Trust Issue là gì?
Tìm hiểu Trust Issue là gì bạn sẽ biết đây là hội chứng thiếu lòng tin, là bức tường vô hình ngăn cách con người với niềm tin. Điều này thể hiện qua những khó khăn trong việc tin tưởng vào người khác, tổ chức, hay bất kỳ điều gì trong cuộc sống.
Những người mắc Trust Issue thường mang trong mình sự hoài nghi, nghi ngờ mọi thứ xung quanh và có xu hướng kiểm soát chặt chẽ mọi việc. Họ hầu như né tránh các mối quan hệ, dù là người thân thiết. Hơn nữa, khi đối mặt với hội chứng này, họ cũng gặp khó khăn trong việc giao tiếp và chia sẻ, luôn cảm thấy lo lắng và bất an.
Tại sao lại có hội chứng Trust Issue?
Liệu bạn có thắc mắc nguyên nhân của hội chứng Trust Issue là gì mà có thể khiến một người bình thường trở thành người lúc nào cũng mất niềm tin và nghi ngờ mọi thứ?
Theo các chuyên gia nghiên cứu các bệnh về tâm lý cho biết, có rất nhiều lý do dẫn đến hội chứng Trust Issue. Trong số đó, nguyên nhân điển hình nhất đó chính là: Từng bị phản bội, trong gia đình cha mẹ có sự xung đột gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, bị ngược đãi, thao túng tâm lý, xã hội ruồng bỏ…
Bị phản bội
Dù là trong tình yêu hay tình bạn, khi bạn đặt tất cả niềm tin vào mối quan hệ đó nhưng kết quả nhận được là sự phản bội, cảm giác bị tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Người bị phản bội cảm thấy đau đớn tột cùng, tâm lý luôn ám ảnh hoặc lo sợ sự việc này sẽ tiếp tục diễn ra với mình ở những mối quan hệ sau. Chính điều đó khiến bạn khó mở lòng và dẫn đến hội chứng Trust Issue.
Chứng kiến xung đột của gia đình
Khi lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, nơi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí là bạo lực giữa cha mẹ, trẻ em sẽ phải đối mặt với vô số tổn thương tâm lý và những hậu quả tiêu cực kéo dài đến tận tương lai.
Niềm tin vào cha mẹ - những người thân yêu nhất - bị lung lay, khiến các em trở nên dè dặt, hoài nghi và khó khăn trong việc tin tưởng người khác, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.
Gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần
Khi sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, con người có xu hướng trở nên nghi ngờ, hoài nghi và khó khăn trong việc tin tưởng người khác. Trust Issue cũng là một trong những biểu hiện của các vấn đề sức khỏe tinh thần.
- Mắc chứng rối loạn gắn bó: Rối loạn gắn bó phản ứng (RAD) và rối loạn gắn bó xã hội thoát ức chế (DSED) là những chấn thương liên quan về việc tuổi thơ từng bị bỏ rơi.
- Mắc chứng rối loạn nhân cách: Những người mắc vấn đề về sức khỏe rối loạn nhân cách ranh giới, tự ái hay rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Họ thường khó khăn trong việc đặt niềm tin với người khác gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
- Mắc chứng rối loạn tâm thần: Bị bệnh tâm thần phân liệt cùng với các rối loạn tâm thần khác có thể sinh ra triệu chứng hoang tưởng.
Bị xã hội ruồng bỏ, bị thao túng và ngược đãi
Tuổi thơ đã từng bị xã hội ruồng bỏ, bạn bè tẩy chay, xa lánh, bị ngược đãi hay bị bạo lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Trust Issue. Bất kể là thể chất hay tinh thần, bạo lực đều để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý trẻ em, khiến chúng sợ hãi, nghi ngờ và khó khăn trong việc tin tưởng người khác.
Dấu hiệu nhận biết người mắc Trust Issue
Nếu bạn đã hiểu rõ được Trust Issue là gì, bạn có thể dễ dàng nhận biết được bản thân hoặc người xung quanh đang mắc hội chứng này. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể:
- Chỉ tập trung sự chú ý vào những điều tiêu cực: Nếu như bạn thường chỉ cảm thấy những điều tồi tệ, luôn để ý vào những điểm yếu của mọi người xung quanh thay vì điểm mạnh của họ. Đó có thể là dấu hiệu của Trust Issue.
- Luôn cảm thấy mọi thứ đều phải tự mình làm: Khi gặp một số khó khăn trong công việc, bạn thường cảm thấy không tin tưởng khi nhờ vả ai đó. Bạn không tin họ có thể làm theo đúng những gì mình yêu cầu và mong đợi.
- Luôn né tránh tối đa sự thân mật: Quá thân mật với ai đó trong một mối quan hệ sẽ dễ khiến bị tổn thương khi mối quan hệ có vấn đề. Chính vì vậy người bị hội chứng Trust Issue luôn né tránh những cảm giác có thể gây ra cho mình tổn thương bằng mọi giá.
- Tự mình cô lập trong thế giới riêng: Luôn hoài nghi và thiếu tin tưởng vào những người xung quanh hay các vấn đề sẽ vô tình khiến bạn tự mình xây nên bức tường cô lập giữa bản thân và mọi người. Người bị Trust Issue cho rằng sự tránh né này chính là cách để bảo vệ bản thân mình khỏi những tổn thương đã từng diễn ra hoặc chứng kiến trong quá khứ.
- Tự mình phá hoại các mối quan hệ: Khi bị mắc hội chứng Trust Issue thường có xu hướng muốn phá vỡ những mối quan hệ của mình. Có thể bạn hiểu được khái niệm Trust Issue là gì nhưng không thể ngờ được ảnh hưởng của nó lớn đến mức nào. Khi mắc hội chứng này, bạn sẽ luôn có suy nghĩ và hành vi mong muốn kết thúc mối quan hệ ngay lập tức để không thất vọng về sau, điều này dần khiến các mối quan hệ mờ nhạt hơn.
- Luôn né tránh những cam kết: Những mối quan hệ cam kết thường đòi hỏi sự tin tưởng và dễ bị tổn thương từ những người xung quanh. Không muốn cam kết để không phải tổn thương, đó là cách người bị Trust Issue hay lựa chọn
- Thiếu sự bao dung và tha thứ: Chính sự thiếu bao dung, không tha thứ cho những lỗi lầm nhỏ nhặt khiến cho mọi thứ trong cuộc sống bị thay đổi. Đây cũng có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cảm giác tội lỗi, đắng cay và hối tiếc.
- Sợ cảm giác bị bỏ rơi: Bạn luôn sợ mình bị tổn thương và bỏ rơi trong tất cả những mối quan hệ của mình. Chính vì thế, bạn thường kiểm soát người khác một cách thái quá, điều này khiến họ cảm thấy ngột ngạt quá mức.
Cách vượt qua hội chứng Trust Issue
Thực hiện theo các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn không còn quá bận tâm Trust Issue là gì nữa.
Học cách tin tưởng
Như con dao hai lưỡi, bạn cần phải học cách chấp nhận những rủi ro khi đi kèm với sự tin tưởng. Có thể bạn sẽ trải qua những cảm giác thất vọng vào một số sự việc lúc này hoặc lúc khác. Thế nhưng hãy bình tĩnh và không phải tất cả mọi người đều xấu và mọi vấn đề chỉ có một màu tiêu cực.
Luôn tìm lý do tin tưởng với người xứng đáng
Bạn có thể lựa chọn tin tưởng vào một người hay một vấn đề nào đó cho đến khi bản thân không còn tìm được lý do nào khác để tin tưởng. Thế nhưng, trước khi quyết định dừng việc trao niềm tin hãy tìm về cách thức hoạt động của nó.
Niềm tin chính là sự tin tưởng của bạn đối với một người. Khi người đó không đủ uy tín đồng nghĩa với việc niềm tin của bạn cũng mất đi. Bạn vẫn có thể đợi một đối tượng khác phù hợp hơn để tiếp tục trao sự tin tưởng.
Tự mình tìm hiểu về gốc rễ vấn đề niềm tin
Trust Issue thường xuất phát do vấn đề niềm tin bắt nguồn từ những sự phản bội trong quá khứ. Nếu như bạn vẫn đang hoài nghi không biết tại sao mình lại gặp vấn đề này, hãy dành thời gian để suy nghĩ và quay về những trải nghiệm trong quá khứ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào lý do tại sao mình lại sợ hãi, biết được nên làm gì để khắc phục sự sợ hãi đó và bước tiếp.
Học cách giao tiếp thường xuyên
Thiếu giao tiếp hay giao tiếp kém chính là nguyên nhân khiến các mối quan hệ trong cuộc sống bị xấu đi. Hãy luôn thành thật với những mối quan hệ của mình cũng như bày tỏ những sự do dự của bản thân khi tin tưởng ai đó. Thấu hiểu được điều đó, đối phương sẽ có cách cư xử phù hợp hơn.
Cân nhắc tìm đến phương pháp trị liệu
Khi đã hiểu rõ Trust issue là gì bạn hãy tìm đến các phương pháp trị liệu để vượt qua hối chứng này. Làm việc với các chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc các bác sĩ tâm lý có kinh nghiệm lâu năm, bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về lý do mình bị mất niềm tin cũng như học được các kỹ năng làm thế nào để đối phó và bắt đầu xây dựng lại niềm tin với những mối quan hệ mới trong tương lai.
Một số câu hỏi liên quan về Trust Issue
Để đi sâu hơn về những thông tin liên quan đến hội chứng Trust Issue, bạn có thể tham khảo các câu hỏi liên quan dưới đây.
Trust Issue có phải là một căn bệnh tâm thần không?
Như đã đề cập chi tiết về khái niệm Trust Issue là gì ở phần trên của bài viết, có thể thấy đây là một vấn đề đơn lẻ và hoàn toàn không phải là bệnh tâm thần. Thế nhưng, nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe về tinh thần như rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, hoang tưởng, lưỡng cực I hoặc II.
Trust Issue và overthinking có giống nhau không?
Rất nhiều người mơ hồ và không hoàn toàn hiểu rõ về 2 khái niệm Overthinking và Trust Issue là gì, liệu có giống nhau không?
Theo thạc sĩ tâm lý Võ Minh Thành, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, overthinking chính là biểu hiện của hội chứng rối loạn lo âu. Người bệnh thường cảm thấy lo lắng quá mức về một tình huống hoặc sự việc nào đó cực kỳ vô lý. Nếu trình trạng này không được xử lý có thể gây suy giảm trí nhớ, trầm cảm và tự kỷ.
Do đó, Trust Issue và overthinking không hề giống nhau. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Trust Issue là gì cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục. Hãy nhớ rằng, Trust Issue không phải là điều gì đó đáng xấu hổ. Với sự kiên nhẫn và nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể vượt qua được vấn đề này và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.