Giáo dục

Roi là chỉ số gì? Công thức tính ROI chuẩn trong Marketing

Aretha Thu An

Roi là chỉ số gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn lần đầu tiếp cận với các lĩnh vực về phân tích data, hiệu suất của doanh nghiệp. Hiểu được ROI là gì ý nghĩa như thế nào sẽ giúp bạn hiểu hơn về doanh nghiệp, sức phát triển và từ đó, có những thay đổi phù hợp để giúp cho doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

ROI là chỉ số gì?

ROI là chỉ số gì? ROI là cụm từ viết tắt của Return On Investment. ROI là chỉ số được sử dụng để đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu dựa trên tổng chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể, ROI chính là kết quả đo hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại. Các doanh nghiệp sử dụng ROI để đo lường hiệu quả của hoạt động đầu tư, chỉ số ROI càng cao thể hiện doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả.

Nếu chỉ số ROI dương, doanh nghiệp đã đạt được lợi nhuận từ một khoản đầu tư. Mặt khác, nếu chỉ số ROI âm, tức là doanh nghiệp đang bị lỗ nặng, tổng thu nhập đang thấp hơn so với tổng đầu tư.

Ưu điểm của chỉ số ROI

  • Đo lường tỷ lệ sinh lợi nhuận.
  • Giảm khả năng xung đột về lợi ích và đạt được mục tiêu đồng nhất.
  • Phân tích các so sánh một cách chi tiết.
  • Phù hợp các phép đo kế toán.

Nhược điểm của chỉ số SOI

  • Khó xác định được định nghĩa về lợi nhuận và đầu tư.
  • Khi so sánh chỉ số ROI của các công ty khác nhau, các công ty cần sử dụng những chính sách và phương pháp tương đồng để đưa ra kết quả chính xác nhất.
  • ROI tập trung chủ yếu vào kết quả ngắn hạn và khả năng sinh lời, trọng tâm về lợi nhuận dài hạn bị bỏ qua.
  • Để tác động ROI, bạn có thể thay đổi chính sách kế toán, quy mô đầu tư hoặc tài sản,..
ROI là chỉ số gì? ROI là cụm từ viết tắt của Return On Investment
ROI là chỉ số gì? ROI là cụm từ viết tắt của Return On Investment

Lợi ích của việc đo lường chỉ số ROI

Sau khi hiểu được ROI là chỉ số gì, bạn nên biết thêm về những lợi ích mà ROI mang lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là 3 lợi ích chính về chỉ số ROI:

So sánh kết quả các dự án/chiến dịch

Dựa vào những chỉ số ROI ở từng dự án khác nhau, người quản lý có thể đưa ra những đánh giá, so sánh và lựa chọn nên tập trung vào yếu tố nào để thu được lợi nhuận tốt nhất. Doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí, thực hiện triển khai chiến lược bán hàng hiệu quả nhờ ROI với các khoản đầu tư khác.

Phân tích hiệu quả đầu tư

ROI sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu được hoạt động của chiến dịch, hoạt động nào mang lại hiệu quả tốt, hoạt động nào chưa và từ đó áp dụng những thay đổi phù hợp. Ví dụ, tỷ lệ chuyển đổi, sản lượng bán và doanh thu.

Dễ dàng tính toán

Việc tính toán ROI rất đơn giản, bạn có thể tính toán dễ dàng dựa vào công thức lợi nhuận chia cho tổng chi phí đã đầu tư. Việc tính toán trước sẽ giúp người quản lý có thể xác định được mục tiêu và định hướng kinh doanh hiệu quả hơn.

Hai công thức tính ROI chuẩn nhất hiện nay

Để hiểu hơn về ROI là chỉ số gì, cách để ứng dụng ROI vào doanh nghiệp, bạn nên tham khảo 2 công thức tính ROI dưới đây. Đây là 2 công thức đã được chứng minh và được các chuyên gia về kinh tế ứng dụng.

Công thức 1: ROI = (Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu tư) x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu - Chi phí đầu tư.
  • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.
  • Chi phí cố định là không thay đổi của doanh nghiệp.
  • Chi phí biến đổi là những khoản chi thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như chi phí lao động, chi phí nguyên liệu, hành chính,..

Công thức 2: ROI - [(Lợi nhuận sau cùng - Lợi nhuận ban đầu) / Chi phí đầu tư ] x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau cùng - Lợi nhuận ban đầu chính = Thu nhập ròng (sau thuế) của doanh nghiệp.
  • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.

Công thức tính ROI trong Marketing

ROI Marketing = (Tổng doanh thu - Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing

Công thức tính ROI trong Marketing
Công thức tính ROI trong Marketing

Các cách để cải thiện chỉ số ROI hiệu quả trong marketing

Sau khi hiểu về ROI là chỉ số gì, công thức tính chỉ số ROI là gì, bạn đã có thể biết được những khúc mắc, vấn đề nào khiến cho chiến dịch Marketing của mình kém hiệu quả. Vậy làm sao để khắc phục, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp cải thiện sau đây:

  • Phân bố ngân sách phù hợp hơn.
  • Tăng ngân sách đầu tư đối với những chiến dịch mang lại hiệu quả tốt.
  • Luôn luôn thử nghiệm nhiều cách khác nhau.
  • Dự trù ngân sách trước khi thực hiện.

Những sai lầm khi đo lường ROI trong marketing

Bên cạnh việc áp dụng đúng theo hướng dẫn thực hiện công thức tính chỉ số ROI, vẫn có những sai lầm mà nhiều nhà quản lý mắc phải. Những lỗi này sẽ khiến cho kết quả của chiến dịch mang lại không được chính xác, từ đó, ảnh hưởng đến đánh giá và kết quả.

Đo lường quá sớm

Theo một vài nghiên cứu, quy trình thực hiện bán hàng B2B là 6 tháng, để đo lường chính xác, bạn cần thực hiện đúng 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ đo lường trong 1 tháng đầu tiên. Việc đo lường sớm khiến cho hiệu quả của chiến dịch không được chính xác. Chỉ số ROI có ý nghĩa khi và chỉ khi được đo lường, phân tích trong khoảng thời gian phù hợp.

Nhầm lẫn việc đo lường KPI và ROI

Nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa KPI và ROI. KPI là chỉ số phản ánh kết quả trong thời gian ngắn còn ROI là chỉ số đánh giá trong thời gian dài và thu thập những thông tin quan trọng, có tính quyết định.

Áp lực từ nhà ban lãnh đạo

Do áp lực từ Ban Lãnh đạo công ty, doanh nghiệp về kết quả mà nhiều người quản lý cố gắng đẩy nhanh kết quả đo lường trong thời gian ngắn, ngay cả khi chu kỳ bán hàng vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên roi là chỉ số gì, ROI là chỉ số cần được đo trong khoảng thời gian dài và phù hợp. Những con số vội vàng sẽ không thể phản ánh được chính xác tình hình của doanh nghiệp.

Những sai lầm khi đo lường ROI trong marketing
Những sai lầm khi đo lường ROI trong marketing

Không tự tin về chỉ số ROI

Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là nhiều bạn không tự tin vào chỉ số ROI. Nhiều bạn đo vội vàng chỉ số ROI và những đánh giá ngay lúc đó không thể giúp bạn có kết quả chính xác, lâu dần, bạn không còn tin tưởng vào chỉ số ROI.

Với những giải đáp về roi là chỉ số gì, hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết về chỉ số ROI và cách đo lường để đánh giá được sức phát triển của doanh nghiệp. Hãy nắm rõ và ứng dụng chỉ số ROI để trở thành một người quản lý nhận được tin tưởng từ ban lãnh đạo công ty.

BÀI LIÊN QUAN