Giáo dục

Soạn bài Bầy chim chìa vôi ngắn gọn, đầy đủ - Kết nối tri thức

Aretha Thu An

Khi soạn bài Bầy chim chìa vôi, bạn học cần nắm được thông tin tác giả, tác phẩm. Trên cơ sở đó, vận dụng kiến thức đã tiếp thu được để giải các câu hỏi liên quan đến văn bản có trong sách giáo khoa.

Soạn văn Bầy chim chìa vôi lớp 7 ngắn nhất
Soạn văn Bầy chim chìa vôi lớp 7 ngắn nhất

Tìm hiểu chung về tác phẩm Bầy chim chìa vôi

Soạn bài Bầy chim chìa vôi bao gồm chuẩn bị những thông tin liên quan về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật dưới đây.

Tác giả

Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại xã Công Sơn, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Ông là một nhà thơ tiên phong trong trào lưu hiện đại. Năm 1992 - 2007 ông làm việc tại báo Văn Nghệ. Trong quá trình sáng tác ông đã nhận được hơn 20 giải thưởng văn học trong và ngoài nước.

Khi soạn bài Bầy chim chìa vôi bạn học có thể thấy được phong cách viết thơ văn của tác giả Nguyễn Quang Thiều rất gần gũi, giản dị, chân thực với cuộc sống. Những tác phẩm việt về thiếu nhi của ông tái hiện được vẻ đẹp tâm hồn của trẻ thơ trong sáng và tràn đầy tình yêu với thiên nhiên, động vật.

Bên cạnh là nhà thơ, ông còn là một nhà văn có ngòi bút viết giàu cảm xúc với nhiều thể loại như tiểu thuyết, bút ký, truyện ngắn. Ẩn chứa bên trong con người ông không chỉ có sự bay bổng, ưu tư của thơ ca mà còn có sự linh hoạt, nhạy bén của một nhà báo.

Nguyễn Quang Thiều nổi tiếng với nhiều tác phẩm viết về thiếu nhi, những người lính, người cha như: Ngôi nhà tuổi 17 (1990), Mùa hoa cải bên sông (1989),Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996), Chân dung văn học (2008).

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều

Tác phẩm

Tác phẩm Bầy chim chìa vôi thuộc thể loại truyện ngắn trích trong tập “Mùa hoa cải bên sông”. Truyện lấy bối cảnh làng quê và những cái kết có hậu được NXB Hội Nhà văn phát hành quý IV năm 2012.

Bố cục: Khi soạn bài Bầy chim chìa vôi, bạn học có thể chia văn bản thành 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “mùa sinh nở của chúng”: Cuộc đối thoại đầy lo lắng của Mon và Mên về những chú chim chìa vôi con.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “ông Hảo mà đi”: Hai anh em Mon và Mên quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi.
  • Phần 3: Phần còn lại: Cảm xúc của Mon và Mên khi tận mắt chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi non đập cánh bay lên.

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Bầy chim chìa vôi

Giá trị nội dung: Đoạn trích Bầy chim chìa vôi là truyện ngắn kể về câu chuyện hai anh em Mon và Mên đi giải cứu tổ chim chìa vôi có nguy cơ bị đuối nước trong đêm giông bão. Từ đó cho thấy tấm lòng nhân hậu luôn yêu thương vạn vật của hai cậu bé. Tác phẩm cũng như là lời gửi gắm mong muốn của tác giả đến mọi người, hãy luôn yêu thương và bảo vệ những thứ nhỏ bé xung quanh mình.

Giá trị nghệ thuật: Văn bản Bầy chim chìa vôi sử dụng ngôi thứ ba tạo nên sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Với ngôn ngữ giản dị, gần gũi cùng với nghệ thuật miêu tả qua những câu thoại đặc sắc, tác giả đã thành công phác hoạ nên tính cách của mỗi nhân vật một cách chân thực.

Tóm tắt nội dung 

Câu chuyện Bầy chim chìa vôi là cuộc hội thoại của 2 anh em Mên và Mon về những chú chim chìa vôi con có thể bị đuối nước trong trời giông bão. Vì quá lo lắng hai anh em đã quyết định đi tới bờ sông trong đêm mưa để đưa những chú chim non vào bờ. Khi bình minh vừa chiếu sáng cũng chính là lúc những chú chim chìa vôi non cất cánh bay bay lên. Hai anh em tận mắt chứng kiến đã cảm thấy vui vẻ xúc động khó tả.

Bầy chim chìa vôi kể về cuộc hội thoại của 2 anh em Mon và Mên
Bầy chim chìa vôi kể về cuộc hội thoại của 2 anh em Mon và Mên

Gợi ý soạn bài Bầy chim chìa vôi ngắn nhất - Kết nối tri thức

Dưới đây là định hướng soạn bài Bầy chim chìa vôi trong bộ sách Kết nối tri thức mà bạn có thể tham khảo:

Soạn bài Bầy chim chìa vôi: Phần trước khi đọc

Câu 1 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Sau đó em hãy ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

Gợi ý trả lời:

Tuổi thơ của em trải qua rất nhiều kỉ niệm đẹp. Trong đó trải nghiệm được đi chơi thả diều cùng các bạn trên bờ đê vẫn làm em nhớ mãi. Vào những dịp hè, đây là khoảng thời gian em được nghỉ ngơi sau một thời gian học hành vất vả. Bố mẹ cho em về quê chơi cùng ông bà, cứ mỗi chiều em và các bạn cùng nhau đi thả diều.

Cơn gió đầu hè làm con diều bay cao, bay xa, đứa nào cũng cười tít mắt. Ngoài thả diều chúng em còn chơi các trò chơi khác như ô ăn quan, rồng rắn lên mây. Bây giờ bố mẹ bận rộn với công việc nên không thể đưa em về nhà ông bà thường xuyên, nhưng mỗi lần nhìn thấy những cánh diều làm em cảm thấy bồi hồi, xúc động, một cảm giác hạnh phúc ùa về trong tâm trí. Những kỉ niệm đó đã làm cho tuổi thơ của em thêm phần đẹp đẽ, em sẽ mãi không bao giờ quên.

Một số từ ngữ diễn tả cảm xúc về những trải nghiệm của em: Bồi hồi, xúc động, hạnh phúc.

Thả diều cùng các bạn là một trong những trải nghiệm đẹp của tuổi thơ đáng nhớ
Thả diều cùng các bạn là một trong những trải nghiệm đẹp của tuổi thơ đáng nhớ

Soạn bài Bầy chim chìa vôi: Phần đọc văn bản

Câu 1 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Theo dõi nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.

Gợi ý trả lời:

Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm: Vào đêm trong mưa to, nước sông dâng cao ngập bãi cát, Mon lo lắng hỏi anh Mên về những chú chim chìa vôi. Hai anh em sợ rằng những con chim non sẽ bị chết đuối.

Câu 2 (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Theo dõi chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết được lặp lại trong lời nói của nhân vật Mon là hai từ "anh bảo". Chi tiết được lặp lại 4 lần trong câu hỏi của Mon: Mưa to không, Nước sông lên to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, chúng nó có bơi được không.

Câu 3 (Trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Em hãy theo dõi thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon.

Gợi ý trả lời:

Những chú chim chìa vôi thường làm tổ và đẻ trứng tại bãi cát vào mùa cạn khi những đám rong héo dần thành một lớp đệm trên cát.

Câu 4 (Trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Dự đoán bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không?

Gợi ý trả lời:

Theo em dự đoán bầy chim chìa vôi non sẽ cất cánh bay được vào bờ.

Câu 5 (Trang 14 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Theo dõi chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên.

Gợi ý trả lời:

Nhân vật Mên trả lời câu hỏi của em rất dứt khoát, mang giọng điệu của người lớn.

Câu 6 (Trang 15 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Hình dung khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.

Gợi ý trả lời:

Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh: Khi ánh bình minh soi rõ những hạt mưa trên sông thì cũng là lúc nước sông đã bao trùm toàn bộ dải cát. Những chú chim bé nhỏ và ướt át đột ngột bay lên thoát khỏi dòng nước khổng lồ.

Hình ảnh bình minh trên sông
Hình ảnh bình minh trên sông

Câu 7 (Trang 15 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Đối chiếu cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không?

Gợi ý trả lời:

Những chú chim chìa vôi non đã cất cánh bay lên thoát khỏi dòng nước lớn theo đúng dự đoán ban đầu của em.

Câu 8 (Trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Theo dõi cảm xúc của hai anh em Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên.

Gợi ý trả lời:

Khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon là: Xung quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh của bầy chim non. Mên và Mon đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa, xúc động đến khóc lúc nào không hay biết.

Soạn bài Bầy chim chìa vôi: Phần sau khi đọc

Câu 1 (Trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Hãy xác định đề tài và ngôi kể của truyện Bầy chim chìa vôi.

Gợi ý trả lời:

Tác phẩm Bầy chim chìa vôi được kể theo ngôi thứ 3, truyện thuộc đề tài tuổi thơ, yêu thiên nhiên.

Câu 2 (Trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau:

Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:

  • “Anh Mên ơi, anh Mên!”
  • “Gì đấy? Mày không ngủ à?” – Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

Gợi ý trả lời:

Soạn bài Bầy chim chìa vôi học sinh có thể thấy, lời của người kể chuyện là lời dẫn như: "Khoảng 2 giờ sáng Mon tỉnh giấc, nó xoay mình sang phía anh nó , thì thào gọi." Hoặc là lời giải thích, mô tả: "Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi."

Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp từ Mon: "Anh Mên ơi, anh Mên!" và lời đáp của anh Mên: "Gì đấy? mày không ngủ à?"

Câu 3 (Trang 16 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

Gợi ý trả lời:

Điều khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông là những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.

Sự lo lắng của hai anh em thể rõ thông qua cuộc hội thoại của hai anh em vào lúc giữa đêm. Mon lo sợ khi bãi cát bị ngập "em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất". Mên trả lời em "tao cũng sợ".

Câu 4 (Trang 17 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em cảm nhận ra được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?

Gợi ý trả lời:

Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên về tổ chim, việc mình thả con cá bống của bố xuống cống sống và rủ anh Mên cùng mang tổ chim vào bờ. Qua nội dung cuộc trò chuyện giữa hai anh em Mên và Mon, em cảm thấy nhân vật Mon là người có lòng nhân hậu, giàu tình cảm yêu thương đối với các loài vật.

Sau khi đọc và soạn bài Bầy chim chìa vôi có thể thấy, Mon là người có tấm lòng nhân hậu
Sau khi đọc và soạn bài Bầy chim chìa vôi có thể thấy, Mon là người có tấm lòng nhân hậu

Câu 5 (Trang 17 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát tính cách của nhân vật Mên.

Gợi ý trả lời:

Nhân vật Mên ở phần (3) được miêu tả qua những chi tiết:

  • Giọng nói như người lớn: Chứ gì nữa; kéo đò về bến chứ, không thì chết.
  • Cử chỉ, hành động: Tao kéo, mày đẩy, quấn dây buộc đồ vào người.

Sau khi soạn bài Bầy chim chìa vôi, em thấy nhân vật Mên là người rất quyết đoán, hiểu biết và rất quan tâm đến em.

Câu 6 (Trang 17 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

Khi đọc đoạn văn miêu tả cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với cảnh những chú chim chìa vôi bé nhỏ, ướt át đột ngột bay lên thoát khỏi dòng nước khổng lồ. Trong chi tiết này tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập giữa sự nhỏ bé của những chú chim và dòng nước sông khổng lồ. Qua đó nêu bật được ý chí kiên cường của những chú chim trong hoàn cảnh khó khăn, mưa giông bão tố.

Câu 7 (Trang 17 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lý giải điều đó.

Gợi ý trả lời:

Trong đoạn kết của truyện hai anh em Mên và Mon đã khóc vì xúc động khi thấy bầy chim chìa vôi non đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên an toàn. Hai anh em cũng như trút đi được nỗi lo lắng trong lòng.

Soạn bài Bầy chim chìa vôi - Phần viết kết nối với đọc

Câu 1 (Trang 17 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Viết đoạn văn kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên, sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Gợi ý trả lời:

Khi bình minh soi rõ từng hạt mưa trên sông thì cũng chính là lúc tôi và anh Mên chứng kiến một cảnh tượng khó thể nào quên. Những chú chim chìa vôi con bé nhỏ và ướt át đột ngột bay lên thoát khỏi dòng nước khổng lồ. Trong không gian chỉ có tiếng vỗ cánh quyết liệt của những chú chim, hai anh em tôi im lặng nín thở, mong chờ. Cuối cùng chúng đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên của mình một cách an toàn. Không biết tôi và anh đã khóc từ bao giờ, nhưng khi chứng kiến cảnh tượng đó đã làm tôi xúc động không ngừng.

Bài tập liên hệ

Sau khi soạn bài Bầy chim chìa vôi bạn học có thể làm thêm phần bài tập liên hệ dưới đây để nâng cao kiến thức.

Câu hỏi: Bằng kiến thức của mình sau khi soạn bài Bầy chim chìa vôi em hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức một cách ngắn gọn.

Sơ đồ tổng quan bài Bầy chim chìa vôi (Nguồn: loigiaihay)
Sơ đồ tổng quan bài Bầy chim chìa vôi (Nguồn: loigiaihay)

Khi soạn bài Bầy chim chìa vôi, chúng ta thấy được tác phẩm không chỉ câu chuyện giữa hai anh em Mên và Mon và những chú chim chìa vôi mà ẩn sau đó còn tái hiện lòng yêu thiên nhiên vạn vật của những đứa trẻ thơ. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật qua các đoạn đối thoại với ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 7