Giáo dục

Chi tiết cách soạn bài Cái kính dễ nhớ, súc tích chuẩn chương trình Cánh diều

Aretha Thu An

Quá trình soạn bài Cái kính của A-dít Nê-xin giúp học sinh có cái nhìn khái quát về nội dung cốt truyện. Thông qua sáng tác của mình, nhà văn đã kể câu chuyện về nhân vật chính ưa sĩ diện, vì muốn bản thân tri thức nên đã nhiều lần đi cắt kính trong khi mắt anh ta hoàn toàn bình thường.

Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm

Trước khi đi sâu vào soạn văn bài Cái kính chi tiết, học sinh nên có những hiểu biết nhất định về tác giả A-dít Nê-xin và tác phẩm của ông.

Tác giả

A-dít Nê-xin (20/12/1915 - 6/7/1995), ông sinh ra tại thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kì là Heybeliada, Istanbul. Độc giả biết đến không chỉ qua những trang văn mà A-dít Nê-xin còn chính là nhà chính trị tài ba với hàng loạt phát ngôn “chấn động” về tôn giáo và tín ngưỡng.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông không chỉ đạt được thành tựu trên quê hương và văn chương của A-dít Nê-xin đã nổi tiếng tại các quốc gia trên thế giới như Liên Bang Xố Viết, Ý và Bulgaria, dịch ra 30 thứ tiếng khác nhau.

Ông là một trong số ít các nhà văn sống hoàn toàn bằng thu nhập nhờ các trang văn.

Chân dung nhà văn A-dít Nê-xin
Chân dung nhà văn A-dít Nê-xin

Tác phẩm

Trong phần tác phẩm, khi soạn bài Cái kính lớp 8, học sinh cần lưu ý nêu được đầy đủ các thông tin về thể loại, xuất xứ, phương thức biểu đạt, bố cục và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Cụ thể:

Thể loại: Truyện cười châm biếm.

Xuất xứ: Tác phẩm được trích từ vở kịch Những người thích đùa (NXB Văn học, Hà Nội, 2014).

Phương thức biểu đạt: Sử dụng chủ đạo phương thức tự sự.

Bố cục: Theo chia sẻ của các giáo viên, bất kì một tác phẩm văn học nào học sinh cũng cần chia bố cục để dễ dàng nắm được nội dung trọng tâm của từng đoạn. Áp dụng vào soạn bài Cái kính, người học có thể chia văn bản thành 5 đoạn:

  • Đoạn 1 (Một hôm => 2 đi-ốp): Lý do khiến nhân vật “tôi” muốn đeo kính.
  • Đoạn 2 (Tiếp theo => loạn thị): Sau nhiều lần đi khám, bác sĩ kết luận “tôi” bị loạn thị.
  • Đoạn 3 (Tiếp theo => tôi nói): Hậu quả khi nhân vật “tôi” đeo chiếc kính thứ 3.
  • Đoạn 4 (Tôi => làm sao hết): “Tôi” nhận ra những hạn chế của chiếc kính thứ 4.
  • Đoạn 5 (Phần còn lại): Kết thúc gây bất ngờ của câu chuyện.

Giá trị nội dung và nghệ thuật: Đây là một trong những phần thông tin quan trọng, vì vậy khi soạn bài Cái kính, học sinh cần có sự tìm hiểu kỹ càng.

  • Giá trị nội dung: Tác phẩm xoay quanh câu chuyện nhân vật “tôi” muốn bản thân trở nên tri thức mà nhiều lần đi cắt kính. Tuy nhiên, việc đeo kính trong khi không bị cận thị đã gây ra nhiều hậu quả mà “tôi” không lường được. Thông qua vở kịch, tác giả đã phê phán, châm biếm những con người ưa sĩ diện.
  • Giá trị nghệ thuật: Văn bản sử dụng ngôn từ chân thực, sinh động và hấp dẫn,..
Văn bản Cái kính là sáng tác nổi bật của A-dít Nê-xin
Văn bản Cái kính là sáng tác nổi bật của A-dít Nê-xin

Soạn bài Cái kính - Cánh diều

Trong quá trình soạn văn 8 Cái kính chương trình Cánh diều, học sinh cần trả lời được đầy đủ các câu hỏi liên quan đến vở kịch được đặt ra trong phần Chuẩn bị; Đọc hiểu và Sau khi đọc.

Soạn bài Cái kính phần Chuẩn bị

Yêu cầu Trang 91 SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1: Xem lại khái niệm truyện cười ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Khi đọc hiểu văn bản truyện cười, các em cần chú ý:

1. Đó là truyện cười dân gian hay truyện cười hiện đại? Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,…

2. Đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản ở những phương diện nào (cốt truyện, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, kết thúc bất ngờ,…)?

3. Đọc trước truyện Cái kính, tìm hiểu thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin.

4. Hãy tìm, ghi lại một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại).

5. Hãy nhớ lại và chuẩn bị kể cho bạn nghe về một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống.

Gợi ý trả lời:

1. Tác phẩm là truyện cười thể loại hiện đại. Truyện kể về nhân vật “tôi” luôn cho rằng mình có bệnh về mắt nên nhiều lần đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, mỗi bị bác sĩ lại kết luận một bệnh khác nhau. Chỉ đến khi bị ngã, chiếc kính mắt đang đeo rơi xuống đường và bị vỡ, “tôi” mới thấy mắt mình nhìn rõ ràng, vậy thật ra bản thân không hề có bệnh.

2. Những đặc điểm của thể loại truyện cười được thể hiện trong văn bản là:

  • Có cốt truyện, nội dung xoay quanh những lần đi khám và mắt của nhân vật “tôi”, và sự thật khi anh làm vỡ mắt kính, anh có thể nhìn rõ ràng mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
  • Nhân vật đa dạng, gồm “tôi”, bác sĩ viện tư, bác sĩ bệnh viện công, thầy thuốc giỏi từ Mỹ, Đức về khám.
  • Có hành động cụ thể
  • Lời thoại, hài hước.
  • Sử dụng thủ pháp trào phúng
  • Kết chuyện bất ngờ, anh bị ngã, kính rơi và vỡ nhưng lạ thay lúc này anh lại nhìn rõ ràng mọi thứ hơn cả khi đeo kính.

3. Trong ý này, học sinh có thể tham khảo thông tin về phần tác giả đã đề cập ở phần đầu khi soạn bài Cái kính.

4. Mục đích, đặc điểm, vai trò, tác dụng của truyện cười là:

  • Mục đích: Chủ yếu là tạo tiếng cười, tuy nhiên tiếng cười ấy lại mang tính chất phê phán.
  • Đặc điểm: Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, có triết lý, kết chuyện bất ngờ.
  • Vai trò: Mang đến tiếng cười giải trí, đồng thời ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
  • Tác dụng: Giúp độc giả thư giãn và có tính giáo dục con người.

5. Học sinh dựa vào những sự việc hài hước đã diễn ra trong cuộc sống để chia sẻ cùng người bạn của mình.

Một vài thông tin về tác giả A-dít Nê-xin học sinh cần quan tâm khi soạn bài Cái kính
Một vài thông tin về tác giả A-dít Nê-xin học sinh cần quan tâm khi soạn bài Cái kính

Soạn bài Cái kính phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 91, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?

Gợi ý trả lời:

Nhân vật “tôi” muốn đeo kính để bản thân trông giống người tri thức.

Câu 2 (Trang 92, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật “tôi” bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trong lần khám mắt đầu tiên, bác sĩ kết luận mắt của nhân vật “tôi” cận thị, 1,75 đi-ốp cần phải đeo kính. Sau khi đeo kính, anh thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn.

Câu 3 (Trang 92, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Kính mới khác kính cũ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi đeo kính mới, “tôi” không cảm thấy chóng mặt, buồn nôn nữ nhưng lại bị lúc nào cũng đỏ hoe và chảy nước mắt.

Câu 4 (Trang 93, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?

Gợi ý trả lời:

Nhân vật “tôi” đeo chiếc kính thứ 3 thì lúc này mọi vật bị đã sai lệch hình ảnh khiến anh không thể sinh hoạt bình thường.

Câu 5 (Trang 93, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?

Gợi ý trả lời:

Đến chiếc kính thứ tư, anh nhìn mọi vật đều hóa ra hai.

Câu 6 (Trang 93, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật “tôi” không?

Gợi ý trả lời:

Mặc dù đã khám nhiều bác sĩ, đeo nhiều loại kính nhưng cuối cùng không ai xác định được nhân vật “tôi” có mắc bệnh mắt hay không.

Nhân vật “tôi” luôn cho rằng mình mắc bệnh về mắt, cần phải đeo kính
Nhân vật “tôi” luôn cho rằng mình mắc bệnh về mắt, cần phải đeo kính

Câu 7 (Trang 94, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Điều gì đã xảy ra với nhân vật “tôi”?

Gợi ý trả lời:

Khi đang đi trên cầu, vì không nhìn rõ nên nhân vật “tôi” bước hụt dẫn đến ngã lăn quay xuống đất, chiếc kính văng ra xa. Sau khi nhờ được người tìm kính, anh ta đeo lại và thật ngang nhiên khi mọi thứ trước mắt trở nên sáng, rõ ràng.

Câu 8 (Trang 94, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Gợi ý trả lời:

Kết chuyện gây bất ngờ với độc giả bởi nhân vật “tôi” sau khi bị ngã đã làm rơi mắt kính, cái kính đang đeo chỉ còn phần gọng và anh ta đang nhìn thế giới bằng chính đôi mắt thật của mình.

Sự thật được hé lộ khi nhân vật “tôi” bị ngã, chiếc kính đang đeo vỡ tan phần mắt, lúc này, “tôi” thấy mọi vật rõ ràng
Sự thật được hé lộ khi nhân vật “tôi” bị ngã, chiếc kính đang đeo vỡ tan phần mắt, lúc này, “tôi” thấy mọi vật rõ ràng

Soạn bài Cái kính phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin?

Gợi ý trả lời:

Tóm tắt nội dung văn bản là thao tác quan trọng khi soạn bài Cái kính. Cốt truyện kể bị mắc bệnh “tưởng”, mặc dù mắt bình thường nhưng anh ta luôn bị ám ảnh mắt có vấn đề nên nhiều lần đi khám bác sĩ. Mỗi vị bác sĩ kết luận một kiểu khác nhau, khiến anh hoang mang. “Căn bệnh” chỉ được phát hiện khi anh bị ngã và mắt kính vỡ tan, đến lúc này anh mới nhìn mọi thứ rõ ràng trở lại.

Nội dung câu chuyện phù hợp với cái tên chung của tác phẩm Những người thích đùa.

Câu 2 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Gợi ý trả lời:

Mỗi lần thay kính đều gây ra những hậu quả tồi tệ với nhân vật “tôi”:

  • Lần thứ nhất khiến anh bị buồn nôn, chóng mặt.
  • Lần thứ hai nước mắt cứ chảy, đỏ hoe.
  • Lần thứ ba thì nhìn vật gì cũng xa dần.
  • Lần thứ tư mọi vật từ một đều biến thành hai.
  • Lần thứ năm anh không phân biệt được sáng và tối.
  • Lần thứ sáu anh nhìn xa nhưng lại thấy gần.
  • Những lần tiếp theo sau đó anh nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ đều lẫn lộn hết.
Vì không cận thị nhưng vẫn cố tình đeo kính nên nhân vật “tôi” phải gánh chịu hậu quả nặng nề
Vì không cận thị nhưng vẫn cố tình đeo kính nên nhân vật “tôi” phải gánh chịu hậu quả nặng nề

Câu 3 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1) Em có nhận xét gì về các bác sĩ khám mắt và nhân vật “tôi” trong truyện cười này? Điều gì là sự thật và điều gì đã được phóng đại?

Gợi ý trả lời:

Các bác sĩ đều là có chuyên môn kém, không đưa ra được kết luận chính xác.

Sự thật là bệnh tật do tưởng tượng mà ra. Điều được phóng đại là “tôi” đi khám nhiều lần nhưng không ra bệnh. Cuối cùng, khi ngã vỡ kính mới biết bản thân không bị bệnh.

Câu 4 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Hãy phân tích một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện ở văn bản Cái kính.

Gợi ý trả lời:

Một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản là:

  • Cốt truyện đơn giản, súc tích, ít nhân vật.
  • Văn bản như một câu chuyện đùa nhưng lại mang thông điệp sâu sắc, phê phán những con người ưa sĩ diện để rồi tự làm khổ bản thân, rước họa vào người.

Câu 5 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Theo em, truyện Cái kính nêu lên và châm biếm, phê phán điều gì

Gợi ý trả lời:

Truyện Cái kính châm biếm những người mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh và cho rằng bản thân đang mắc bệnh thật.

Câu 6 (Trang 95, SGK Ngữ văn lớp 8, tập 1): Từ điển tiếng Việt giải nghĩa từ bệnh tưởng là “trạng thái tinh thần lo lắng do bị ám ảnh là mình đã mắc một bệnh nào đó, kỳ thật không phải”. Theo em, nhân vật “tôi” trong truyện Cái kính có mắc bệnh tưởng hay không? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Thông qua quá trình soạn bài Cái kính, em khẳng định nhân vật “tôi” mắc bệnh tưởng vì mắt bình thường nhưng nhất quyết vẫn đeo kính.

Nhân vật “tôi” trong văn bản mắc bệnh hoang tưởng
Nhân vật “tôi” trong văn bản mắc bệnh hoang tưởng

Bài tập liên hệ

Khi đã hoàn thành việc soạn bài Cái kính, học sinh nên làm thêm bài tập liên quan đến văn bản để tự tổng hợp lại kiến thức đã nắm được.

Đề bài: Theo em, chi tiết nào tạo ra tình huống bất ngờ trong truyện "Cái kính", vì sao?

Gợi ý trả lời:

Chi tiết tạo nên tình huống bất ngờ trong văn bản Cái kính là nhân vật “tôi” bị ngã và chiếc kính văng ra, mắt kính vỡ tan. Tình huống này đã tạo nên bất ngờ vì nó đi ngược lại với những điều đã dự đoán trước đó. Qua chi tiết này, tác giả đã thể hiện sự châm biếm với những kẻ ưa sĩ diện, học đòi đeo kính đề trở nên tri thức, đồng thời phê phán những bác sĩ thiếu trách nhiệm, năng lực kém.

Có thể nói, những hướng dẫn chi tiết khi soạn bài Cái kính đã giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách dễ dàng. Thông qua những trang văn, độc giả nhận ra sự phê phán, trào phúng của tác giả đối với một bộ phận không nhỏ những người đang có tư duy thấp kém nhưng lại tỏ ra thông minh, hiểu biết.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 8