Giới thiệu về Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 tại TP. Luông Pha Băng thuộc nước Lào. Tuy nhiên, quê gốc của ông ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội).
Cha ông từng là viên chức của Sở Bưu điện Đông Dương. Những ngày thơ ấu, ông sống cùng gia đình tại Lào. Bắt đầu từ năm 1931, tác giả theo gia đình về Việt Nam và theo học ở ngôi trường tại Hà Nội.
Chiều ngày 18/4/2003, sau thời gian lâm bệnh, tác giả đã từ trần tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Nguyễn Đình Thi
Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Thi đã có tinh thần yêu nước sâu sắc, ông bắt đầu con đường cách mạng từ khi 17 tuổi. Vào năm 1942, ông đỗ tú tài và trở thành sinh viên ngành Luật của Đại học Đông Dương. Theo học được một thời gian ông bị đuổi do tham gia vào phong trào bãi khóa chống chế độ thực dân đương thời.
Không lâu sau, ông trở thành cán bộ chủ chốt của Hội Văn hoá Cứu quốc. Vốn là một trí thức yêu nước, Nguyễn Đình Thi sớm trở thành người chiến sĩ cách mạng, hết mình vì đất nước. Ông từng là đại diện của Việt Minh trong tổ chức Đảng Dân chủ, hai lần bị kẻ thù tra tấn, mua chuộc nhưng con người vĩ đại ấy vẫn một lòng trung thành.
Tháng 7/1945, ông vinh dự được tham gia Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, đồng thời là thành viên của Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Ngoài ra, ông còn đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng khác như: Tổng thư ký Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn, Chủ tịch UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam.
Sự nghiệp của Nguyễn Đình Thi
Trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã bộc lộ sự thông minh, tài giỏi của mình. Năm 1942 (khi đó 18 tuổi), cậu học sinh ấy đã viết sách triết học. Thời kỳ này ông cũng dành nhiều thời gian sáng tác nhạc, trong đó nổi tiếng nhất là bài hát Diệt phát xít.
Tại thời điểm kháng chiến chống Pháp, ông tham dự vào nhiều chiến dịch lớn như: Tây Bắc năm 1948, Biên Giới Thu Đông năm 1949 - 1950, Trung Du năm 1951, Hòa Bình năm 1952. Ở mặt trận Điện Biên, ông giữ chức chính trị viên phó Tiểu Đoàn, sau đó chuyển sang làm công tác tù binh.
Năm 1955, hoàn thành nhiệm vụ với kháng chiến và cách mạng, ông trở về làm việc tại Hội Văn Nghệ Việt Nam và giữ chức Tổng Thư ký, dành nhiều thời gian thơ ca, tiểu thuyết, kịch.
Những tác phẩm của Nguyễn Đình Thi
Với tài năng vượt bậc cùng sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật Nguyễn Đình Thi đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Văn học - Nghệ thuật của nước nhà. Những tác phẩm của ông trên các thể loại luôn mang lại cảm xúc mới mẻ cho độc giả.
Bảng tổng hợp chi tiết các tác phẩm của Nguyễn Đình Thi sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện và sức mạnh phi thường mà ngòi bút ông mang lại:
Thể loại |
Tác phẩm |
Năm sáng tác |
---|---|---|
Triết học |
Triết học nhập môn Triết học Kan Triết học Nietzsche Triết học Einstein Triết học Descartes Siêu hình học |
Đều được viết vào năm 1943 |
Tiểu luận |
Mấy vấn đề văn học |
1956 |
Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay |
1957 |
|
Công việc của người viết tiểu thuyết |
1964 |
|
Truyện, văn xuôi |
Xung kích |
1951 |
Thu đông năm nào |
1954 |
|
Bên bờ sông Thao |
1957 |
|
Cái Tết của mèo con |
1961 |
|
Vào lửa |
1966 |
|
Mặt trận trên cao |
1967 |
|
Vỡ bờ |
1996 |
|
Tuyết |
2003 |
|
Thơ |
Người tử sĩ |
1958 |
Bài thơ Hắc Long |
1958 |
|
Dòng sông trong xanh, Lá đỏ Nguyễn Đình Thi |
1974 |
|
Tia nắng |
1985 |
|
Trong cát bụi |
1992 |
|
Sóng reo |
2001 |
|
Đất nước |
1955 |
|
Kịch |
Con nai đen |
1961 |
Hoa và Ngần |
1975 |
|
Giấc mơ |
1983 |
|
Rừng trúc |
1978 |
|
Nguyễn Trãi ở Đông Quan |
1979 |
|
Người đàn bà hóa đá |
1980 |
|
Tiếng sóng |
1980 |
|
Cái bóng trên tường |
1982 |
|
Trương Chi |
1983 |
|
Hòn Cuội |
1983 - 1986 |
|
Nhạc |
Người Hà Nội |
1947 |
Diệt phát xít |
1945 |
Giải thưởng, vinh danh
Cả cuộc đời làm bạn với cây bút, nhà văn ấy đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm, đa dạng các thể loại khác nhau. Trên văn đàn, tên tuổi của Nguyễn Đình Thi như một bóng cây cổ thụ mà ít người có thể vượt qua được. Sự nghiệp sáng tác của ông được công chúng đón nhận và giới chuyên gia đánh giá cao, bằng chứng là ông đã nhận được nhiều giải thưởng to lớn, có ý nghĩa mà bất cứ tác giả nào cũng mong muốn đạt được.
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp hạng nhất
- Huân chương Độc lập hạng nhất
- Được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Trong điếu văn được đọc trong lễ tang, Trưởng Ban Phạm Thế Duyệt - Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu bật những đóng góp và đóng góp của Nguyễn Đình Thi trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè và đông đảo giới văn, nghệ sĩ.
Phong cách sáng tác
Tùy theo từng lĩnh vực, phong cách sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, dựng kịch, tiểu luận phê bình lại có những sự khác biệt.
Phong cách sáng tác văn xuôi
Ở lĩnh vực này, tác giả cũng có nhiều đóng góp đáng trân trọng. Những tác phẩm văn xuôi của ông phản ánh kịp thời tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. "Xung kích" - Tác phẩm đầu tay tái hiện sinh động cuộc chiến tranh của một đại đội xung kích để góp phần làm nên chiến thắng trung du (1951). Tiếp đó là hàng loạt các truyện ngắn và văn xuôi như: Thu đông năm nay (sáng tác 1954), Bên bờ sông Lô (sáng tác 1957), Vào lửa (sáng tác 1966), Mặt trận trên cao (sáng tác 1967),... Tất cả những tác phẩm này đều mang tính thời sự, xoay quanh cuộc chiến đấu của quân dân ta trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ.
Ngoai ra, thành công lớn nhất ở lĩnh vực văn xuôi phải kể đến tập tiểu thuyết "Vỡ bờ". Bức tranh đa chiều của xã hội Việt Nam được tái hiện chất thực qua những mảnh đời trước biến cố thời đại.
Phong cách viết phê bình, lý luận
Không dừng lại ở việc làm thơ, viết truyện, tác giả ấy còn là cây bút viết lý luận, phê bình văn học sắc sảo. Ông đã ghi dấu ấn bản thân bằng những tiểu luận tiến bộ dưới ảnh hưởng của quan điểm mác xít để khẳng định một điều, văn học, văn nghệ phụng sự cho sự nghiệp chiến đấu.
Phong cách sáng tác thơ ca
Trong các tác phẩm thơ thời kỳ kháng chiến, tác giả đã mang đến một luồng gió mới cho thi đàn văn học Việt Nam bởi những trang thơ giàu tính triết lý, thể hiện những cảm xúc lắng đọng với tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về dân tộc và con người.
Nhà thơ thường kết hợp hài hòa các hình ảnh cùng với việc sử dụng đa dạng phương thức nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, tường thuật để giúp câu thơ trở nên sinh động, tạo ấn tượng trong lòng độc giả.
Cùng với danh hiệu một nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình cũng như người sáng tác kịch bản, Nguyễn Đình Thi còn được nhớ đến với tư cách một nhạc sĩ tài ba. Dù chỉ sáng tác vỏn vẹn có hai nhạc phẩm là Diệt phát xít và Người Hà Nội nhưng ông cũng để lại dấu ấn đậm nét trong lòng những người yêu nhạc bao thế hệ.
Phong cách viết kịch
Tuy không phải là tác giả chuyên viết kịch bản nhưng Nguyễn Đình Thi có hàng chục vở kịch xuất hiện trên sân khấu Việt Nam. Trong mỗi kịch bản là sự nỗ lực không mệt mỏi để mang tính văn học, nghệ thuật, làm giàu triết lý nhân sinh. Sự đa dạng, giàu chất thơ, nhạc điệu, trí tưởng tượng phong phú đan xen cùng cái thực và cái ảo khiến cho các vở kịch của ông mang dấu ấn riêng biệt, độc đáo.
Nhận định về Nguyễn Đình Thi
Mặc dù vị tác gia ấy đã không còn tồn tại trên cõi đời nhưng những sáng tác của Nguyễn Đình Thi vẫn trường tồn cùng năm tháng. Giới chuyên gia đã dành nhiều lời khen ngợi cho con người tài hoa, uyên bác.
- Nhạc sĩ Trần Hoàn đã từng nhận định, Nguyễn Đình Thi sáng tác không nhiều về âm nhạc, nhưng những bài hát được anh viết ra vào thời điểm trước Cách mạng Tháng tám và những ngày đầu trong kháng chiến luôn sống mãi với thời gian. Diệt phát xít và Người Hà Nội trở thành tác phẩm đáng ghi nhớ trong di sản mà tác giả này đã để lại.
- Nhà lý luận phê bình Hà Xuân Trường đã không ngần ngại dành lời khen ngợi cho người ông: Nguyên văn ông Hà Xuân Trường đã viết: “Một tài năng tài hoa toàn diện hiếm có, một sức sáng tạo mãnh liệt. Trên hầu hết các thể loại, từ văn thơ đến âm nhạc, sân khấu điện ảnh, lý luận phê bình anh đều đạt đỉnh cao”.
- Am hiểu về truyện ngắn, thơ ca và các loại hình văn học, GS. Hà Minh Đức cũng cho rằng, Nguyễn Đình Thi có tài năng thiên bẩm, ông lần lượt đến với các thể loại văn học, nghệ thuật và ở lĩnh vực nào, tác giả cũng chạm đến đỉnh cao của giá trị, lay động trái tim độc giả. Người đọc sẽ nhớ mãi đến hình ảnh vị tác giả sôi sục tinh thần chống giặc, thể hiện qua Diệt phát xít và Người Hà Nội. Một tác giả trữ tình đằm thắm qua nhiều chặng đường từ sáng tác Người chiến sĩ đến Sóng reo. Và cuối cùng là một Nguyễn Đình Thi hiện diện trong tư cách là nhà văn thông qua những trang viết. Người nghệ sĩ ấy đã sống hết mình, lao động hăng say, tài năng được kết tinh ở những tác phẩm trên mọi thể loại. Để rồi sau đó, cánh chim phượng bay về trời khiến bao người tiếc nuối.
- Tác giả cùng thời Tố Hữu đã ưu tiên những ngôn từ nghệ thuật nhất để dành tặng người anh trong nghề, tôi yêu thơ anh Thi bởi những nét đồng điệu trong đó.
Bên cạnh những cây đại thụ như Tố Hữu, Văn Cao, tên tuổi của người nghệ sĩ tài hoa, của nhà văn uyên bác Nguyễn Đình Thi luôn sống mãi trong lòng bạn đọc mà không mà không có bất cứ điều gì có thể thay thế.