Giáo dục

Soạn bài Gặp lá cơm nếp Kết nối tri thức ngắn gọn, dễ hiểu nhất

Aretha Thu An

Để hoàn thành tốt việc soạn bài Gặp lá cơm nếp, học sinh lưu ý cần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm cũng như hoàn thành các yêu cầu trước, trong và sau khi đọc hiểu văn bản này. Mong rằng, với hướng dẫn chi tiết dưới đây, các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của các tiết học trên lớp.

Tìm hiểu tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Gặp lá cơm nếp

Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của tác phẩm là cách để bạn tiếp cận và dễ dàng soạn bài Gặp lá cơm nếp chi tiết và đầy đủ.

Tác giả 

Thanh Thảo sinh năm 1946, tên thật là Hồ Thành Công, quê ở Quảng Ngãi. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông thường được biết đến với phong cách thơ mang đậm nét trữ tình và triết lý. Thanh Thảo cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ chống Mỹ và đã có nhiều đóng góp đáng kể cho văn học hiện đại Việt Nam.

Thanh Thảo không chỉ là nhà thơ mà còn là một nhà báo được công chú yêu mến với nhiều tác phẩm thuộc thể loại thơ và trường ca đặc sắc viết viết chiến tranh và thời hậu chiến như: "Những người đi tới biển" - 1977, "Dấu chân qua trảng cỏ" - 1978, "Những ngọn sóng mặt trời" - 1981, "Khối vuông ru- bích" - 1985, "Từ một đến một trăm" - 1988...

Tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo là bước quan trọng khi soạn bài Gặp lá cơm nếp
Tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo là bước quan trọng khi soạn bài Gặp lá cơm nếp

Tác phẩm Gặp lá cơm nếp

“Gặp lá cơm nếp” được in trong tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ. Khi soạn bài Gặp lá cơm nếp, bạn cần tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này. Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh khi tác giả đã xa nhà nhiều năm, phản ánh nỗi nhớ quê hương và gia đình, đặc biệt là hình ảnh người mẹ khi tác giả tưởng tượng về những điều quen thuộc như mùi cơm nếp mùa gặt. Bài thơ có sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện nỗi nhớ của người lính đối với quê hương trong những tháng ngày xa cách.

Tác phẩm "Gặp lá cơm nếp" là một bài thơ giàu cảm xúc, thể hiện tình yêu sâu đậm của người con với quê hương, đặc biệt là với người mẹ. Bài thơ thuộc sách giáo khoa Kết nối tri thức, có ý nghĩa giáo dục về lòng hiếu thảo, tình yêu quê hương qua hình ảnh lá cơm nếp và sự nhớ nhung dành cho gia đình.

Nội dung tóm tắt

Soạn bài Gặp lá cơm nếp lớp 7 không thể bỏ qua bước tóm tắt nội dung chính của văn bản.

Bài thơ kể về nỗi nhớ quê hương của người con xa nhà đã nhiều năm. Nhân vật trữ tình trong bài thơ khao khát được ăn một bát xôi mùa gặt và nhớ đến hình ảnh người mẹ đang nhặt lá về đun bếp. Mùi thơm của cơm nếp không chỉ làm sống lại ký ức của tuổi thơ mà còn gợi lên tình cảm gắn bó thiêng liêng với mẹ và quê hương. Trong tâm trí của người con, hình ảnh của mẹ, của quê hương luôn đồng hành và chia đều nỗi nhớ thương, như những cây nhỏ của núi rừng Trường Sơn luôn tỏa hương thơm ngát, biểu tượng cho sự trường tồn của tình yêu và ký ức. Câu thơ kết thúc bài: "Cây nhỏ rừng Trường Sơn/Hiểu lòng nên thơm mãi" như một sự nhấn mạnh về lòng trung thành với quê hương, gợi lên một ý thức sâu sắc về cội nguồn và bản sắc dân tộc.

Hướng dẫn chi tiết soạn bài Gặp lá cơm nếp - Kết nối tri thức

Bạn có thể tham khảo phần trả lời các câu hỏi soạn bài Gặp lá cơm nếp - sách giáo khoa Ngữ văn 7 Kết nối tri thức như sau:

Soạn văn 7 Gặp lá cơm nếp - Trước khi đọc

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: "Chuyện cổ nước mình" (Lâm Thị Mỹ Dạ), "Chuyện cổ tích về loài ngườ"i (Xuân Quỳnh), "Mây và sóng" (R. Ta-go), "Bắt nạt" (Nguyễn Thế Hoàng Linh), "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông).

Gợi ý: Những bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ là: Chuyện cổ tích về loài người, Bắt nạt.

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Gợi ý:

Xôi là một món ăn truyền thống giản dị và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Món ăn này được làm từ những hạt gạo nếp dẻo thơm, xôi thường được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như đậu phộng, gấc, ngô,… tạo nên những hương vị đặc trưng độc đáo.

Với em, xôi không chỉ đơn thuần là một món ăn gần gũi mà còn mang theo bao kỷ niệm và tình cảm sâu sắc. Hình ảnh mâm xôi xuất hiện trong những bữa cỗ gia đình, trong tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em Việt Nam và luôn gắn liền với cuộc sống của người nông dân nơi làng quê. Mùi thơm quyến rũ của gạo nếp đã trở thành một phần khó phai trong tâm trí, khiến xôi không chỉ ngon lành mà còn đầy ý nghĩa, đọng lại những hồi ức ngọt ngào và tràn đầy yêu thương.

Soạn bài Gặp lá cơm nếp lớp 7- Đọc văn bản

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Theo dõi số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

Gợi ý:

Số tiếng ở mỗi dòng của bài thơ là 5 tiếng. Cách gieo vần trong bài là vần liền (tác giả sử dụng chữ cuối của hai dòng kế tiếp có vần với nhau).

Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Hình dung hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con

Gợi ý:

Trong dòng hồi tưởng của người con, hình ảnh người mẹ hiện diện với vẻ dịu dàng, chăm chỉ, đầy tình thương khi mẹ cẩn thận nhặt lá về nhóm bếp để nấu nồi xôi thơm phức cho con.

Hình ảnh lá cơm nếp khơi gợi lại hình ảnh và kỉ niệm về mẹ
Hình ảnh lá cơm nếp khơi gợi lại hình ảnh và kỉ niệm về mẹ

Soạn văn 7 Gặp lá cơm nếp ngắn nhất - Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Gợi ý:

Khi soạn bài Gặp lá cơm nếp, cần cảm nhận được vai trò của thể thơ, cách ngắt nhịp (các yếu tố hình thức) trong việc truyền tải nội dung bài.

Tiêu chí so sánh Gặp lá cơm nếp Đồng dao mùa xuân
Số tiếng trong một dòng Các câu thơ trong bài có từ 5 âm tiết, tạo nhịp điệu chậm rãi, trữ tình và phù hợp với tâm trạng hoài niệm của tác giả. Bài thơ này có số tiếng trong mỗi dòng là 4, tạo cảm giác nhịp nhàng, nhanh hơn và vui tươi hơn, phù hợp với không khí mùa xuân.
Cách gieo vần Gieo vần theo lối truyền thống, thường là vần lưng (vần ở giữa câu) hoặc vần chân (vần ở cuối câu) giúp giữ được nhịp điệu trầm lắng và gợi cảm. Vần trong bài thơ thường được gieo liên tiếp, tạo sự liền mạch và góp phần xây dựng không khí tươi vui, sống động của mùa xuân.
Ngắt nhịp Nhịp thường được ngắt 2/3, giúp nhấn mạnh cảm xúc trong từng câu thơ và tạo ra một dòng chảy cảm xúc mượt mà. Nhịp ngắt 2/2 tạo cảm giác nhịp nhàng, vui vẻ, phù hợp với tính chất đồng dao của bài.
Chia khổ Bài thơ có sự chia khổ khá rõ ràng, thường mỗi khổ là một bức tranh nhỏ về quê hương hoặc tình cảm của nhân vật trữ tình. Bài thơ mang tính đồng dao nên có thể không chia khổ rõ ràng, các câu thơ liên tục nhau tạo dòng chảy tự nhiên, không bị phân đoạn nhiều.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Gợi ý:

- Hoàn cảnh gợi nhớ về mẹ: Những năm tháng xa nhà và sự khắc nghiệt của chiến tranh đã đưa người lính trở về với ký ức về người mẹ thân yêu. Hoàn cảnh ấy giúp chúng ta nhận thấy sự nhạy cảm của anh trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sâu lắng trong cảm xúc, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm không chỉ với gia đình mà còn với quê hương và đất nước.

- Hình ảnh người mẹ trong ký ức của con: Trong tâm trí của người con, mẹ hiện lên như một người phụ nữ dịu dàng, đảm đang, tần tảo với cuộc sống mộc mạc và giản dị. Hình ảnh mẹ nhặt lá để nhóm lửa thổi nồi xôi thơm phức thể hiện tình yêu thương chân thành và sự chăm sóc chu đáo của mẹ dành cho con.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?

Gợi ý

- Trong khổ 3, nhân vật trữ tình bày tỏ sự nhớ nhung và lòng kính trọng sâu sắc đối với mẹ và quê hương. Tình cảm này thể hiện sự gắn bó mật thiết với nguồn cội, dân tộc và người mẹ yêu quý đã nuôi dưỡng và chăm sóc mình.

- Những cảm xúc và tình cảm này lại càng trở nên mãnh liệt khi người con "gặp lá cơm nếp", vì hương vị đó chính là biểu tượng của quê hương và những kỷ niệm thân thương của anh.

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Gợi ý:

Trong bài thơ, hình ảnh người con không được mô tả trực tiếp mà chỉ hiện lên qua những cảm xúc thể hiện trong tác phẩm. Anh là một người con đầy cảm xúc, biết ơn và yêu thương, thể hiện nỗi nhớ mẹ qua những chi tiết giản dị, đặc biệt là những món ăn quen thuộc mà mẹ đã nấu với tất cả tình yêu và sự chăm sóc dành cho anh.

Hương vị đó chính là biểu tượng của quê hương và những kỷ niệm thân thương của người lính
Hương vị đó chính là biểu tượng của quê hương và những kỷ niệm thân thương của người lính

Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Gợi ý

Khi soạn bài Gặp lá cơm nếp, em nhận thấy thể thơ 5 chữ có tác dụng trong truyền tải nội dung một cách mượt mà: Mỗi dòng năm tiếng với cách ngắt nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân… giúp bài thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích và giàu sức gợi.

Soạn bài Gặp lá cơm nếp - Viết kết nối với đọc

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Gợi ý

Dù đi hết cuộc đời, chúng ta cũng khó lòng hiểu hết công lao của cha mẹ và nhiều tác phẩm đã được viết để ca ngợi điều ấy. Thanh Thảo cũng thể hiện sự kính trọng đó qua bài thơ "Gặp lá cơm nếp". Bài thơ diễn tả nỗi nhớ của người con về hương vị của xôi nếp mùa gặt và hình ảnh người mẹ sau nhiều năm xa quê. Trong tâm hồn người lính, mẹ là biểu tượng cao cả nhất của quê hương, là nguồn yêu thương và ánh sáng dẫn lối suốt đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước / Chia đều nỗi nhớ thương" như một tiếng lòng nghẹn ngào khi nhớ về mẹ và quê hương giản dị. Bài thơ với sự giản dị và cảm xúc chân thành đã ghi lại nỗi nhớ và tình yêu sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Khi soạn bài Gặp lá cơm nếp, học sinh có thể bày tỏ cảm nhận riêng của mình khi với câu hỏi này.

Bài tập liên hệ - soạn bài Gặp lá cơm nếp

Câu hỏi: Từ việc soạn bài Gặp lá cơm nếp, em hãy viết một đoạn văn ngắn (100-150 từ) liên hệ nội dung bài thơ "Gặp lá cơm nếp" với một kỷ niệm hoặc hình ảnh cụ thể làm nổi bật tình cảm với gia đình của em.

Gợi ý

Mỗi khi vào dịp Tết Nguyên Đán, mùi bánh chưng đang nấu luôn khiến tôi cảm thấy ấm áp và gợi nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên bà nội. Cảnh bà xếp lá dong, chuẩn bị nếp và thịt để làm bánh cùng với hương thơm đặc trưng của bánh chưng luôn là một phần ký ức quý giá đối với tôi. Tương tự như trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp", nơi mùi cơm nếp mùa gặt gợi nhớ về hình ảnh mẹ và quê hương, hình ảnh bánh chưng trong ký ức của tôi cũng là biểu tượng của tình yêu và sự gắn bó với gia đình và quê hương. Mùi bánh chưng cũng giống như mùi xôi trong bài thơ không chỉ làm sống dậy ký ức mà còn kết nối tôi với những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình sâu sắc.

Nỗi nhớ và tình yêu sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc
Nỗi nhớ và tình yêu sâu sắc của nhà thơ dành cho mẹ, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp"*của Thanh Thảo không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế mà còn là một bài học sâu sắc về tình yêu quê hương và lòng hiếu thảo. Qua những hình ảnh gần gũi và cảm xúc chân thành, bài thơ gợi nhớ về hình ảnh người mẹ và những kỷ niệm quý giá của tuổi thơ, tạo nên một cầu nối mạnh mẽ giữa quá khứ và hiện tại.

Việc soạn bài Gặp lá cơm nếp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và tình cảm mà tác giả truyền tải, đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta liên hệ và cảm nhận những giá trị tương tự trong cuộc sống cá nhân. Có thể nói "Gặp lá cơm nếp" không chỉ là một bài học về thơ mà còn là một nguồn cảm hứng để chúng ta trân trọng và gìn giữ những kỷ niệm và tình cảm thiêng liêng của mình.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 7