Giáo dục

Hướng dẫn soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 và lớp 8 chuẩn chương trình Ngữ Văn

Aretha Thu An

Những hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 và lớp 8 giúp bạn nắm trọn kiến thức về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật, trả lời tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đây chính là cơ sở để học sinh tự tin hơn trong mọi dạng đề thi từ dễ đến khó liên quan đến tác phẩm văn học nổi tiếng này.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Tác giả là ai?
  • Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm là gì?
  • Tóm tắt diễn trình câu chuyện.
  • Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật thể hiện trong bài.

Tác giả

Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn của Thạch Lam. Ông là nhà văn nổi tiếng trong giai đoạn 1930 - 1945. Khi tìm hiểu về tác giả, học sinh cần nắm được các thông tin về cuộc đời, phong cách sáng tác, thành tựu văn học. Cụ thể

Cuộc đời

Quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa, bạn cần nắm được các ý chính về cuộc đời của tác giả:

  • Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau được đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh năm 1909, quê Hà Nội.
  • Ông là em của Nhật Linh, Hoàng Đạo, cả 3 anh em đều là thành viên của Tự lực văn đoàn.
  • Lúc nhỏ. tác giả được bên ngoại ở Cẩm Giàng, Hải Dương nuôi dưỡng vì cha mất sớm, một mình mẹ phải nuôi 7 người con.
  • Lớn lên trong tuổi thơ cơ cực, Thạch Lam đã xin mẹ cho đổi tên, tăng tuổi để được học Ban thành chung. Sau đó, ông thi đỗ vào một trường cao đẳng ở Hà Nội, tiếp đó là đỗ Tú tài.
  • Thời điểm tham gia Tự lực văn đoàn, nhà văn lấy bút danh là Thạch Lam
  • Năm 32 tuổi, ông qua đời vì bệnh lao phổi, Mặc dù thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng tác giả đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị.

Phong cách sáng tác

Văn Thạch Lam không súng đạn của chiến tranh, không thúc sưu nộp thuế nhưng nó khắc họa tâm trạng đau đớn của nhân vật trước hiện thực cuộc sống. Tác phẩm của ông đi vào vào người dân nghèo với cốt truyện đơn giản, thậm chí không có cốt truyện.

Thành tựu văn học

Nắm rõ thành tựu văn học của tác giả Thạch Lam là vấn đề bạn không nên bỏ qua khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa. Theo đó, một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn có thể kể đến như: Hà Nội băm sáu phố phường; Gió lạnh đầu mùa; Nắng trong vườn; Ngày mới; Hai đứa trẻ, Sợi tóc; Một thứ quà của lúa non: Cốm,…

Một vài nét cơ bản về tác giả Thạch Lam
Một vài nét cơ bản về tác giả Thạch Lam

Tác phẩm

Tại phần tác phẩm, quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa học sinh cần nêu được thông tin về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và bố cục

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được trích trong tập truyện ngắn cùng tên “Gió lạnh đầu mùa”.

Bố cục: Học sinh nên phân chia bố cục cụ thể trong lúc soạn bài Gió lạnh đầu mùa.

  • Đoạn 1: Từ đầu -> đoạn “rơm rớm nước mắt”: Không khí trong gia đình Sơn trong ngày gió mùa về
  • Đoạn 2: Tiếp -> “ấm áp vui vui”: Cảnh chị em Sơn vui chơi và nhường áo ấm cho nhau.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Sự lo lắng của chàng trai tên Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo ấm

Tóm tắt nội dung

Việc soạn bài Gió lạnh đầu mùa sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn biết cách tóm tắt nội dung văn bản theo đúng diễn trình của tác phẩm.

Tình huống truyện

Trong Gió lạnh đầu mùa, tác giả Thạch Lam đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, đó là là sự đổi mùa từ cuối thu sang đầu đông. Sau một đêm mưa rào, hơi lạnh tràn về nhưng trong xóm chợ đìu hiu, đám trẻ nhà nghèo vẫn mặc áo rách.

Nhà văn đã phác họa khung cảnh nghèo hèn ấy bằng câu chuyện của những đứa trẻ ngây thơ, không lường trước được những khó khăn phải đối diện.

Diễn biến

Câu chuyện bắt đầu khi chị em Lan - Sơn đến khu chợ nghèo, khi nhìn thấy quần áo trên người hai chị em, đám trẻ đã tỏ rõ ước muốn được mặc bộ đồ ấy. Cô bé tên Hiên mặc chiếc áo rách nát đang đứng co ro. Thấy Sơn nhìn, Hiên nói 'Hết áo rồi', câu nói ấy khiến chàng trai nhớ ra rằng gia đình Hiên rất nghèo khổ.

Sơn cảm thấy thương cảm và nói với chị Lan, không suy nghĩ, chị chạy về nhà lấy áo lông của em Duyên để đưa cho Hiên. Lo sợ mẹ biết chuyện sẽ la mắng, mãi đến tối hai chị em mới dám trở về nhà. Mẹ Hiên sau khi thấy con gái có áo mới đã mang trả lại.

Kết thúc

Truyện kết thúc bằng một hình ảnh ấp áp, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để may áo mới cho con gái.

Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn xuất xắc của Thạch Lam
Gió lạnh đầu mùa là truyện ngắn xuất xắc của Thạch Lam

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Bên cạnh những tìm hiểu về tác giả, tác phẩm thì thông tin về nội dung và nghệ thuật là một phần quan trọng khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa.

Giá trị nội dung

Truyện ngắn thể hiện sự cảm thương của tác giả trước những cơ cực, bất hạnh của người dân nghèo, qua đó ca ngợi tấm lòng lương thiện, sự chia sẻ, đùm bọc giữa con người với nhau. Dù cho cuộc sống có bao vất vả nhưng không làm mất đi nhân cách của người dân nghèo, họ vẫn luôn sống trong sạch và lương thiện.

Giá trị nghệ thuật

Xuyên suốt tác phẩm là sự kết hợp hài hòa của nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành thạo các thủ pháp đối lập.

Sơ đồ tư duy gió lạnh đầu mùa

Học sinh có thể tham khảo sở đồ tư duy dưới đây để quá trình soạn bài gió lạnh đầu mùa trở nên đơn giản hơn:

Sơ đồ tư duy tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
Sơ đồ tư duy tác phẩm Gió lạnh đầu mùa

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 sách Kết nối tri thức

Trong quá trình soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 trang 73 trong bộ sách Kết nối tri thức, bạn cần trả lời được toàn bộ câu hỏi sau:

Câu 1 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3.

Câu 2 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Một số chi tiết và hình ảnh miêu tả thái độ của Sơn và Lan đối với các bạn khi đến khu chợ nghèo:

  • Hai chị em thân mật chơi với đám trẻ, nhận ra chúng mặc quần áo rách.
  • Chị Lan giơ tay gọi Hiên lại chơi cùng
  • Sơn thương cảm khi thấy cái áo rách tả tơi của Hiên và nảy ra suy nghĩ mang áo bông cũ để cho.
  • Được Sơn gợi ý, Lan hăm hở về nhà lấy áo

Tất cả những chi tiết trên cho thấy hai chị em Sơn có tấm lòng ấm áp và nhân hậu.

Câu 3 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu văn miêu tả về cảm xúc của Sơn khi nghe người mẹ và vú nói chuyện về chiếc áo:

  • Sơn nhớ em, thương em quá.
  • Sơn nhìn thấy mẹ rơm rớm nước mắt.

Câu văn miêu tả cảm xúc của Sơn khi thấy cuộc sống nghèo khổ của gia đình Hiên:

  • Sơn động lòng thương.
  • Ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí.

Câu 4 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Trong lúc chị Lan đưa chiếc áo bông cho Hiên, Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui.” Cảm xúc này giúp em thấu hiểu được niềm vui của sự sẻ chia.

Câu 5 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Lo sợ sẽ bị mẹ mắng, Sơn nảy ra suy nghĩ đòi lại áo. Hành động này cũng không làm giảm bớt thiện cảm của người đọc với nhân vật bởi, cậu đòi lại áo không phải vì tính ích kỷ, keo kiệt. Xét cho cùng, Sơn chỉ là 1 đứa trẻ, em sợ mẹ đánh đòn.

Câu 6 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Thái độ của mẹ Hiên khi thấy con mặc áo của người khác: Mang áo đến trả, người mẹ nghèo nhưng rất trung thực.

Thái độ của mẹ Sơn khi biết hai con cho bạn áo: Xoa đầu và ôm hai đứa trẻ vào lòng, đặc biệt, còn cho mẹ Hiên vay tiền để may áo cho con. Những hình ảnh này cho thấy tấm lòng nhân hậu, biết suy nghĩ khi ứng xử.

Câu 7 (Trang 73, sách Ngữ văn lớp 6)

Đoạn văn miêu tả đổi thay của đất trời khi đông đến: Từ chỗ “Mùa đông đột nhiên đến” cho đến đoạn “mùa đông rét mướt”. Em rất thích đoạn văn này bởi tác giả đã phác họa rất tinh tế những chuyển biến của đất trời khi đông về.

Học sinh nên tham khảo cách soạn bài Gió lạnh đầu mùa từ các giáo viên dạy Ngữ Văn
Học sinh nên tham khảo cách soạn bài Gió lạnh đầu mùa từ các giáo viên dạy Ngữ Văn

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Theo bộ sách Chân trời sáng tạo, học sinh cần trả lời 7 câu hỏi khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa.

Câu 1 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Những từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn là: Chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt.

Câu 2 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Các sự việc trong tác phẩm đều có liên quan chặt chẽ đến nhau. Theo đó, sự việc đứng trước là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự việc đứng sau, nếu thiếu đi một hành động thì sẽ không thể có các chi tiết ở phía sau.

Câu 3 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Hành động cho áo thể hiện chị em Sơn và Lan rất nhân hậu, giàu tình yêu thương, biết quan tâm tới những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.

Hành động ấy đã giúp Hiên không chỉ nhận được sự ấm áp mà còn giúp Hiên cảm nhận được tình người.

Câu 4 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Người mẹ không trách mắng Sơn và Lan mà cảm thấy đầy tự hào vì hai đứa con biết quan tâm và suy nghĩ cho người khác.

Hành động của đám trẻ đã khiến hai người mẹ ngồi xuống nói chuyện lịch sự, để rồi cuối cùng mẹ Sơn quyết định cho mẹ Hiên vay tiền may áo mới cho con gái.

Câu 5 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Theo em, chi tiết Lan và Sơn lấy chiếc áo bông tặng cho Hiên vừa đáng khen lại vừa đáng trách. Đáng khen vì hành động ấy thể hiện tình thương và sự quan tâm đến người khác. Đáng trách vì hai đứa trẻ đã tự ý lấy đồ đạc mà không xin phép người lớn.

Câu 6 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Đề tài của văn bản chính là cuộc sống của những đứa trẻ ở phố chợ nghèo.

Câu 7 (Trang 11, sách Ngữ văn lớp 6) 

Chủ đề của câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đám trẻ ở tầng lớp khác nhau, từ đó làm bật lên vẻ đẹp tâm hồn lương thiện và tình người ấm áp.

Soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 8 sách Cánh diều

Trong chương trình lớp 8, tác phẩm Gió lạnh đầu mùa có 5 câu hỏi.

Câu 1 (Trang 24, sách Ngữ văn lớp 8)

Nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa: Một ngày đầu mùa đông, hai chị em Lan - Sơn ra chợ chơi. Tại đây, Sơn thấy chị Hiên ăn mặc rách rưới nên đã bàn với chị Lan mang áo bông của em Duyên để tặng lại cho chị. Vì sợ mẹ mắng nên Sơn và Lanquyết định tìm đến nhà Hiên đòi lại áo. Khi đến nơi, hai đứa trẻ không thấy ai nên đã trở về nhà. Vừa về tới nơi, chị em Sơn ngạc nhiên khi thấy Hiên cùng mẹ mang áo đến trả lại. Mẹ Sơn thấu hiểu hoàn cảnh gia đình Hiên nên đã cho vay tiền để may áo ấm.

Câu 2 (Trang 24, sách Ngữ văn lớp 8)

Chi tiết trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông là khi hai đứa trẻ thấy đám bạn đang run lên vì rét, da bầm tím lại. Hiên đứng co ro, trên người mặc áo rách tả tơi. Những hình ảnh này hiện lên bối cảnh nghèo khó.

Câu 3 (Trang 24, sách Ngữ văn lớp 8)

Trước khi cho chiếc áo, Sơn động lòng thương trước hoàn cảnh của chị Hiên và nhớ tới người em đã mất của mình. Sau khi cho chiếc áo, Sơn cảm thấy ấm áp vui vui.

Câu 4 (Trang 24, sách Ngữ văn lớp 8)

Thái độ của mẹ Sơn cho thấy bà biết quan tâm và yêu thương đối với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Thái độ của mẹ Hiên chứng tỏ bà là một người giàu lòng tự trọng, không tham lam.

Câu 5 (Trang 24, sách Ngữ văn lớp 8)

Gió lạnh đầu mùa không đơn thuần ở việc cho chiếc áo bông cũ mà nó còn mang ý nghĩa truyền tải thông điệp yêu thương, nhân văn, nhân đạo cao cả giữa con người với con người.

Thao tác soạn bài giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Thao tác soạn bài giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh

Bài tập liên hệ

Để giúp bạn hiểu tường tận và cảm thụ tác phẩm hay nhất, sau khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa, học sinh cần làm các bài tập liên hệ.

Bài 1: Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật mà em yêu thích trong Gió lạnh đầu mùa.

Gợi ý trả lời

Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, em yêu thích nhân vật chị Lan. Giống như Sơn, Lan được sống trong gia đình khá giả, được nhận tình yêu thương và chăm sóc của mẹ và bà vú nuôi. EM cảm nhận được đức tính tốt đẹp, đáng quý của Lan, dù là mùa đông giá lạnh, cô vẫn dậy sớm lấy áo ấm mặc cho em. Xuất thân khá giả nhưng Lan vẫn chơi cùng đám trẻ nhà nghèo. Khi Sơn có ý định cho Hiên chiếc áo bông cũ, Lan cũng đồng ý ngay. Những chi tiết này đã giúp người đọc nhận cảm nhận được trái tim ấm áp và thiện lương của Lan.

Bài 2: Em hãy nêu ý nghĩa nhân văn được thể hiện qua Gió lạnh đầu mùa.

Gợi ý trả lời

Những trang văn của Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa kể về cuộc sống và số phận cơ cực của những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn nhận được tình yêu thương, đùm bọc của con người dành cho nhau. Giữa hoàn cảnh nổi trôi của cuộc đời, chỉ cần một chút tình thương cũng đủ để họ thấy ấm lòng.

Thông qua việc soạn bài Gió lạnh đầu mùa, bạn sẽ hiểu rõ những ý nghĩa sâu sắc được nhà văn gửi gắm thông qua tác phẩm. Từ đó giúp học sinh trả lời chính xác các câu hỏi được đặt ra trong bài, rèn luyện tư duy, kỹ năng phân tích để tự tin chinh phục mọi đề thi liên quan đến truyện ngắn này.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 8