Tin tức Đời Sống

Chân thành hay trân thành? Viết như thế nào mới đúng chính tả trong tiếng Việt?

Mia Dương

Chân thành hay trân thành thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn về mặt chính tả cho người đọc. Vậy trong hai từ này, đâu mới là từ viết đúng chính tả? Theo các chuyên gia tiếng Việt, chân thành mới là từ được viết đúng chính tả, được dùng để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình đối với người khác.

Chân thành hay trân thành mới đúng chính tả?

Rất nhiều người thường bày tỏ sự bối rối khi phân biệt giữa “chân thành hay trân thành”. Tuy nhiên, hãy để ý cách sử dụng thường ngày của từ này!

Đương nhiên, ai cũng nói rằng: “Chân thành cảm ơn và trân trọng” thay vì “Trân thành cảm ơn và chân trọng”. Điều đó cho thấy rằng “chân thành” mới là cách viết đúng và phổ biến.

Kể cả phát âm theo vùng miền, người ta vẫn chỉ nói là “chân thành” chứ không ai nói “trân thành”. Cụm từ “trân thành” hoàn toàn không được ghi trong từ điển tiếng Việt và không nói lên bất kỳ ý nghĩa nào.

Như vậy, từ chính xác là “chân thành” - Đây mới là từ viết đúng chính tả và chuẩn ngữ pháp tiếng Việt.

Tìm hiểu chân thành hay trân thành đúng chính tả sẽ giúp bạn sử dụng từ ngữ đúng tình huống hơn
Tìm hiểu chân thành hay trân thành đúng chính tả sẽ giúp bạn sử dụng từ ngữ đúng tình huống hơn

Ví dụ của từ chân thành trong cuộc sống

Sau khi đã biết “Chân thành hay trân thành” đâu mới là từ được viết đúng chính tả, nhiều người lại quan tâm đến việc “chân thành” có ý nghĩa gì? Xét theo Từ điển tiếng Việt, “chân thành” mang ý nghĩa chân thật, lương thiện, dùng để bày tỏ sự thành tâm và lòng thành với một đối tượng được nhắc đến.

Bên cạnh đó, “chân thành” còn có ý nghĩa biểu lộ, bày tỏ lòng cảm kích và sự thành tâm của người nói với người nghe.

Ví dụ, chắc hẳn ai cũng từng nghe câu: “Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm đến vấn đề của gia đình” hoặc “Tớ luôn dành tình cảm chân thành cho cậu”.

Cũng có câu châm ngôn như: “Lời nói chân thành là nghệ thuật giao tiếp thành công” hoặc “Chân thành và sự thật là cơ sở của mọi đức tính”. Hay trong cuộc sống thường nhật, luôn có những con người thật thà, ngay thẳng trong lời nói và hành động. Người xung quanh sẽ nhận xét về họ rằng: “Đó là một người chân thành”.

Ngoài ra, còn có rất nhiều câu từ nói và viết dùng đến từ “chân thành” này nữa. Cụm từ “chân thành” mang một ý nghĩa giản dị, sâu sắc nên xuất hiện rất nhiều trong đời sống. Ví dụ như trên tấm thiệp mời hay thiệp cưới bạn cầm, người ta thường sẽ nhắc đến cụm từ “chân thành” để thể hiện sự hiếu khách của mình với người khác.

Chân thành mang ý nghĩa diễn tả sự chân thật, lương thiện
Chân thành mang ý nghĩa diễn tả sự chân thật, lương thiện

Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn giữa từ chân thành và trân thành

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc viết sai chính tả. Trong đó, điển hình nhất là nguyên nhân xuất phát từ cách phát âm theo vùng miền. Chẳng hạn như ở miền Bắc, người ta thường phát âm lẫn lộn giữa “s” và “x”, “ch” và “tr”. Thói quen phát âm sai dẫn tới việc viết sai chính tả. Việc này còn có thể gặp trong lĩnh vực báo chí chính thống.

Thứ hai, tùy theo từng người mà có cách phát âm khác nhau. Qua một thời gian, trong đầu họ mặc định phát âm đó là đúng chính tả khi viết. Ví dụ như nhiều người thường nói “trân thành cảm ơn” thay vì “chân thành cảm ơn”. Và thế là lúc viết, họ dùng luôn chữ “trân” thay vì “chân”. Vì vậy mới xuất hiện thắc mắc "Chân thành hay trân thành" - cái nào mới đúng?”.

Việc đọc và viết sai chính tả không chỉ gây khó hiểu trong việc giao tiếp, diễn giải ngôn từ mà còn tạo một cảm giác khó chịu cho người nghe. Chẳng hạn như trong việc cảm ơn và xin lỗi. Bạn dùng nhầm từ “Trân thành” thay vì “Chân thành”, người nghe sẽ cảm thấy không vừa ý. Họ sẽ nghĩ bạn không có lòng thành và không muốn chấp nhận lời cảm ơn hoặc xin lỗi đó.

Liên tục sai chính tả hoặc viết sai theo thói quen phát âm gây ra những hiểu lầm không đáng có. Hãy lưu ý trong từng câu nói, chữ viết đúng chuẩn theo ngữ pháp Việt Nam.

Nguyên nhân của việc viết sai từ là do cách phát âm của mỗi người không giống nhau
Nguyên nhân của việc viết sai từ là do cách phát âm của mỗi người không giống nhau

Một số lưu ý để bạn viết đúng chính tả

Việc chúng ta nhầm lẫn, thắc mắc giữa hai từ Chân thành hay Trân thành xuất phát từ sự tương đồng về cách phát âm. Nhiều từ ngữ khác cũng vậy! Sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt tạo nên những tình trạng sai chính tả không đáng có.

Để xác định việc viết đúng chính tả cho hai từ “Chân thành” hay “Trân thành”, ta lưu ý những bí quyết sau:

  • Dành sự chú ý đặc biệt cho những từ dễ gây nhầm lẫn về cách phát âm như “chân thành” với “trân thành”. Việc bạn hiểu rõ ý nghĩa của từng từ ngữ giúp bạn viết đúng chính tả và sử dụng từ chính xác hơn.
  • Rèn luyện cách viết đúng chính tả. Ghi chú các từ ngữ dễ sai và cách sửa đúng chính tả lên những tờ giấy. Đặt ở những nơi bạn thường xuyên nhìn thấy. Điều này không chỉ tạo nên thói quen viết đúng chính tả. Mà còn tăng cường khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
  • Chỉnh sửa cách phát âm đúng chuẩn theo ngữ pháp tiếng Việt. Từ đó hạn chế việc viết sai chính tả vì thói quen phát âm sai.

Lưu ý kỹ để tránh thói quen phát âm sai hoặc viết sai chính tả. Hãy tìm hiểu về từ điển tiếng Việt nhiều hơn. Đọc nhiều sách hơn giúp bạn cải thiện vốn ngôn từ hiệu quả. Thành công đầu tiên đó là bạn sẽ viết đúng chính tả từ Chân thành hay Trân thành.

Rèn luyện cách viết đúng chính tả để tránh lỗi sai đáng tiếc
Rèn luyện cách viết đúng chính tả để tránh lỗi sai đáng tiếc

Gợi ý các từ đồng nghĩa với từ chân thành

“Chân thành” là một từ không còn quá xa lạ với chúng ta. Việc gặp “chân thành” hay các từ đồng nghĩa là một điều thường thấy. Ta có thể kể đến một vài từ đồng nghĩa với từ này như:

  • Chân thật: Lời nói của anh ấy rất chân thật.
  • Chất phác: Người nông dân thật thà chất phác.
  • Thành tâm: Cô ấy thành tâm lắng nghe những gì anh nói.
  • Ngay thẳng: Đó là một người ngay thẳng trong cách nói và cách làm việc.
  • Thật thà: Chàng trai vô cùng thật thà.

Đó là những từ đồng nghĩa với “Chân thành” và ví dụ đặt câu tương ứng. Tất cả đều biểu thị sự chân thật trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Như vậy, qua bài viết, ta đã biết được hai từ Chân thành hay Trân thành, đâu mới là từ đúng chính tả. Viết đúng từ Chân thành không chỉ biểu đạt rõ ý nghĩa mà còn mang đến sự thành tâm cho người đối diện. Viết đúng chính tả là cách để thể hiện rõ lòng mình. Đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng và giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

BÀI LIÊN QUAN