Giáo dục

Hướng dẫn cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng đầy đủ theo chương trình mới nhất

Aretha Thu An

Theo chia sẻ của các giáo viên Ngữ văn, cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng đơn giản và dễ hiểu nhất đó là nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm, tóm tắt cốt truyện, chỉ ra giá trị giá trị nội dung, nghệ thuật. Trên cơ sở đó, học sinh lần lượt vận dụng kiến thức đã tiếp thu để giải các câu hỏi liên quan đến văn bản.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Có nhiều cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng nhưng thao tác đầu tiên học sinh cần tiến hành vẫn là tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

Tác giả

Truyền thuyết Thánh Gióng trong chương trình Ngữ văn lớp 6 của tác giả Lê Trí Viễn. Ông sinh ngày 10/3/1919, quê gốc ở Quảng Nam. Ông là người sáng lập Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến.

Với những đóng góp cho nền văn học nước nhà, năm 2012, tác giả đã được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Lê Trí Viễn có thể kể đến như:

  • Những bài giảng văn ở đại học
  • Thánh Gióng
  • Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh
  • Bình thơ xuân

Tác phẩm

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng để không bỏ sót ý là sau khi tìm hiểu về tác giả, học sinh sẽ chú ý đến phẩm tác phẩm.

Truyền thuyết Thánh gióng của tác giả Lê Trí Viễn được nhà xuất bản giáo dục ra mắt bạn đọc vào năm 1957. Truyện có bố cục 4 đoạn gồm:

  • Đoạn 1: Từ đầu => Cứ đặt đâu thì nằm đấy. Nội dung đoạn này nói về sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng
  • Đoạn 2: Tiếp theo => Giết giặc, cứu nước. Đoạn văn miêu tả sự lớn lên thần kỳ của Gióng
  • Đoạn 3: Tiếp theo => Bay lên trời, biến mất: Gióng hợp sức cùng nhân dân đánh giặc.
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Nhân dân tưởng nhớ công ơn của Gióng.

Tóm tắt nội dung

Tóm tắt nội dung cốt truyện là cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng đơn giản và dễ hiểu nhất.

Tình huống truyện

Truyền thuyết mở đầu bằng sự ra đời đầy kỳ lạ của Thánh Gióng. Khi ra đồng, bà thấy một vết chân to nên ướm thử, về nhà bà bất ngờ thụ thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một đứa trẻ khôi ngô nhưng lạ thay lên ba tuổi, đứa bé vẫn không biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Diễn biến

Nội dung câu chuyện trở nên hấp dẫn khi cậu bé nghe thấy sứ giả tìm người đi đánh giặc. Sau khoảnh khắc ấy, đứa trẻ vốn không biết nói, biết cười bỗng lớn nhanh như thổi. Chàng trai ấy xin 1 con ngựa sắt, 1 cái roi sắt và 1 áo giáp sắt để dẹp tan quân xâm lược.

Hình ảnh Gióng ra trận đầy vẻ oai hùng, mặc áo giáp, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi thẳng đến nơi quân thù, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre bên đường khiến kẻ thù giẫm đạp lên nhau bỏ chạy.

Kết thúc

Sau khi dẹp tan giặc Ân, Thánh Gióng bay về trời. Để ghi nhớ công ơn của Gióng, nhân dân đã lập đền thờ ông ở làng Phù Đổng.

Truyền thuyết Thánh Gióng xoay quanh câu chuyện về vị anh hùng dân tộc giết giặc ngoại xâm
Truyền thuyết Thánh Gióng xoay quanh câu chuyện về vị anh hùng dân tộc giết giặc ngoại xâm

Giá trị nội dung và nghệ thuật

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng trong phần nội dung và nghệ thuật yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:

Giá trị nội dung

Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với chi tiết mang yếu tố thần kì, ẩn chứa trong đó tình yêu nước cháy bỏng và khát khao mang sức mạnh của mình để bảo vệ từng tấc đất. Chi tiết cả làng góp gạo nuôi Gióng là minh chứng rõ rệt nhất cho niềm tin của nhân dân về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Giá trị nghệ thuật

Đặc trưng của thể loại truyền thuyết là chứa nhiều chi tiết kì ảo và Thánh Gióng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Những hình ảnh mang tính tưởng tượng đã tạo nên sức hấp dẫn cho cốt truyện.

Truyền thuyết Thánh Gióng chứa nhiều chi tiết kì ảo khi ngựa sắt biết chạy, biết phun lửa
Truyền thuyết Thánh Gióng chứa nhiều chi tiết kì ảo khi ngựa sắt biết chạy, biết phun lửa

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng sách Cánh diều

Tham khảo hướng dẫn cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng được các giáo viên Ngữ Văn gợi ý sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi trong bài một cách dễ dàng nhất.

Câu 1 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6):

Câu hỏi: Hãy nêu một số sự kiện chính của truyện Thánh Gióng.

Gợi ý trả lời:

Các sự kiện chính của truyền thuyết Thánh Gióng gồm:

  • Sự ra đời chứa nhiều kỳ lạ: Được thụ thai do ướm vào bàn chân khổng lồ, sau một năm mới sinh con.
  • Hành trình khôn lớn khác biệt so với những đứa trẻ khác: Lên 3 tuổi, Gióng vẫn đặt đâu nằm đấy, không biết nói, biết cười, biết đi.
  • Gióng lớn nhanh như thổi khi nghe tin sứ giả loan tin tìm người giết giặc: Cơm ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa may xong đã chật, cả làng góp gạo cùng nuôi Gióng.
  • Hình ảnh đầy tự hào của Thánh Gióng: Chàng vươn vai mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt xông thẳng đến nơi quân thù. Chiến thắng giặc Ân, Gióng cùng ngựa bay lên trời.

Câu 2 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6) 

Câu hỏi: Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào?

Gợi ý trả lời:

Qua thao tác soạn văn 6 Thánh Gióng, em thấy được phẩm chất của người anh hùng dân tộc với tinh thần kiên cường, bất khuất. Cụ thể:

  • Yêu cầu sứ giả chuẩn bị tư trang để sẵn sàng lên đường đánh giặc.
  • Cùng ngựa sắt phi thẳng đến nơi quân thù.
  • Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre để tiếp tục quật ngã quân thù.
  • Đánh thắng giặc, vị anh hùng ấy cưỡi ngựa bay thẳng lên trời.

Câu 3 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6) 

Câu hỏi: Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử?

Gợi ý trả lời:

Các chi tiết trong truyện có liên quan đến lịch sử bao gồm

  • Cuộc chiến đấu của nhân dân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược phương Bắc.
  • Vũ khí thô sơ được chế tạo bằng sắt, thép đã làm nên chiến thắng lẫy lừng.
  • Toàn dân chung sức, đồng lòng quyết quét sạch bóng dáng quân thù trên bờ cõi nước Nam.

Câu 4 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6) 

Câu hỏi: Tìm những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

Gợi ý trả lời:

Những chi tiết chứa yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện Thánh Gióng là:

  • Bà mẹ sau khi ướm vào vết chân lạ ở trên đồng đã thụ thai.
  • Thời gian mang thai kéo dài mười hai tháng.
  • Lên ba tuổi, cậu bé Gióng vẫn như một đứa trẻ mới sinh.
  • Khi sứ giả tìm người tài giúp nước, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.
  • Chàng Gióng lớn nhanh như thổi.
  • Nghe tin quân giặc đến, Gióng vươn vai một cái và biến thành tráng sĩ cao lớn.
  • Ngựa sắt khi Gióng xin sứ giả biết phun lửa.
  • Nhổ tre bên đường giết giặc.
  • Chi tiết Gióng và ngựa sắt cùng bay lên trời.
  • Những vết chân ngựa sắt biến thành ao hồ,..

Những chi tiết này tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm với người đọc.

Câu 5 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6) 

Câu hỏi: Theo em, truyện đã phản ánh được hiện thực và ước mơ gì của cha ông ta?

Gợi ý trả lời:

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng đơn giản nhất ở câu hỏi 5 là học sinh nêu được truyện Thánh Gióng phản ánh hiện thực xã hội và ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Câu 6 (Trang 18, sách Ngữ văn lớp 6) 

Câu hỏi: Vì sao Đại hội thể dục thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khỏe Phù Đổng?

Gợi ý trả lời:

Nhằm ghi nhớ công ơn của Gióng với nhân dân và đất nước, Vua Hùng đã phong ông là Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay, Đại hội thể dục thể thao dành cho lứa tuổi học sinh phổ thông được lấy tên là Hội khỏe Phù Đổng với mong muốn thế hệ trẻ không ngừng rèn luyện tinh thần và trí lực, phát huy tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc về một thời kỳ lịch sử đầy hào hùng.

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng được nhiều học sinh áp dụng nhất là trả lời 6 câu hỏi liên quan 
Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng được nhiều học sinh áp dụng nhất là trả lời 6 câu hỏi liên quan 

Cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng sách Kết nối tri thức

Nếu bạn đang theo học bộ sách Kết nối tri thức, cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng phổ biến nhất là trả lời 7 câu hỏi liên quan đến tác phẩm. Dưới đây là gợi ý chi tiết mà học sinh có thể tham khảo:

Câu 1 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện?

Gợi ý trả lời:

Thời gian, không gian và hoàn cảnh xuất hiện trong truyền thuyết Thánh Gióng như sau:

  • Thời gian: Đời vua Hùng thứ sáu.
  • Không gian: Ngôi làng Phù Đổng.
  • Hoàn cảnh: Đất nước bị giặc ngoại xâm lược, chìm trong chết chóc.

Câu 2 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Thánh Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Mẹ Gióng sau khi ướm thử vết chân lạ mà bất ngờ mang thai Gióng. 12 tháng sau đã sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Tuy nhiên, đã 3 tuổi em vẫn chẳng biết nói, biết cười, đặt đâu chỉ nằm đấy.

Câu 3 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Gợi ý trả lời:

Những ý nghĩa của các chi tiết trên là:

a. Tinh thần đánh giặc cứu nước của Thánh Gióng.

b. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

c. Ước mơ của người dân về một người anh hùng giúp họ đánh tan quân xâm lược.

d. Ca ngợi thành tựu nền văn minh kim loại của người Việt cổ, biết chế tạo ngựa sắt, giáp sắt roi sắt.

e. Người anh hùng không màng danh lợi.

Câu 4 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng?

Gợi ý trả lời:

Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên đó chính là đánh tan quân xâm lược, mang lại hòa bình cho nhân dân. Thánh Gióng là tiêu biểu cho hình tượng người anh hùng mang trong mình tư tưởng lớn lao, đánh giặc giữ nước.

Câu 5 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?

Gợi ý trả lời:

Chủ đề trong Thánh Gióng là đánh giặc cứu nước.

Câu 6 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ?

Gợi ý trả lời:

Lời kể trong truyện chứng minh rằng nội dung này đã thực sự xảy ra ở quá khứ: Hiện nay, vẫn còn đền thờ…nay gọi làng Cháy.

Câu 7 (Trang 9, sách Ngữ văn lớp 6)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Gợi ý trả lời:

Thánh Gióng là vị anh hùng thông minh và vô cùng nhạy bén, khi roi sắt gãy, chàng đã nhổ tre bên đường để quật ngã kẻ thù. Hình ảnh này cho thấy, con người làm việc thiện sẽ nhận được sự tương trợ từ thiên nhiên, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Những điều Gióng làm chỉ với mong muốn duy nhất là đất nước được bình yên, nhân dân không phải sống trong lo sợ. Vị anh hùng ấy không màng nguy hiểm của bản thân và danh lợi, chức tước, hết lòng dẹp quân thù để đem lại những điều tốt đẹp cho nhất. Nhân dân muôn đời sau vẫn luôn ghi nhớ công lao của vị anh hùng vĩ đại ấy.

Dựa vào thông tin tóm tắt tác phẩm, bạn có thể dễ dàng soạn bài Thánh Gióng lớp 6 sách mới 
Dựa vào thông tin tóm tắt tác phẩm, bạn có thể dễ dàng soạn bài Thánh Gióng lớp 6 sách mới 

Bài tập liên hệ

Sau khi đã nắm được cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng, học sinh nên tổng hợp lại kiến thức bằng việc làm các bài tập liên quan đến tác phẩm.

Bài tập 1: Những lý do khiến tác phẩm Thánh Gióng trở thành truyền thuyết tiêu biểu thuộc chủ đề đánh giặc, giữ nước trong kho tàng văn học của người Việt?

Những lý do để Thánh Gióng trở thành truyền thuyết đánh giặc tiêu biểu trong kho tàng văn học là:

  • Kho tàng truyền thuyết dân gian của người Việt rất đa dạng với sự xuất hiện của vô vàn chủ đề khác nhau. Trong số các tác phẩm mang chủ đề chống giặc, Thánh Gióng là một ví dụ điển hình kể về cuộc chiến chống quân xâm lược từ thuở nước Văn Lang mới được gây dựng, đó là khoảng thời gian đất nước trong những ngày đầu còn non yếu. Sự xuất hiện của Thánh Gióng đã tạo nên sức mạnh tinh thần vĩ đại cho nhân dân ta.
  • Không dừng lại ở đó, truyện còn xây dựng được hình mẫu tiêu biểu về người anh hùng chống quân xâm lực. Nhân vật Thánh Gióng là kết tinh của sức mạnh cộng đồng, được sự tương trợ của thiên nhiên.

Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn ghi lại hình ảnh ấn tượng của Thánh Gióng.

Nhân vật Thánh Gióng để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc nhưng nổi bật nhất chính là hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. Dưới ngòi bút của tác giả, chàng trai ấy mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt bởi anh chính là đại diện cho sức mạnh và tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh đó, chi tiết này còn cho ta thấy sứ mệnh bảo vệ quê hương, đất nước của người anh hùng, Gióng ra trận mang theo ý chí và hy vọng của toàn dân.

Có thể nói, lựa chọn cách soạn văn lớp 6 bài Thánh Gióng bằng việc tóm tắt cốt truyện và trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản là cơ sở để học sinh làm tốt mọi đề thi xoay quanh tác phẩm văn học này.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 6