1. Khi nào bạn cần đắp mặt nạ?
Đắp mặt nạ là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng da. Bước skincare này giúp làn da được cung cấp dưỡng chất, phục hồi và cải thiện hơn. Sau đây là một vài thời điểm thích hợp mà bạn nên đắp mặt nạ:
- Từ 8 - 9 giờ: Thời điểm này da sẽ hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Lời khuyên cho bạn là nên đắp mặt nạ sau khi vệ sinh cá nhân, vì da sẽ mềm mại và trang điểm dễ dàng hơn.
- Từ 11 - 12 giờ: Đắp mặt nạ thời điểm này giúp làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn trên da. Bên cạnh đó, mặt nạ còn giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
- Từ 21 - 22 giờ: Khung giờ này là thời điểm hợp lý vì ngoài việc làm đẹp da, đắp mặt nạ còn là cách hiệu quả để giảm stress.
2. Quy trình skincare chuẩn spa
Để trả lời cho câu hỏi sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì, bạn cần nắm rõ quy trình skincare chuẩn spa giúp da mềm mịn, căng mướt.
- Bước 1: Tẩy trang
- Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt
- Bước 3: Tẩy da chết
- Bước 4: Dùng Toner/ nước hoa hồng
- Bước 5: Đắp mặt nạ giấy
- Bước 6: Thoa Serum dưỡng da
- Bước 7: Thoa kem dưỡng ẩm
- Bước 8: Thoa kem dưỡng mắt
- Bước 9: Kem chống nắng.
3. Trước khi đắp mặt nạ nên làm gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì, nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất khi đắp mặt nạ, bạn cần chuẩn bị một vài bước sau:
Bước 1: Tẩy trang
Trường hợp bạn sử dụng mặt nạ vào buổi sáng sớm có thể bỏ qua bước này. Còn nếu bạn đắp mặt nạ vào các khung giờ khác, tẩy trang là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình skincare. Để có một làn da sạch sẽ và việc đắp mặt nạ đạt hiệu quả cao, bạn cần tẩy trang kỹ càng, loại bỏ lớp trang điểm bằng sản phẩm phù hợp.
Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt
Chỉ tẩy trang thôi vẫn chưa đủ để da mặt sạch hoàn toàn. Vì vậy, bạn đừng quên sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ lớp bụi bẩn, bã nhờn và tàn dư trang điểm trên da. Bước này giúp cho làn da sạch thoáng, dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất.
Bước 3: Tẩy da chết
Tẩy da chết là việc làm được khuyến khích thực hiện 2- 3 lần/tuần. Bước làm này giúp loại bỏ lớp tế bào chết trên da, ngăn ngừa tắc lỗ chân lông, làm sạch làn da và tăng tốc quá trình tái tạo da.
Bước 4: Cân bằng da bằng toner/nước hoa hồng
Sau đó, bạn có thể thoa toner/ nước hoa hồng để làm dịu và cân bằng da rồi mới tiến hành đắp mặt nạ.
4. Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì?
Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì? Theo các chuyên gia skincare, sau khi đắp mặt nạ xong, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da dưới đây:
Bước 1: Rửa mặt
Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì? Nếu bạn sử dụng mặt nạ rửa, mặt nạ đất sét, mặt nạ lột, việc đầu tiên cần làm là rửa sạch với nước sau khi đắp mặt nạ xong. Còn đối với một số loại mặt nạ khác như mặt nạ giấy, mặt nạ kem, ... thì không cần vì chúng được thiết kế giúp hấp thu dưỡng chất mà không cần rửa mặt. Cụ thể:
- Đối với mặt nạ rửa (mặt nạ đất sét, mặt nạ lột, mặt nạ bùn, …): Rửa sạch với nước sau khi đắp để tránh cặn mặt nạ còn sót lại bít lỗ chân lông, gây mụn và kích ứng da.
- Đối với mặt nạ giấy: Bạn có thể tùy ý lựa chọn rửa hoặc không. Riêng với da mụn, nhiều dầu, nhạy cảm thì tốt nhất là nên rửa sơ với nước.
- Đối với mặt nạ ngủ: Loại mặt nạ này được tạo ra với mục đích sử dụng vào bước cuối cùng của quy trình skincare ban đêm. Bạn nên rửa mặt vào buổi sáng sau khi đắp mặt nạ xong.
Bước 2: Dùng toner/nước hoa hồng
Bước tiếp theo sau khi tháo bỏ mặt nạ là thoa toner/ nước hoa hồng để se khít lỗ chân lông, làm sạch sâu và làm dịu da. Bạn có thể thoa toner/ nước hoa hồng trực tiếp lên mặt hoặc dùng bông tẩy trang. Lưu ý nên vỗ nhẹ nhàng để toner/ nước hoa hồng dễ dàng thẩm thấu.
Bước 3: Dùng serum
Sử dụng serum sau khi đắp mặt nạ xong giúp khắc phục nhiều vấn đề về da như: mụn, sạm nám, thâm, lão hóa, …. Bạn chỉ cần lấy một lượng serum vừa đủ và thoa đều lên da, sau đó massage nhè nhẹ để serum thẩm thấu.
Bước 4: Dùng kem dưỡng ẩm
Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì? Một bước quan trọng là bước không thể bỏ qua là thoa kem dưỡng ẩm. Loại kem này giúp duy trì, bổ sung độ ẩm trên da, từ đó giúp làn da không bị khô ráp, thiếu ẩm. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn đóng vai trò như lớp màng bảo vệ che chắn, khóa ẩm, giữ dưỡng chất không bị “bốc hơi”.
Bước 5: Dùng kem dưỡng mắt
Nếu bạn đắp mặt nạ vào buổi tối, đừng quên thoa kem dưỡng mắt sau khi hoàn tất cả quy trình trên. Việc làm này sẽ chăm sóc vùng da dưới mắt sáng khỏe hơn, ngăn cản quầng thâm và nếp nhăn xuất hiện.
Bước 6: Thoa kem chống nắng
Nếu bạn đắp mặt nạ vào buổi sáng, hãy thoa kem chống nắng sau khi xong để bảo vệ làn da tốt hơn trước ánh sáng mặt trời.
5. Các loại mặt nạ phổ biến hiện nay
Ngoài việc tìm hiểu sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì, để giúp da mướt mịn, bạn có thể tham khảo thêm một số loại mặt nạ dưới đây:
5.1. Mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy được làm từ một tấm giấy mỏng, thường là cellulose hoặc cotton, sau đó được ngâm trong các chất dưỡng da như vitamin, tinh chất, …. Mặt nạ giấy hiện tại có nhiều kích thước, hình dáng khác nhau giúp người dùng lựa chọn được thiết kế vừa vặn với khuôn mặt, từ đó đảm bảo các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn nhờ mặt nạ được bao phủ hoàn toàn trên da.
Mặt nạ giấy có khả năng làm dịu, làm mềm và cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời giúp cân bằng lượng dầu trên da, giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tăng khả năng phục hồi.
5.2. Mặt nạ gel
Khác với mặt nạ giấy, mặt nạ gel có thể thoa trực tiếp lên da dưới dạng lớp mỏng. Sản phẩm này được làm từ chất gel trong suốt, có kết cấu mềm mại. Khi được thoa lên da, chất gel sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, giữ ẩm và thẩm thấu các dưỡng chất vào da. Bên cạnh đó, loại mặt nạ này còn hỗ trợ làm dịu, tái tạo và quan trọng nhất là làm mờ vết thâm, nám trên da.
5.3. Mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét được làm từ nhiều loại đất sét khác nhau như đất sét kaolin, đất sét french green clay, đất sét bentonite và đất sét rhassoul. Tính chất của loại mặt nạ này cho phép nó có khả năng hấp thụ dầu và bụi bẩn từ da, từ đó giúp làm sạch và cân bằng da. Cũng vì lý do này, mặt nạ đất sét thường dùng để hỗ trợ điều trị mụn, làm trắng da, giúp da sáng mịn và rạng rỡ hơn.
6. Một số lưu ý khi đắp mặt nạ cho da khỏe mịn, giảm kích ứng
Để có một làn da khỏe mịn và hạn chế kích ứng, sau đây là một số lưu ý khi đắp mặt nạ:
- Rửa tay thật sạch trước khi sử dụng mặt nạ để hạn chế vi khuẩn tiếp cận da mặt
- Rửa mặt kỹ lưỡng trước khi đắp mặt nạ để đảm bảo hấp thu đầy đủ các dưỡng chất
- Trong quá trình đắp mặt nạ lên da không nên chà xát mạnh để tránh tổn thương cho da.
- Lựa chọn tỉ mỉ loại mặt nạ phù hợp với tình trạng da, môi trường xung quanh của bạn.
- Thời gian đắp mặt nạ để đạt hiệu quả tốt nhất từ 15 - 20 phút, không nên đắp quá lâu( trừ loại mặt nạ ngủ).
- Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì? Nếu bạn đắp mặt nạ vào buổi sáng, hãy nhớ thoa kem chống nắng sau khi xong để bảo vệ da trước tác hại của tia UV.
Tóm lại, đắp mặt nạ xong thì làm gì? Ngay sau khi đắp mặt nạ xong, bạn nên rửa lại mặt sau đó sử dụng toner và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy tuân thủ quy trình chăm sóc da khoa học để giúp làn da thêm khỏe mạnh và chậm lão hóa.