A/B Testing là gì? Quy trình triển khai A/B Test và lợi ích trong Marketing

Mia Dương
Trong Marketing, chắc hẳn các bạn không còn lạ gì khái niệm A/B Testing hay Testing A/B. Đây là một khái niệm phổ biến không chỉ trong ngành sáng tạo mà còn nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác để giúp các bạn có cái nhìn khách quan và đưa ra được đánh giá đúng, chính xác nhất.

A/B Testing là gì?

A/B Testing là gì? A/B Testing hay Testing A/B được hiểu một cách đơn giản là một hình thức thử nghiệm hai phương án A và B cùng một lúc và trong cùng một điều kiện. Sau đó, người quan sát sẽ đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về hiệu quả của một trong hai phương án mang lại, cái nào tốt hơn cái nào.

A/B Testing giúp chúng ta thấy được những tiềm năng, những ưu điểm đồng thời những khuyết điểm để từ đó đưa ra được kết luận phù hợp dựa theo dữ liệu thu nhận được. Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình Marketing và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác.

A/B Testing là gì? A/B Testing hay Testing A/B được hiểu một cách đơn giản là một hình thức thử nghiệm hai phương án A và B cùng một lúc và trong cùng một điều kiện
A/B Testing là gì? Đây là hình thức thử nghiệm hai phương án A và B cùng một lúc và trong cùng một điều kiện

Tại sao chúng ta sử dụng A/B test?

A/B Test hay Test A/B sẽ cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện một vài thay đổi một cách tỉ mỉ, cẩn trọng mà vẫn đảm bảo được trải nghiệm của người dùng. Từ đó, thu thập được dữ liệu và trả về kết quả. Cụ thể, cách thức này giúp bạn xây dựng được những giả thuyết liên quan đến trải nghiệm, hành vi của người dùng, sau đó, bạn dần làm mới, sáng tạo để sửa chữa cũng như cải thiện.

Test link

Test link là một hệ thống kiểm tra được quản lý dựa trên web nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất khi kiểm tra chất lượng phần mềm. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng có thể hỗ trợ bạn test link một cách nhanh chóng, đảm bảo thu về dữ liệu, báo cáo một cách rõ ràng, chính xác nhất.

Quy trình A/B Testing

Nếu bạn chưa biết cách thực hiện quy trình A/B testing firebase như thế nào, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây.

Chọn một biến để test

Trước khi bắt đầu A/B testing, bạn cần có cho mình một biến để thử nghiệm, bạn cần tách được một biến độc lập và bắt đầu đo lường hiệu quả của nó. Bạn có thể thử nhiều biến khác nhau, tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thử từng biến riêng biệt. Để quyết định một biến có mang lại hiệu quả hay không, bản cần đảm bảo những yếu tố liên quan cho dù là nhỏ nhất. Đôi khi, chỉ cần thay đổi một yếu tố nhỏ đã có thể giúp mang lại hiệu quả lớn.

Xác định mục tiêu

Sau khi chọn biến, bạn cần xác định được mục tiêu cụ thể cho a/b test là gì. Cho dù bạn đo lường nhiều chỉ số khác nhau nhưng bạn hãy cố gắng tập trung vào một chỉ số nhất định trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo cho biến thứ hai. Bạn có thể đưa ra một giả thuyết để kiểm tra kết quả dựa trên giả thuyết đã đưa ra ban đầu.

Tạo một “kiểm soát” và “thách thức”

Sau khi đã có biến, xác định mục tiêu, bạn cần tạo ra thách thức cho những gì mà bạn đang muốn thử nghiệm. Ví dụ, bạn thắc mắc rằng nếu mình thay đổi chi tiết này có giúp lượt tiếp cận, chuyển đổi gia tăng hay không, hãy tạo ra thách thức cho điều này và thử nghiệm.

Chia đều các nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc công bằng

Để có được kết quả chính xác nhất, bạn có thể thử nghiệm trên nhiều nhóm khác nhau thay vì một nhóm để đưa ra được kết quả cuối cùng. Cách này có thể mang đến hiệu quả khác nhau, tuỳ thuộc vào công cụ A/B Testing mà bạn đang sử dụng.

Quyết định kích thước mẫu (nếu có)

Hãy xác định kích thước mẫu nếu công cụ A/B Testing của bạn yêu cầu. Khi bạn thử nghiệm một điều gì đó không có giới hạn cho các đối tượng, thời gian thử nghiệm sẽ ảnh hưởng nhiều đến kích thước mẫu của bạn.

Xác định mức độ quan trọng của kết quả

Sau khi nhìn nhận một vài chỉ số, bạn cần xác định được mức độ quan trọng cho loại kết quả này. Nguyên nhân là vì khi xác định được mức quan trọng, bạn có thể giải thích cho việc vì sao bạn lựa chọn biến này thay vì biến khác.

Xác định mức độ quan trọng của kết quả
Xác định mức độ quan trọng của kết quả

Đảm bảo chạy từng thử nghiệm một

Đây là một điều mà bạn cực kỳ lưu ý khi thực hiện A/B Testing. Việc thử nghiệm quá nhiều thứ cùng một lúc sẽ khiến bạn nhận về những kết quả không rõ ràng và phức tạp. Ví dụ, bạn muốn thử chiến dịch email chuyển đổi truy cập landing page, tuy nhiên, cùng lúc, bạn thử A/B Testing trên landingpage. Lúc này, bạn không thể đánh giá chính xác chiến dịch nào đang mang lại hiệu quả.

Sử dụng công cụ A/B testing

Bạn nên lựa chọn công cụ phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà bạn mong muốn, kết quả chỉ số mà bạn muốn đánh giá, từ đó, chọn công cụ phù hợp.

Kiểm tra đồng thời hai biến

Để có thể có được đánh giá kết quả tốt nhất, bạn cần kiểm tra các chỉ số đồng thời ở cả hai biến thử nghiệm. Không nên lấy hai khoảng thời gian khác nhau để kiểm tra vì lúc này những sự kiện liên quan đã không còn giá trị.

Đảm bảo thời gian A/B testing

Bạn cần xác định một khoảng thời gian cụ thể để thực hiện A/B Testing. Thời gian phụ thuộc vào doanh nghiệp và cách thức bạn thực hiện thử nghiệm

Yêu cầu phản hồi từ người dùng thật

Một kết quả xác thực nhất là kết quả được thu thập từ người dùng thật. Bên cạnh việc sử dụng công cụ, bạn nên thực hiện thêm các cuộc khảo sát, phỏng vấn ở người thật để đảm bảo tính thiết thực.

Cách đọc kết quả A/B testing

Bên cạnh việc hiểu được A/B Test hay A/B Testing là gì, bạn cần biết được cách đọc các chỉ số, kết quả sau khi thu thập được. Dưới đây là hướng dẫn về cách đọc.

Kiểm tra các chỉ số mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định được kết quả của cuộc thử nghiệm, chỉ số quan trọng ở đây chính là tỷ lệ chuyển đổi. Sau đó, bạn nhập kết quả vào máy tính A/B Testing. Lúc này, công cụ sẽ giúp bạn phân tích và cho bạn kết quả chi tiết về cuộc thử nghiệm và kết quả của riêng từng biến.

So sánh với tỷ lệ chuyển đổi

Khi đã có được kết quả cụ thể, bạn có thể dễ dàng xác định được biến thể nào mang lại hiệu quả tốt hơn. Điều này có thể chỉ ra rằng một biến đã hoạt động tốt hơn biến còn lại.

So sánh với tỷ lệ chuyển đổi
So sánh với tỷ lệ chuyển đổi

Phân đoạn công chúng để có thêm insight

Sau khi phân tích kết quả theo từng nhóm đối tượng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khác như: Ai là người đã truy cập, phiên bản nào mang lại kết quả tốt hơn, phiên bản nào khiến người dùng quay lại, phiên bản nào hoạt động tốt trên điện thoại,...

Lợi ích của A/B Testing trong Marketing 

Một số lợi ích có thể kể tên khi áp dụng A/B Testing vào trong Marketing:

  • Gia tăng lượng truy cập web: Việc thử các dạng bài viết, tiêu đề khác nhau sẽ giúp thay đổi lượng truy cập vào liên kết và website.
  • Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi: Thay đổi màu sắc, cách sắp xếp text, CTA có thể giúp gia tăng lượng người truy cập và chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
  • Giảm tỷ lệ rời trang, từ bỏ giỏ hàng: Việc thử nghiệm những mặt hàng khác nhau, nội dung liên quan sẽ giúp làm giảm được số lượng khách hàng rời trang hoặc từ bỏ mua hàng cho dù lượng sản phẩm còn nhiều.

3 lỗi Testing A/B thường gặp và cách khắc phục chúng

Có 3 lỗi chủ yếu mà các bạn có thể gặp trong quá trình thực hiện A/B Testing. Với những bạn lần đầu thực hiện rất dễ gặp phải các sự cố và lỗi như vậy. Tham khảo các cách khắc phục sau đây:

  • Công cụ test bị lỗi: Trong trường hợp này, bạn có thể đổi sang công cụ A/A Test.
  • Ngừng test ngay khi kết quả đạt yêu cầu: Đây là một lỗi rất vô nghĩa, nếu bạn muốn thử nghiệm trang web của mình, hãy đặt ra một khoảng thời gian cụ thể vào thực hiện đúng theo khoảng thời gian đó.
  • Chỉ tập trung vào chuyển đổi: Bạn không nên tập trung quá nhiều vào việc chuyển đổi, trong khi thực hiện A/B Testing, bạn nên tìm kiếm thêm cho mình những cách khác, hướng đi mới, đường dẫn mới để gia tăng sự tiếp cận đến trang của mình.

Với những thông tin được cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm về A/B Testing là gì, quy trình và lợi ích của nó trong lĩnh vực marketing. Trong tương lai, phương pháp này sẽ trở nên phổ biến và cần thiết đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nữa. Hãy áp dụng ngay hôm nay để gia tăng chuyển đổi cho công việc của mình!