Mở bài Sang thu chung
Dạng mở bài Sang thu chung của một bài viết phân tích cả bài thơ cần đảm bảo bao quát được tất cả các nét đặc trưng về nội dung và nghệ thuật có trong toàn bộ bài thơ. Dưới đây là một số cách học sinh có thể áp dụng để triển khai:
Mở bài Sang thu trực tiếp
Mở bài trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề là cách tiếp cận dễ nhất, giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng lan man, lạc đề. Dưới đây là một số mở bài Sang thu hay bạn có thể tham khảo khi làm văn hay bài thi, đảm bảo sẽ giúp bạn đạt được điểm số cao.
Mở bài mẫu 1
Bài thơ "Sang Thu" của Hữu Thỉnh là một bức tranh tinh tế và sinh động về những chuyển biến nhẹ nhàng từ hạ sang thu của thiên nhiên và lòng người. Với ngôn ngữ giản dị mà giàu hình ảnh, Hữu Thỉnh đã vẽ nên cảnh sắc thiên nhiên mùa thu dịu dàng mà thấm đượm, từ hương ổi ngọt ngào trong gió se lạnh đến dòng sông lúc lững lờ lúc vội vã, từ đám mây nửa hạ nửa thu đến cái nắng vàng nhạt dần trên bầu trời. Tất cả tạo nên một bức tranh thu hoàn mỹ, đầy cảm xúc và sâu lắng.
Mở bài mẫu 2
"Sang Thu" của Hữu Thỉnh là một tác phẩm tiêu biểu của thơ hiện đại Việt Nam, gợi lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp khi mùa hè dần chuyển sang thu. Qua từng câu chữ tinh tế, tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của những cảm xúc nhẹ nhàng, khi hương ổi chín lan tỏa trong không gian và những biến đổi tinh vi của thiên nhiên khi mùa thu chạm ngõ. Bài thơ không chỉ tả cảnh sắc mùa thu mà còn chứa đựng những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về sự thay đổi của thời gian và cuộc đời.
Mở bài Sang thu gián tiếp
Ngoài cách trực tiếp đi vào giới thiệu tác phẩm, cách mở bài Sang thu gián tiếp, dẫn dắt từ một vấn đề hay liên hệ với những bài thơ cùng nội dung sẽ giúp bài viết trở nên đa dạng, tránh nhàm chán và sáo rỗng.
Mở bài mẫu 1
Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn mang đến nguồn cảm hứng dạt dào cho các thi nhân. Mỗi nhà thơ lại có góc nhìn và phong cách miêu tả độc đáo, in đậm dấu ấn cá nhân của họ. Có người thấy mùa thu là hình ảnh cây liễu buồn, là màu áo phai nhạt, là tiếng bước chân trên lá vàng khô. Hữu Thỉnh cũng đã thêm vào kho tàng thơ ca mùa thu của dân tộc một góc nhìn tươi mới. Ông nổi tiếng với những bài thơ viết về cuộc sống, con người nông thôn và đặc biệt là về mùa thu. Những vần thơ thu của ông luôn mang theo cảm xúc xao xuyến, bồi hồi trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo và sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời. Điều này được thể hiện rõ nét qua bài thơ "Sang thu" mà ông đã sáng tác vào cuối năm 1977.
Mở bài mẫu 2
Viết về đề tài mùa thu, nếu thơ ca trung đại có chùm ba bài thơ thu "Thu điếu", "Thu vịnh", "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến, còn thơ Mới có "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư thì thơ ca hiện đại sau năm 1975 nổi bật với bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh. Đây là bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa với những biến chuyển nhẹ nhàng của tạo vật. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
Mở bài Sang thu nâng cao
Dạng mở bài Sang thu nâng cao thường dành cho những học sinh giỏi, mong muốn có một mở đầu ấn tượng. Dạng mở bài này không chỉ tập trung vào giới thiệu tác giả, tác phẩm mà còn phải thu hút người đọc bằng những câu dẫn kèm dẫn chứng sinh động.
Mở bài mẫu 1
Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, chỉ một cái mùa thu ấy thôi nhưng giới văn nhân - nghệ sĩ đã biết bao lần cảm thán và tự sáng tác riêng cho mình những vần thơ, những câu hát rất riêng, rất đặc sắc. Ví như Xuân Diệu viết trong "Đây mùa thu tới" bằng một cảm xúc sầu não, ủ rũ khi “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang” với “Hơn một loài hoa đã rụng cành” và “Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. Hữu Thỉnh chính là một trong các nhà thơ tiêu biểu khi viết về mùa thu với một nét rất riêng. Ông không viết về cuối thu, giữa thu mà chọn một khoảnh khắc tương đối nhạy cảm là thời điểm giao mùa, sang thu. Thế nhưng, khoảnh khắc ấy khi vào thơ đã được tác giả diễn tả một cách vô cùng mượt mà và tinh tế trong bài thơ "Sang thu".
Mở bài mẫu 2
Mùa thu đẹp nhưng trầm lắng, man mác một nỗi buồn chia ly đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi nhân xưa và nay. Bằng tài năng và những cảm nhận tinh tế của mình, mỗi nhà văn, nhà thơ lại cảm nhận mùa thu ở dáng vẻ và sắc thái riêng biệt. Đó là mùa thu với "hàng liễu đìu hiu đứng chịu tang" trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, là âm thanh xào xạc của lá vàng trong "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư. Cũng viết về mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến những cảm nhận độc đáo, ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Mở bài Sang thu theo khổ
Dạng đề bài phân tích hay cảm nhận theo khổ rất phổ biến trong đề thi vào 10 các năm. Chính vì vậy, bạn đừng quên chuẩn bị mở bài trước cho những khổ thơ quan trọng.
Mở bài Sang thu khổ thơ đầu
Khổ đầu bài thơ Sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong gió se về tín hiệu sang thu. Bạn có thể tham khảo mẫu mở bài sau khi phân tích khổ thơ này:
Hữu Thỉnh là một nhà thơ có nhiều tác phẩm xuất sắc viết về con người và cuộc sống thiên nhiên. "Sang thu" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài mùa thu. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên khi thu sang mà còn ẩn chứa những suy tư của con người trước những chuyển biến của cuộc đời.
Mở bài Sang thu khổ 2
Khổ 2 là cảm nhận của tác giả về những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang. Bạn có thể tham khảo mở bài hay về phần này như sau:
Với một đoạn thơ ngắn, nhà thơ đã tái hiện một bức tranh đầy hơi ấm của cuộc đời, của quê hương. Những hình ảnh sang thu hiện lên thật thân quen, giản dị mà tươi tắn và sống động. Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu cũng bước vào thơ ca một cách tự nhiên và gần gũi. Trước đây, Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm"; sau này, Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhẹ nhàng và khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp thêm cho mùa thu đất nước một góc nhìn đầy cảm xúc.
Mở bài Sang thu khổ cuối
Khổ thơ thứ 3 thể hiện những tâm tư, suy ngẫm của tác giả về mùa thu. Mẫu mở bài để bạn tham khảo dưới đây.
Cuối hạ - đầu thu luôn là những khoảnh khắc lòng người đong đầy cảm xúc lẫn lộn. Đó là những xao xuyến, chút chơi vơi và vấn vương âu lo. Mỗi phút giây trôi qua dù mỏng manh nhưng cũng để lại dư âm và tình cảm luyến lưu. Dòng cảm xúc bất tận ấy đã được Hữu Thỉnh bắt trọn và phô diễn dưới ngòi bút tài hoa của mình qua bài thơ “Sang thu”.
Mở bài Sang thu theo chủ đề
Một số chủ đề thường gặp ở đề thi vào 10 đối với bài thơ Sang thu có thể kể đến như phân tích cảnh ra trận, phân tích thiên nhiên và con người lúc sang thu, bức tranh tứ bình. Bạn có thể tham khảo một số mẫu mở bài dưới:
- Mở bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa:
Mùa thu là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ, nhà thơ nào cũng mong muốn vẽ nên một bức tranh thu độc đáo cho riêng mình. Hữu Thỉnh đã tạo ra một nét riêng biệt với bài thơ "Sang thu", khai thác thời khắc giao mùa. Bài thơ "Sang thu" là những cảm nhận và rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước sự biến đổi kỳ lạ của đất trời trong ngưỡng cửa thu.
- Mở bài sự chuyển mình của mùa thu:
Có lẽ trong bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, mùa thu luôn là mùa được ưu ái hơn cả khi bước vào địa hạt thi ca. Xoay quanh đề tài mùa thu, cổ kim đông tây có biết bao bài thơ hay, gửi gắm những suy nghĩ, tâm tình khác nhau. Nằm trong nguồn mạch chung của văn học, Hữu Thỉnh cũng góp một tâm tình, một bức tranh đẹp đẽ, bình dị của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam với bài thơ Sang thu.
Mở bài Sang thu hay cần đáp ứng những yếu tố nào?
Có thể thấy một mở bài hay quyết định rất lớn điểm điểm số của bài làm văn/bài thi. Việc tạo được ấn tượng ngay từ phần mở đầu với giáo viên sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi điểm. Để viết mở bài Sang thu hay, học sinh cần đặc biệt chú ý triển khai nội dung đảm bảo các yếu tố sau:
- Ngắn gọn và súc tích: Bạn chỉ nên viết từ 3 - 5 câu, đi thẳng vào trọng tâm, đảm bảo độ ngắn gọn vừa đủ để thu hút sự chú ý.
- Đầy đủ: Tập trung vào vấn đề chính của bài thơ và đề bài yêu cầu, bao quát được nội dung chính của cả bài viết.
- Tạo ấn tượng tốt: Sử dụng từ ngữ tinh tế, gợi cảm để tạo ấn tượng mạnh mẽ, dẫn dắt vào bài thơ một cách tự nhiên, tạo ra sự liên kết mượt mà từ mở bài đến nội dung chính.
Mở bài Sang thu ấn tượng sẽ là một điểm cộng rất lớn cho bài viết của học sinh trong mắt giáo viên chấm bài. Mở bài của bạn cần nêu được khái quát về ý nghĩa bài thơ, đồng thời liên hệ với tác giả để giúp cho phần phân tích bên dưới dễ triển khai.