Giáo dục

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát đầy đủ và dễ hiểu nhất

Aretha Thu An

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương giúp người học cảm nhận được một thế giới tuổi thơ đầy hạnh phúc, ngọt ngào như cổ tích trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Bài thơ cũng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sự trân trọng mà tác giả dành cho người mẹ của mình. 

Dàn ý phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát chi tiết, đủ ý

Lên dàn ý chi tiết là bước quan trọng bạn đừng bỏ qua để phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát và nêu cảm nghĩ về bài thơ một cách đầy đủ, không bỏ sót ý. Bạn có thể tham khảo dàn ý bài thơ Trong lời mẹ hát phân tích theo mẫu dưới đây:

Mở bài 

Giới thiệu tác giả Trương Nam Hương, tác phẩm Trong lời mẹ hát, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Thân bài

a, Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát 2 khổ thơ đầu: Những kỷ niệm về mẹ

Lời ru của mẹ trong quá khứ gắn liền với những hình ảnh mộc mạc, bình dị:

- Tuổi thơ và cổ tích: Khổ thơ mở đầu với hình ảnh tuổi thơ "chở đầy cổ tích" gợi lên một không gian tuổi thơ phong phú, đầy màu sắc và mơ mộng. Những câu chuyện cổ tích mà mẹ kể như là những món quà tinh thần vô giá, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

- Dòng sông lời mẹ: Hình ảnh "dòng sông lời mẹ" thể hiện sự êm dịu, nhẹ nhàng và tràn đầy yêu thương của mẹ. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát, ta thấy dường như dòng sông ấy không chỉ chở con qua những giấc mơ mà còn dẫn dắt con khám phá đất nước, văn hóa và truyền thống.

- Nhịp võng ca dao: Hình ảnh "chòng chành…" mang đến cảm giác bình yên, thân thuộc của những ngày thơ ấu. Võng và ca dao là những biểu tượng của văn hóa dân tộc, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra sự ổn định và bền vững trong lòng người.

- Cánh cò trắng và dải đồng xanh: Hình ảnh "cánh cò trắng" và "dải đồng xanh" là những biểu tượng của làng quê Việt Nam, gợi lên sự bình dị, mộc mạc và thanh bình. Những hình ảnh này xuất hiện trong lời hát của mẹ, giúp con cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, nguồn cội.

Cánh cò trắng, dải đồng xanh - những hình ảnh quen thuộc trong lời ru của mẹ
Cánh cò trắng, dải đồng xanh - những hình ảnh quen thuộc trong lời ru của mẹ

- Màu vàng hoa mướp: Màu sắc tươi sáng của "hoa mướp" thể hiện niềm vui, sự sống động và sức sống mạnh mẽ của làng quê. Đây cũng là biểu tượng của sự gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống giản dị.

- “Con gà cục tác lá chanh”: Câu ca dao quen thuộc này không chỉ làm nổi bật nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn thể hiện sự gần gũi, thân thuộc với cuộc sống đời thường. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền dạy những giá trị văn hóa cho thế hệ sau.

Nghệ thuật trong hai khổ thơ đầu là đảo ngữ, ẩn dụ, sử dụng trường hình ảnh màu sắc điêu luyện “trắng”, “xanh”, “vàng” gợi lên bức tranh yên bình của làng quê ngày thơ ấu.

Qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của người mẹ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và truyền đạt những giá trị văn hóa dân tộc qua lời hát, giọng kể.

b, Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát 5 khổ thơ tiếp theo: Nỗi niềm xót xa của con, sự trân trọng với công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ

- Câu thơ “Vầng trăng mẹ …hương cau”: Hình ảnh ẩn dụ “mẹ thời con gái” cho quãng thời gian trước đây.

- “Thập thình tiếng cối” - Hình ảnh mẹ ngồi giã gạo nuôi con đầy gian nan, vất vả. Tác giả bộc lộ cảm xúc qua câu thơ “lạy trời…đầy hơn” - tình yêu và sự xúc động của người con được mẹ nuôi nấng trong no đủ.

- “Dập dờn sóng lúa” - Hình ảnh mẹ gắn với cây lúa, lời ru hóa thành hạt gạo nuôi con, dù khốn khó nhưng lời ru và những hạt gạo tình yêu mẹ dành cho con vẫn đủ đầy.

- “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch” - Hình ảnh áo mẹ có sức lột tả rất ấn tượng. Mẹ hiện ra trong sự vất vả, nghèo khổ với áo bạc, vải nâu đã bục mối, chỉ đã sờn. Vậy nhưng dù đời cay đắng đến đâu thì lời ru, lời hát, tình yêu của mẹ dành cho con vẫn luôn thảo thơm.

- Hình ảnh “thời gian chạy qua tóc mẹ” - tóc mẹ trắng đến “nôn nao” cùng chiếc lưng đã còng dần. Mẹ đã già, đánh đổi cả tuổi xuân để nuôi con khôn lớn “cho con ngày một thêm cao”.

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát từ khổ thơ 3 đến khổ thơ 7, ta thấy được nghệ thuật đảo ngữ, cách vận dụng những hình ảnh tượng trưng đầy cảm xúc. Nhờ đó, tác giả Trương Nam Hương làm nổi bật sự hy sinh cao cả của mẹ cũng như sự xót xa dành cho cả một đời vất vả nuôi con của những người mẹ.

Tình yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con thể hiện qua những lời hát ru
Tình yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con thể hiện qua những lời hát ru

c, Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát khổ thơ cuối: Tình yêu thương sâu sắc và vai trò của lời mẹ ru với cuộc đời con

Người con bộc lộ tình cảm của mình với mẹ, với lời ru đầy yêu thương. Đây cũng chính là động lực giúp con bay cao, bay xa đến những tầm cao mới.

Nghệ thuật nhân hóa “lời ru chắp con đôi cánh”: Lời ru như tiếp thêm động lực và sức mạnh cho con vững tin trên chặng đường đời.

Kết bài

Tổng hợp nghệ thuật mà tác giả Trương Nam Hương vận dụng trong bài: Đảo ngữ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, trường từ vựng, hình ảnh chọn lọc, tương phản,...

Tổng hợp giá trị nội dung, nêu cảm nhận bài thơ trong lời mẹ hát.

Sơ đồ phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát tham khảo

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát sẽ dễ dàng hơn với sơ đồ tư duy chi tiết. Bạn có thể tham khảo mẫu sơ đồ tư duy gợi ý như sau:

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát tham khảo
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát tham khảo

Gợi ý mẫu đề thi Trong lời mẹ hát thường gặp

Với giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, bài thơ Trong lời mẹ hát được đưa vào nhiều đề thi phân tích, cảm nhận,... Tham khảo một số mẫu đề tiêu biểu thường gặp đối với bài thơ này như sau:

Mẫu đề 1

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát để làm rõ tình mẫu tử thiêng liêng mà tác giả Trương Nam Hương truyền tải.

Bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một tác phẩm sâu sắc về tình mẫu tử, nơi mà tác giả khắc họa hình ảnh người mẹ với tất cả tình yêu thương, sự vất vả và hy sinh thầm lặng dành cho con. Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát, sẽ thấy từng câu thơ là một lời tri ân chân thành, là những cảm xúc chân thật về người mẹ đã nuôi dưỡng con từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh “Tuổi thơ… nhịp võng ca dao”. Tuổi thơ như những câu chuyện cổ tích, nơi lời ru của mẹ trở thành dòng sông ngọt ngào, đưa con đi khắp mọi miền quê hương. Những lời ca dao mộc mạc, giản dị trong lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn con, đưa con vào thế giới của tình yêu thương và văn hóa dân gian.

Tiếp đó, tác giả hoài niệm về hình ảnh quê hương trong lời mẹ hát: “Con gặp … cục tác lá chanh”. Hình ảnh cánh cò trắng, dải đồng xanh và hoa mướp vàng tạo nên bức tranh làng quê Việt Nam thanh bình và tươi đẹp. Trong lời mẹ hát, con có thể tìm thấy những mảnh ghép của thiên nhiên, của cuộc sống mộc mạc mà ấm áp. Những hình ảnh này thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, cũng như tình yêu cuộc sống được nuôi dưỡng từ tình mẹ.

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát, ta cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Điều này thể hiện rõ nhất trong 5 khổ thơ tiếp theo của bài.

“Khóm trúc…thơm ngát hương cau”

Khóm trúc, lùm tre, dây trầu và vầng trăng thơm ngát hương cau là những biểu tượng của truyền thống và kỷ niệm, mang đến cảm giác hoài niệm về quá khứ. Mỗi câu chữ trong lời mẹ hát như chứa đựng cả một phần lịch sử, văn hóa dân tộc mà mẹ truyền lại cho con, làm phong phú thêm tâm hồn trẻ thơ. Hình ảnh mẹ thời con gái hiện ra “vầng trăng mẹ thời con gái”, đến khi đã có con vẫn giữ được những nét đẹp “thơm ngát hương cau” mộc mạc, giản dị.

Khổ thơ tiếp theo “Con nghe…hạt gạo rồi” là hình ảnh mẹ ngồi giã gạo nuôi con, một biểu tượng của sự lao động cần cù và nhọc nhằn. Những mong ước giản dị của mẹ về một cuộc sống bình yên, đầy đủ được thể hiện qua lời cầu nguyện “đừng giông đừng bão”. Qua đó, ta cảm nhận được tình thương và sự hy sinh của mẹ, luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con. Sau đó, bức tranh đồng quê với sóng lúa dập dờn gợi lên những mùa màng bội thu. Lời ru của mẹ không chỉ là tiếng hát mà còn hóa thành những hạt gạo nuôi lớn con. Dù cuộc sống khó khăn, mẹ vẫn giữ vững niềm tin và tình yêu qua những lời ru êm ái, cho con sự bình yên và an lành.

“Áo mẹ… ngày một thêm cao”

Hình ảnh chiếc áo bạc phơ, chỉ sờn của mẹ là minh chứng cho thời gian và những gian truân mà mẹ đã trải qua. Sự đối lập giữa nỗi “cay đắng” của cuộc đời mẹ với lời ru “thảo thơm” thể hiện sức mạnh phi thường của tình mẫu tử, vượt qua mọi khó khăn để nuôi dưỡng con khôn lớn.

Tình mẫu tử thiêng liêng được tác giả khắc họa rõ nét trong bài thơ
Tình mẫu tử thiêng liêng được tác giả khắc họa rõ nét trong bài thơ

Tác giả khéo léo nhấn mạnh sự hy sinh của mẹ khi miêu tả tóc mẹ bạc trắng và lưng mẹ còng dần theo năm tháng. Mỗi bước trưởng thành của con là một phần thanh xuân của mẹ đã qua đi. Sự đối lập giữa hình ảnh “lưng mẹ cứ còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao” làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng to lớn của mẹ.

Tình mẫu tử thiêng liêng cũng được mô tả rất rõ trong khổ thơ cuối - khi tác giả như khẳng định mẹ khẳng định rằng trong lời ru của mẹ, có cả cuộc đời mẹ hiện ra, chứa đựng tình yêu thương và hy sinh vô bờ. Những lời ru không chỉ là những câu hát đơn thuần mà còn chắp cánh cho con bay xa, hướng tới tương lai. Dù con có trưởng thành và rời xa vòng tay mẹ nhưng những giá trị và tình cảm mà mẹ đã trao vẫn luôn đồng hành, nâng đỡ con trên mọi chặng đường.

Bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là một tác phẩm đầy cảm động về tình mẫu tử, nơi mà những lời ru của mẹ không chỉ là niềm an ủi mà còn là nền tảng nuôi dưỡng tâm hồn con. Qua từng câu thơ, tác giả thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng đối với mẹ, nhắc nhở mỗi người chúng ta về tầm quan trọng của tình mẹ trong cuộc đời. Tình mẫu tử thiêng liêng được tái hiện một cách chân thực và sâu sắc, làm rung động trái tim của bao người đọc.

Mẫu đề 2

“Thiêng liêng lời hát ru con” là hình ảnh xuyên suốt khi phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát. Hãy phân tích hình ảnh này và nêu cảm nghĩ về bài thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương.

Trương Nam Hương là một thi sĩ tài năng với nhiều giải thưởng thơ danh giá. Tác phẩm "Trong lời mẹ hát" của ông được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (Chân trời sáng tạo), thể hiện tâm tư của người con khi nhớ về thời thơ ấu ấm áp trong những lời ru dịu dàng của mẹ. Những lời ru ấy không chỉ là cội nguồn yêu thương mà còn là đôi cánh ước mơ giúp con hướng về tương lai. Từ những lời ru bình dị và mộc mạc, con đã được dẫn dắt qua những miền ký ức đẹp đẽ và cuộc đời rộng lớn.

Bài thơ gồm tám khổ và có thể chia thành 3 phần: Khổ đầu mô tả hình ảnh bình dị, thân thương của quê hương qua lời ru của mẹ, năm khổ tiếp theo khắc họa hình tượng người mẹ qua lời ru đầy cảm xúc và khổ cuối cùng khái quát, nhấn mạnh ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời con. Tuy nhiên, các phần này không tách biệt mà hòa quyện, xuyên thấm cảm xúc qua từng khổ thơ, tạo nên mạch ngầm cảm hứng xuyên suốt tác phẩm.

Khổ thơ đầu “Tuổi thơ… ca dao” sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ để miêu tả lời ru của mẹ. Tuổi thơ của con đầy ắp những lời ru dịu dàng, chứa đựng biết bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào như dòng sông, đưa con đi khắp mọi miền quê hương tươi đẹp. Những câu ca dao yêu thương trong lời ru đã dạy con biết về cội nguồn và lẽ sống từ những bài học mẹ truyền dạy.

“Con gặp ..cục tác lá chanh”

Trong lời ru của mẹ, người con tìm thấy những hình ảnh thân thương của quê hương Việt Nam: cánh cò trắng, dải đồng xanh, hoa mướp vàng và tiếng “con gà cục tác lá chanh”. Những hình ảnh này chắp nối ký ức tuổi thơ hồn nhiên và trong sáng của con.

Khổ thơ tiếp theo mô tả những hình ảnh quen thuộc nhưng cũng đầy huyền thoại của xóm làng Việt Nam. Khóm trúc, lùm tre và vầng trăng thơm ngát hương cau gợi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu, tình yêu và vẻ đẹp dịu dàng của mẹ:

“Khóm trúc..thơm ngát hương cau”

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát, dường như lời ru của mẹ chứa đựng cả những nỗi nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua. Con nghe tiếng chày giã gạo mẹ làm ra để nuôi con khôn lớn, tiếng sóng lúa dập dờn như thấy mẹ vất vả dãi nắng dầm mưa. Dù cuộc sống gian nan, mẹ vẫn giữ lời ru êm ái, giàu tình thương vô hạn. Phép điệp “con nghe…” trong hai khổ thơ này tạo âm hưởng luyến láy như một thông điệp từ nhà thơ gửi đến mỗi người, đồng thời tạo nhịp thơ vang vọng như nhịp điệu ru nôi:

“Con nghe thập thình tiếng cối…Con nghe dập dờn sóng lúa” để rồi lời ru của mẹ hóa hạt gạo, hóa thành thứ nuôi con khôn lớn thành người.

Lời ru của mẹ chứa đựng cả những nỗi nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua
Lời ru của mẹ chứa đựng cả những nỗi nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua

Tiếp nối dòng thơ khắc họa hình ảnh lời ru và người mẹ, hai khổ thơ tiếp đó miêu tả mẹ qua những chi tiết giản dị nhưng đầy xúc động: chiếc áo “bạc phơ bạc phếch”, “bục mối chỉ sờn” và màu tóc “trắng đến nôn nao”. Mẹ không có một tấm áo lành, chỉ có lời ru vẫn thảo thơm xuyên suốt thời gian. Một ngày, con chợt nhận ra mẹ đã già, lưng còng tóc bạc để con được trưởng thành. Trương Nam Hương bật lên tiếng lòng thổn thức “Thương mẹ một đời cay đắng” rồi thắc mắc mà sao “lời mẹ vẫn thảo thơm”.

Khổ thơ thứ bảy: “Thời gian…thêm cao” sử dụng nhân hóa và đối lập để nhấn mạnh sự hy sinh của mẹ. Thời gian vô hình bỗng hóa hữu hình khi “chạy qua tóc mẹ” khiến con thảng thốt nhận ra mẹ đã già, lưng còng tóc bạc. Nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh áo mẹ bạc phếch và lời ru thảo thơm, tấm lưng mẹ còng xuống và con ngày thêm cao lớn đã khắc sâu ý nghĩa của sự hi sinh lớn lao ấy.

“Mẹ ơi .. con sẽ bay xa”

Khổ thơ cuối cùng của bài thể hiện một cái nhìn khái quát và ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Mẹ không để lại tiền tài, vật chất nhưng đã trao cho con lời ru như đôi cánh thiên thần, giúp con bay xa, khám phá cuộc đời rộng lớn. Thiêng liêng làm sao tiếng mẹ, thiêng liêng làm sao lời ru hời từ thuở ấu thơ đưa con đến hết cuộc đời.

Bài thơ "Trong lời mẹ hát" được viết theo thể thơ sáu tiếng, gieo vần gián cách, tạo nhịp điệu êm ả như tiếng ru nôi. Hình ảnh lời ru xuyên suốt trong bài, ngoài ra, Trương Nam Hương đã sử dụng nhiều hình ảnh và từ ngữ giàu tính gợi và biểu cảm như cổ tích, nhịp võng ca dao, cánh cò, đồng xanh, hoa mướp, dây trầu, vầng trăng, sóng lúa, hạt gạo, vải nâu, chỉ sờn, cay đắng, thảo thơm… để diễn tả cuộc đời vất vả và sự hy sinh lớn lao của mẹ. Bài thơ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về lòng biết ơn và tình yêu đối với mẹ, gợi lên những cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương là một khúc ca đẹp về tình mẫu tử
Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương là một khúc ca đẹp về tình mẫu tử

Phân tích giá trị nội dung - nghệ thuật độc đáo của bài thơ Trong lời mẹ hát

Bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương là lời tri ân sâu sắc của người con đối với mẹ, người đã dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng con bằng những lời ru dịu dàng. Lời ru của mẹ không chỉ là âm thanh ngọt ngào mà còn chứa đựng tình yêu vô bờ bến và những bài học quý giá, dẫn dắt con khôn lớn. Qua những hình ảnh quen thuộc như cánh cò, đồng xanh, hoa mướp, bài thơ tái hiện bức tranh quê hương Việt Nam bình dị và những giá trị văn hóa dân gian tốt đẹp. Đồng thời, hình ảnh người mẹ lam lũ, tần tảo với áo bạc phếch, tóc bạc phơ thể hiện sự hy sinh thầm lặng, góp phần khắc sâu tình mẫu tử thiêng liêng và niềm tin của mẹ vào tương lai của con.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và phép điệp để tạo nên những hình ảnh thơ sống động và giàu ý nghĩa. Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, kết hợp với thể thơ sáu tiếng có nhịp điệu êm ái làm cho bài thơ như một bản nhạc ru nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Bằng cách khắc họa một cách chân thực và xúc động tình mẫu tử, Trương Nam Hương đã truyền tải thành công thông điệp về sự hy sinh vô điều kiện và tình yêu vô hạn của mẹ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Thông qua việc phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát sẽ giúp học sinh nắm được toàn bộ nội dung của tác phẩm. Từ đó thêm hiểu về tình mẫu tử, thêm yêu những lời ru, thêm trân trọng những kỷ niệm bên mẹ - những giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 8