.
Theo danh sách thống kê trên, có tới 8/10 ngọn núi cao nhất thế giới đều nằm một phần hoặc toàn bộ trên lãnh thổ Nepal. Không chỉ là quốc gia sở hữu nhiều đỉnh núi cao nhất thế giới, Nepal còn sở hữu luôn cả nóc nhà thế giới đó là đỉnh Everest.