1. Fanti là gì?
Fanti được hiểu là một fan chân chính, luôn sẵn sàng ủng hộ, yêu thương và theo dõi mọi chặng đường của thần tượng. Tuy nhiên ở họ lại tồn tại một số tính cách của antifan như thường xuyên troll hoặc ‘’dìm’’ thần tượng của mình xuống.
Nguồn gốc của cụm từ Fanti là sự kết hợp giữa Fan và Anti: ‘’Fanti = Fan chân chính + tính cách của Antifan’’.
Fanti là sự kết hợp giữa tính cách của fan và antifan nhưng tỷ lệ fan chiếm khoảng 99%. Họ cũng yêu thương thần tượng như những fan hâm mộ chân chính. Fanti thường có tính cách hài hước, ‘’nhiều muối’’ bởi công việc chính của họ là đi soi ảnh, video của thần tượng một cách rất kỹ, không chừa một chi tiết nào từ ảnh trên sân khấu đến ngoài đời hay trong các show diễn. Sau đó, họ sẽ ghép những câu nói hài hước lên các tấm ảnh soi được rồi đăng lên mạng xã hội.
Hiện nay trong cộng đồng fandom của các thần tượng, Fanti ngày càng đông và tăng lên về số lượng bởi những mặt tích cực, vui vẻ mà họ mang lại.
2. Biểu hiện của một Fanti chính hiệu
Không kém gì fan, các Fanti cũng bỏ không ít thời gian để soi mói một người nổi tiếng mà họ hâm mộ. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết biểu hiện của một fanti là gì qua các đặc điểm sau:
- Dìm hàng, troll thần tượng bằng những bức ảnh meme.
- Chuyên gia chụp, cắt và chỉnh sửa lại hình ảnh, video của thần tượng tạo ra nhiều khoảnh khắc vui nhộn rồi đăng chúng lên mạng xã hội.
- Tạo ra những bức ảnh, video vui nhộn có mặt thần tượng để gây sự chú ý với idol.
- Soi mói, tìm sạn trong các câu nói ‘’hớ’’của thần thượng để mang đi khắp các group tạo niềm vui.
- Ủng hộ, bảo vệ thần tượng trước những scandal tiêu cực.
- Lập group chuyên đăng những bức ảnh hài hước, vui nhộn của thần tượng lên cho các fan cùng bàn tán.
- Xem chuyện chê và dìm thần tượng là niềm vui trong cuộc sống mà không hướng đến mục đích công kích hay miệt thị.
- Săn lùng, tìm hiểu các câu chuyện ‘’thâm cung bí sử’ cực kỳ thú vị của thần tượng để buôn chuyện trên các trang mạng xã hội.
3. Fanti phổ biến khi nào?
Biết được thời điểm ra đời và sự phổ biến của Fanti sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Fanti là gì. Fanti được bắt nguồn từ Hàn Quốc bởi một bài đăng của diễn viên lồng tiếng Yuri Seo năm 2015. Cô đã đăng hình ảnh cười tươi tắn của mình trong chiếc áo đỏ. Tuy nhiên, không hiểu sao hình ảnh này lại biến thành người nhện. Seo Yuri đã đăng lại 2 tấm hình lên cùng nhiều sự bối rối ‘’Đây là fan hay anti của tôi vậy?’’.
Khác với anti fan, Fanti hoạt động chủ yếu ở mảng ‘’hình ảnh’’. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh tính cách của fanti. Một số cho răng fanti đưa thần tượng đến gần hơn với fan qua những bức ảnh chế hài hước và meme. Thần tượng trong mắt fan và truyền thông thường xuất hiện với hình ảnh hoàn hảo nhất có thể. Tuy nhiên chính những tấm hình này lại khiến hình ảnh của thần tượng trở nên gần gũi hơn khi họ cũng có những khoảnh khắc không hoàn hảo.
Hiện nay một số hội nhóm Fanti thậm chí còn đông hơn cả số lượng người thích nhiều hơn cả page chính chủ. Ngoài ra một số thần tượng còn dùng luôn cả hình ảnh của Fanti làm để đăng lên. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp Fanti được cho là antifan đội lốt khi hình ảnh của thần tượng bị sửa tới quên luôn bản gốc. Điều này đôi khi lại gây ra nhiều tranh cãi trong các fandom.
4. Những điểm khác nhau của Fanti, Anti-fan và nonfan
Lướt các group fandom trên mạng xã hội, bạn còn bắt gặp nhiều cụm từ mới được ra đời khác như nonfan hay antifan. Sau khi đã hiểu rõ Fanti là gì, bạn có thể phân biệt được với hai cụm từ này với các đặc điểm khác nhau sau:
- Fanti: Cũng là từ dùng để chỉ người hâm mộ nhưng thay vì chụp những bức ảnh đẹp của thần tượng thì fanti lại yêu thích việc ‘’dìm hàng’’ idol. Họ thích xem lại những khoảnh khắc hài hước, vui nhộn của thần tượng và lấy đó làm thú vui tao nhã. Họ luôn ủng hộ hết mình cho sự nghiệp của thần tượng.
- Anti fan: Đây là từ đã quá thông dụng chỉ cộng đồng đối nghịch lại với fan chân chính. Họ không thích và ghét bỏ một người nào đó nên không ngại dùng những lời lẽ chê bai, chỉ trích các thần tượng. Để sẵn sàng hạ bệ người nào đó, họ sẽ làm mọi cách để đưa những cái xấu của thần tượng ra và đi cùng cả các chính sách tẩy chay như lập group anti trên mạng xã hội, bình luận nói xấu,...Anti fan sẽ kìm hãm sự phát triển của thần tượng. Hầu hết những người nổi tiếng đều có một lượng anti fan.
- Nonfan: Được sử dụng với nghĩa ‘’không phải fan’’ từ này được lấy từ nguyên là fan (người hâm mộ) sau đó thêm tiền tố ‘’non’’ ở trước để tạo sự trái ngược về nghĩa. Mặc dù không hâm mộ nhưng nonfan cũng không công kích người nổi tiếng quá đà như các antifan. Họ luôn là người ở giữa nhìn nhận mọi thứ theo hướng khách quan, không khen chê quá đà.
5. Fanti nên và không nên làm gì?
Qua những dấu hiệu nhận biết Fanti là gì, bạn có thể biết được những việc cần làm và không nên làm để trở thành một Fanti chính hiệu đu thần tượng:
- Yêu thương và ủng hộ hết mình cho sự nghiệp của thần tượng.
- Có các cách ứng xử văn minh khi gặp anti fan trên các nền tảng xã hội.
- Sẵn sàng bảo vệ thần tượng trước anti fan đặt điều, tung tin sai sự thật.
- Giúp thần tượng mở rộng thêm danh tiếng qua các dự án quảng bá sản phẩm của thần tượng giúp đông đảo mọi người biết đến.
- Tôn trọng cuộc sống riêng tư, ước mơ của thần tượng.
- Làm nhiều việc tốt trên danh nghĩa là người hâm mộ của thần tượng.
- Không nên chửi bới, xúc phạm thần tượng của người khác để bảo vệ idol của mình.
- Không dùng những lời lẽ miệt thị, tiêu cực khi tranh cãi với anti fan.
- Fanti không nên soi mói quá sâu vào những câu chuyện đời tư của nghệ sĩ.
- Cắt ghép ảnh, video mang tính giải trí nhưng không nên “vui quá” làm ảnh hưởng xấu đến idol.
Qua việc lý giải Fanti là gì cũng như nguồn gốc và biểu hiện của cộng đồng người hâm mộ với nét tính cách khác biệt này, bạn có thể thấy được những điều nên và không nên làm khi trở thành Fanti. Từ đó hạn chế được những suy nghĩ tiêu cực, rắc rối không đáng có trong cộng đồng fandom của thần tượng.