Giáo dục

Hướng dẫn cách soạn bài Thạch Sanh giúp học sinh nắm trọn vẹn kiến thức

Aretha Thu An

Việc soạn bài Thạch Sanh ngắn nhất và trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm giúp học sinh nắm được những thông tin khái quát nhất về tác giả và tác phẩm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu bài giảng trên lớp, mang lại nhiều lợi ích trong việc học tập.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Thao tác đầu tiên được tiến hành khi soạn bài Thạch Sanh chính là tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, tóm tắt được nội dung của văn bản và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật.

Tác giả

Thạch Sanh là truyện một trong những truyện cổ tích Việt Nam nên tồn tại nhiều văn bản khác nhau. Theo bộ sách Cánh diều, tác giả của Thạch Sanh là Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan. Theo sách Kết nối tri thức, văn bản này lại do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể.

Tác phẩm

Khi soạn bài Thạch Sanh, trong phần tác phẩm học sinh cần nắm được thể loại, xuất xứ, bố cục, tóm tắt câu chuyện. Cụ thể:

Thể loại: Truyện cổ tích

Xuất xứ: Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan

Bố cục: Học sinh nên chia tác phẩm thành 3 phần để quá trình soạn bài Thạch Sanh dễ hiểu nhất.

  • Phần 1: Từ đầu => Mọi phép thần thông: Sự ra đời và quá trình lớn lên của Thạch Sanh
  • Phần 2: Tiếp theo => Hóa kiếp thành bọ hung: Những thử thách cùng chiến công của chàng Thạch Sanh
  • Phần 3: Đoạn còn lại: Thạch Sanh cưới được công chúa và lên ngôi vua.

Tóm tắt nội dung:

Tại quận Cao Bình nọ có hai vợ chồng tuổi đã cao mà chưa có con. Thấy họ lương thiện, tốt bụng nên Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con của hai người. Ngay khi cậu chào đời thì mẹ qua đời, cậu bé cùng cha sống trong túp lều nhỏ. Dân làng vô cùng yêu quý đứa trẻ này và gọi cậu là Thạch Sanh. Ngay từ bé, Thạch Sanh đã được dạy nhiều môn võ nghệ và phép thần thông biến hóa. Thấy Thạch Sanh tài giỏi, Lý Thông đã rủ về sống chung.

Thời điểm này trong vùng có con chằn tinh nguy hiểm, mỗi năm dân làng đều phải nộp mạng 1 người cho nó ăn thịt. Khi tới phiên Lý Thông, hắn đã độc ác đẩy Thạch Sanh nộp mạng thay mình. Do tài năng hơn người nên Thạch Sanh đã nhanh chóng giết được chằn tinh. Mặc dù lập được công lớn nhưng gã họ Lý lại cướp công để được vua khen ngợi phong và phong chức tước.

Vào ngày hội kén phò mã, đại bàng bất ngờ xuất hiện đã quắp công chúa đi. Thấy vậy, Thạch Sanh dùng cung tên bắn theo và cứu được công chúa nhưng lại một lần nữa bị Lý Thông cướp công. Nhận ra tâm địa của người bạn, Thạch Sanh xin vua một cây đàn rồi trở về gốc đa ở ẩn.

Truyện khép lại khi Lý Thông bị trừng trị thích đáng, Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa.

Thạch Sanh có công giết chằn tinh, mang lại bình yên cho dân làng

Thạch Sanh có công giết chằn tinh, mang lại bình yên cho dân làng

Soạn bài Thạch Sanh - Cánh diều

Khi soạn bài Thạch Sanh lớp 6 theo bộ sách Cánh diều, học sinh cần trả lời các câu hỏi trong phần chuẩn bị, đọc hiểu và sau khi đọc.

Soạn bài Thạch Sanh Cánh Diều: Phần Chuẩn bị

Câu 1 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Xem lại khái niệm Truyện cổ tích ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Khi đọc hiểu truyện cổ tích, các em cần chú ý Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện.

Gợi ý trả lời:

Truyện kể về Thạch Sanh. Các sự việc diễn ra trong truyện gồm:

  • Sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh.
  • Thạch Sanh kết nghĩa anh em cùng Lý Thông
  • Bị Lý Thông đi đi canh miếu và tiêu diệt chằn tinh.
  • Giết đại bàng để cứu công chúa.
  • Cứu con vua Thủy Tề.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bệnh, vạch mặt được tội ác của mẹ con nhà họ Lý.
  • Thạch Sanh cưới được công chúa và nhận ngôi Vua.

Câu 2 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? Kết thúc truyện, số phận các nhân vật như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tác phẩm xoay quanh nhân vật kể về Thạch Sanh. Kết thúc truyện Thạch Sanh cưới được công chúa và lên ngôi vua. Mẹ con Lý Thông sống gian dối, tâm địa xấu xa nên bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung xấu xí.

Câu 3 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn ca ngợi, phê phán hay nói lên ước mơ gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay?

Gợi ý trả lời:

Kết thúc truyện, tác giả dân gian muốn truyền đạt thông điệp cái thiện luôn chiến thắng cái ác và gửi gắm ước muốn về một xã hội công bằng.

Câu 4 (Trang 19, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1): Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết hoang đường, kì ảo? Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện?

Gợi ý trả lời:
Những chi tiết có yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện là:

  • Ngọc Hoàng sai thái tử xuống hạ giới làm con của hai vợ chồng già.
  • Bà vợ mang thai hơn một năm mới đẻ.
  • Chằn tinh khi chết để lại bộ cung tên vàng.
  • Tiếng đàn của Thạch giúp công chúa khỏi bệnh.
  • Niêu cơm của Thạch Sanh ăn hết lại đầy.

Những chi tiết này làm câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn người đọc.

Soạn bài Thạch Sanh Cánh Diều: Phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Thạch Sanh là con của Ngọc Hoàng, được người cử xuống để đầu thai làm con của cặp vợ chồng già.

Câu 2 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy?

Gợi ý trả lời:

Thạch Sanh thật thà, sống ngay thẳng và rất dũng cảm, chàng sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác khi thấy họ gặp khó khăn. Trong phần 2 từ "thật thà" được lặp lại đến hai lần.

Câu 3 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Thạch Sanh có những hành động dũng cảm nào trong phần (3)?

Gợi ý trả lời:

Thạch Sanh có rất nhiều hành động dũng cảm, khi trông thấy đại bàng quắp người bay qua, Thạch Sanh dùng cung đuổi bắn. Ngoài ra, chàng cũng không màng nguy hiểm để cứu con trai vua Thủy Tề.

Câu 4 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang Lý Thông sẽ làm gì?

Gợi ý trả lời:

Em đoán khi Thạch Sanh xuống hang sẽ bị Lý Thông giết chết để cướp công cứu công chúa.

Câu 5 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Gợi ý trả lời:

Khi xin nhà Vua cây đàn, Thạch Sanh không biết đó là đàn thần.

Câu 6 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?

Gợi ý trả lời:

Sau mọi chuyện ác mà mẹ con Lý Thông đã làm, Thạch Sanh vẫn nhân đạo không giết chúng. Mặc dù không bị Thạch Sanh kết tội nhưng mẹ con gã cũng bị trời xử chết khi đang trên đường về quê bị sét đánh trúng.

Câu 7 (Trang 21, SGK Ngữ văn 6, tập 1): Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?

Gợi ý trả lời:

Thạch Sanh cầm đàn thần ra đánh khiến binh sĩ bủn rủn tay chân, không nghĩ tới chuyện đánh nhau nữa.

Soạn bài Thạch Sanh Cánh Diều: Phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)?

Gợi ý trả lời:

Thạch Sanh được tác giả xây dựng theo kiểu nhân vật vật dũng sĩ.

Câu 2 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

Gợi ý trả lời:

Các sự kiện trong truyện Thạch Sanh bao gồm:

  • Sự ra đời đầy kỳ lạ của Thạch Sanh.
  • Thạch Sanh kết nghĩa anh em cùng Lý Thông.
  • Nhận lời giúp đỡ đi canh miếu hộ gã họ Lý.
  • Thạch Sanh diệt được chằn tinh nhưng bị cướp công.
  • Giết đại bàng cứu công chúa, tiếp tục bị Lý Thông hãm hại, cướp công
  • Hồn đại bàng, chằn tinh kéo đến báo thù khiến chàng Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.
  • Vạch trần bộ mặt giả tạo của Lý Thông, giải oan cho chính mình.
  • Nghe tiếng đàn của Thạch Sanh đã khiến công chúa có thể nói trở lại.

Trong các sự kiện này em thích nhất chi tiết sự ra đời của Thạch Sanh vì nó ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ, đem lại cảm giác tò mò.

Câu 3 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Gợi ý trả lời:

Trong quá trình soạn bài Thạch Sanh em nhận thấy nhân vật Thạch Sanh là người có tấm lòng nhân hậu, dễ tin lời người, sẵn sàng cứu giúp người hoạn nạn.

Một số chi tiết để khẳng định lời nhận xét ấy là:

  • Thạch Sanh tin lời người bạn Lý Thông đi canh miếu chằn tinh.
  • Biết được tâm địa độc ác của mẹ con Lý Thông nhưng Thạch Sanh vẫn tha mạng cho họ.

Câu 4 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

Gợi ý trả lời:

Các chi tiết chứa yếu tố hoang đường trong truyện là:

  • Ngọc Hoàng thương cảm hoàn cảnh đôi vợ chồng già nên sai thái tử xuống đầu thai làm con.
  • Người vợ mang thai nhiều năm mới sinh.
  • Ngọc Hoàng sai chư thần xuống trần gian dạy võ nghệ và các phép thần thông cho cậu bé Thạch Sanh.
  • Chằn tinh ăn thịt người.
  • Đại bàng có nhiều phép lạ.
  • Con vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống chơi thủy cung.
  • Tiếng đàn của Thạch Sanh khiến công chúa đang bị câm bỗng nói cười được.
  • Niêu cơm của Thạch Sanh cứ ăn hết lại đầy.

Những tình tiết này giúp khắc họa hình tượng nhân vật Thạch Sanh trở nên rõ nét hơn, khẳng định ngay từ khi xuất hiện, Thạch Sanh đã mang trong mình xuất thân cao quý, tài năng hơn người.

Câu 5 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho ta nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Gợi ý trả lời:

Khi soạn bài Thạch Sanh em thấy kết truyện rất có hậu, thể hiện ước mơ của dân ta về cuộc sống về sự công bằng, người hiền lành, lương thiện, sống chính nghĩa sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ tàn ác sẽ bị trừng trị.

Câu 6 (Trang 23, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 1): Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh

Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

Đàn kêu: Ai chém xà vương

Đem nàng công chúa triều đường về đây?

Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

Đàn kêu: Sao ở bất nhân

Biết ăn quả lại quên ăn người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Gợi ý trả lời:

Đoạn thơ đã nhấn mạnh ý nghĩa của truyện Thạch Sanh, đó chính là tiếng kêu đòi công bằng của những kiếp người phải chịu oan uổng. Tiếng đàn ấy đã phô bày sự thật đầy bất công, tố cáo kẻ cướp công, gây điều ác. Bên cạnh đó, tiếng đàn ấy vang lên còn bênh vực người lành và chứng minh chân lý ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo.

Học sinh có thể dựa vào sơ đồ tư duy để quá trình soạn bài Thạch Sanh chính xác nhất
Học sinh có thể dựa vào sơ đồ tư duy để quá trình soạn bài Thạch Sanh chính xác nhất

Soạn bài Thạch Sanh - Kết nối tri thức và cuộc sống

Cách soạn bài Thạch Sanh ngắn nhất chính là trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản. Dưới đây là gợi ý chi tiết từ các giáo viên dạy Ngữ văn mà học sinh có thể tham khảo:

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Trước khi đọc

Câu 1 (Trang 25, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người. Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi này, học sinh cần nhớ lại các bộ phim đã xem trong đó có xuất hiện các con vật kì ảo như rùa thần, rồng thiêng để hình dung và vẽ lại.

Câu 2 (Trang 25, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Gợi ý trả lời:

Học sinh dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ một số đồ vật kì ảo như: cây đàn, chiếc gậy, chiếc mũ, cây đèn …

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Đọc văn bản

Theo dõi (Trang 26, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện?

Gợi ý trả lời:

  • Thời gian: Ngày xửa ngày xưa.
  • Không gian: Túp lều dựng dưới gốc đa.

Dự đoán (Trang 26, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

Gợi ý trả lời:

Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sạch và lợi dụng điều này để kiếm lợi cho bản thân.

Theo dõi (Trang 27, SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2): Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa.

Gợi ý trả lời:

Mặc dù bị Lý Thông lừa để cướp công nhưng Thạch Sanh không chút nghi ngờ, từ giã mẹ con hắn và quay trở về với gốc đa. Ngay khi Thạch Sanh đi, Lý Thông đem đầu chằn tinh vào kinh nộp cho vua để lấy thưởng.

Tưởng tượng (Trang 28, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Gợi ý trả lời:

Thế giới vua Thủy Tề ở dưới nước có dinh thự, cung điện nguy nga, vô số vàng bạc, châu báu,…

Tưởng tượng (Trang 29 SGK, Ngữ văn lớp 6, tập 2): Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm quanh chiếc niêu bé xíu.

Gợi ý trả lời:

Quân sĩ 18 nước ngồi quanh niêu cơm bé xíu nhưng ăn mãi vẫn không hết.

Soạn bài Thạch Sanh Kết nối tri thức và cuộc sống: Phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Em rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh vì tác phẩm chứa nhiều ý nghĩa, hướng người đọc đến những điều tốt đẹp bởi cuối cùng người tốt sẽ luôn được hưởng hạnh phúc, nhiều nhận được sự yêu thương, quý mến.

Câu 2 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Gợi ý trả lời:

Vừa sinh ra chưa được bao lâu thì mẹ mất, ít lâu sau cha cũng qua đời, Thạch Sanh sống một mình trong một túp lều cũ dưới gốc đa, cả gia tài của chàng chỉ có lưỡi búa để lên rừng đốn củi.

Câu 3 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Gợi ý trả lời:

Trong truyện Thạch Sanh có các con vật kì ảo gồm:

  • Chằn tinh khổng lồ, có nhiều phép lạ, ăn thịt người, khi bị giết chết đã nhả ra bộ cung tên vàng,
  • Đại bàng to lớn, sức mạnh phi thường.

Câu 4 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Gợi ý trả lời:

Trong khi soạn bài Thạch Sanh em nghĩ nếu công chúa không bị câm nàng sẽ vạch trần được bộ mặt thật của Lý Thông.

Câu 5 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Gợi ý trả lời:

Những đồ vật kỳ ảo xuất hiện trong truyện Thạch Sanh là:

  • Cây đàn thần giúp Thạch Sanh bày tỏ tình cảm của mình với công chúa. Tiếng đàn vang lên và công chúa bỗng nhiên hết câm. Tiếng đàn ấy còn khiến quân lính 18 nước chư hầu buông bỏ vũ khí.
  • Niêu cơm thần ăn mãi không hết, chi tiết này mang ý nghĩa cuộc sống của nhân dân sẽ được no đủ.

Câu 6 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Gợi ý trả lời:

Lý Thông

Thạch Sanh

Lừa Thạch Sanh kết nghĩa anh em, rủ về nhà sống chung để bóc lột sức lao động

Xem Lý Thông là anh em ruột thịt, hết lòng giúp đỡ.

Lập mưu để Thạch Sanh đi nộp mạng cho chằn tinh ăn thịt người

Hăng hái giúp Lý Thông tiêu diệt chằn tinh

Cướp công diệt chằn tinh

Quay về sống dưới túp lều cũ

Cướp công cứu công chúa

Bị nhốt dưới vực sâu

Lừa dối Vua để được trở thành phò mã

Cứu con trai Thủy Tề, nhưng chỉ nhận 1 công một cây đàn

Kết cục bị sét đánh chết

Cưới công chúa, sau này nối ngôi vua

Câu 7 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Gợi ý trả lời:

Qua kết truyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp, những điều tốt đẹp, hạnh phúc luôn dành cho người thật thà, lương thiện. Minh chứng rõ rệt nhất cho điều này chính là Thạch Sanh cưới được công chúa và trở thành vua.

Câu 8 (Trang 30, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2): Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Gợi ý trả lời:

Dù theo bất cứ văn bản nào thì thao tác soạn bài Thạch Sanh đã giúp em nhận ra kết chuyện theo các văn bản đều có điểm chung là kẻ ác bị trừng phạt, hoặc là bị sét đánh chết, hoặc là hóa thành con vật mang ngoại hình xấu xí. Điểm riêng của từng phiên bản là có khi mẹ con Lý Thông hóa thành bọ hung, lại có khi hóa thành ễnh ương. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do văn hóa vùng miền tại nơi tác giả sinh sống (miền Bắc và miền Nam).

Phần viết kết nối với đọc: Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Hướng dẫn làm bài:

Người dũng sĩ ngoài đời thực để lại cho em sự ngưỡng mộ đps chính là anh Nguyễn Ngọc Mạnh- một nhân viên lái xe tải chở hàng. Cũng giống như bao ngày, khi đang trên đường làm việc, anh thấy một bé gái đang lơ lửng trên ban công tầng 12. Không một chút suy nghĩ, người dũng sĩ ấy đã lập tức lao lên mái tôn để đỡ lấy cháu bé. Hành động dũng cảm của anh Mạnh đã mang lại sự sống cho cháu nhỏ. Sau việc làm ý nghĩa ấy, anh Mạnh nhận được sự tuyên dương và khen ngợi của bao thế hệ người dân Việt Nam. Việc làm của anh Mạnh là minh chứng rõ ràng nhất để thấy rằng lòng tốt và tình người hiện hữu xung quanh chúng ta.

Khi đã hiểu các câu hỏi trong SGK, học sinh có thể tự tin giải mọi đề thi liên quan đến tác phẩm này

Khi đã hiểu các câu hỏi trong SGK, học sinh có thể tự tin giải mọi đề thi liên quan đến tác phẩm này

Bài tập liên hệ

Sau khi hoàn thành soạn bài Thạch Sanh, học sinh nên tự tổng hợp lại kiến thức của bản thân bằng cách làm các bài tập liên quan đến tác phẩm.

Bài tập 1: Lập dàn ý kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em.

Hướng dẫn làm bài:

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về truyện cổ tích Thạch Sanh.

Thân bài: Học sinh làm rõ các ý sau:

  • Sự ra đời chứa nhiều bí ẩn của Thạch Sanh (con Ngọc hoàng đầu thai)
  • Hoàn cảnh đáng thương của cậu bé (mồ côi bố mẹ, gia tài chỉ có lưỡi búa để đốn củi kiếm sống)
  • Quá trình nhân vật Lý Thông lợi dụng lòng tốt của Thạch Sanh (kết nghĩa anh em, mời về nhà chung sống, cướp công giết chằn tinh, giết đại bàng)
  • Những đặc ân mà Thạch Sanh được hưởng sau khi cứu được công chúa (cưới được công chúa, trở thành phò mã, vua nhường ngôi)

Kết bài: Ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện Thạch Sanh (người tốt được hưởng những điều may mắn và hạnh phúc).

Bài tập 2: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu) phân tích chi tiết Niêu cơm thần và Tiếng đàn thần xuất hiện.

Hướng dẫn làm bài:

Tác phẩm Thạch Sanh là minh chứng rõ rệt nhất để khẳng định người tốt, làm điều thiện sẽ được hưởng hạnh phúc và cái thiện luôn thắng cái ác. Trong truyện, em ấn tượng nhất với hai chi tiết là niêu cơm thần và tiếng đàn thần. Khi tiếng đàn vang lên, công chúa đang bị câm bỗng có thể nói trở lại. Lạ kỳ thay, tiếng đàn ấy khiến quân thủ ngả mũ xin hàng. Ngoài ra, hình ảnh niêu cơm thần kỳ lạ cứ ăn hết lại đầy cũng là chi tiết đắt giá, thể hiện mong ước về một cuộc sống no đủ. Cuối cùng, trải qua bao khó khăn, thử thách, Thạch Sanh đã được hưởng hạnh phúc, cùng công chúa và vua cha đất nước. Đây thật sự là phần thưởng xứng đáng dành cho đức hạnh và tài năng như Thạch Sanh.

Hình ảnh niêu cơm thần ăn hết lại đầy ẩn chứa ý nghĩa lớn lao

Hình ảnh niêu cơm thần ăn hết lại đầy ẩn chứa ý nghĩa lớn lao

Thông qua việc soạn bài Thạch Sanh và làm các bài tập liên quan đến văn bản này giúp học sinh nắm rõ thông tin về tác giả, tác phẩm, nội dung tư tưởng mà người viết muốn truyền tải. Đây chính là cơ sở để học sinh tự tin chinh phục mọi đề thi và đạt được điểm số cao nhất.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6