Cổ nhân dạy: Dục tốc bất đạt là gì? Nếu làm không đúng cuộc sống dễ gặp nhiều thất bại

Khổng Tử từng để lại câu nói nổi tiếng "dục tốc bất đạt" để răn dạy đệ tử của mình từ thời Xuân Thu (Trung Quốc). Vậy dục tốc bất đạt là gì, và nó có giá trị ý nghĩa thế nào?

Dục tốc bất đạt là gì?

Câu thành ngữ "Dục tốc bất đạt" hay "Dục tốc tắc bất đạt" có nghĩa ám chỉ nếu muốn nhanh chóng đạt thành quả mà lại nóng vội thì sẽ không đạt được thành công, là đốt cháy giai đoạn dẫn đến thất bại. Ngắn gọn hơn là đại sự không thành nếu ham mau chóng, màng tiểu lợi.

Dục tốc bất đạt là chỉ khi một người không nóng vội thì tâm trí mới yên định, khi tích lũy đủ rồi thì tự khắc thành công sẽ đến
Dục tốc bất đạt là chỉ khi một người không nóng vội thì tâm trí mới yên định, khi tích lũy đủ rồi thì tự khắc thành công sẽ đến

Từ thời Xuân Thu (Trung Quốc), nguồn gốc câu thành ngữ đã xuất hiện. Từng có vị quan viên tên Tử Hạ, anh ta rất mơ hồ về công việc cũng như tương lai của mình, bèn đến gặp thầy mình là Khổng Tử, hy vọng được thầy giúp đỡ. Sau khi gặp Khổng Tử, Tử Hạ liền hỏi thầy: "Thưa thầy, làm sao để trị vì tốt một địa phương ạ?". Sau khi nghe xong, Khổng tử đã nói rằng, "Nếu con đã chọn con đường làm quan thì con phải biết kiên nhẫn, phải biết nhìn xa trông rộng, có những bước cầu tiến, không được chỉ vì cái lợi trước mắt, nếu không cuối cùng chỉ có thể "dục tốc" mà "bất đạt", thậm chí mọi nỗ lực con cố gắng trước đó đều đổ sông đổ biển".

Lời dạy của Khổng Tử đến nay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân gian. Hiện nay, với nhịp sống bận rộn và nhanh chóng, ai nấy đều tất bật, vội vã lao vào công việc mà thường quên mất lý do xuất phát lúc ban đầu. Có người chẳng làm nên việc gì cả bởi luôn nóng vội, ham cái lợi trước mắt trở thành "dục tốc" mà "bất đạt", "ham lợi nhỏ mà việc lớn không thành". Tốt nhất hãy bắt đầu bằng cách bước từng bước chầm chậm mà vững chắc.

Phương thức đúng đắn của cuộc sống là ổn định để suy nghĩ bước tiếp theo, chậm rãi để đạt thành công. Chỉ khi một người không nóng vội thì tâm trí mới yên định, khi tích lũy đủ rồi thì tự khắc thành công sẽ đến.

"Giục tốc bất đạt" có đúng không?

Với mọi người, đây là câu tục ngữ đã quá quen thuộc. Với tư duy thông thường, có nhiều ý kiến cho rằng "Giục tốc bất đạt" là đúng điều này bắt nguồn vì "Giục" là cách viết đúng biểu hiện sự hối thúc (thúc giục, giục giã...).

Thế nhưng để ý kĩ hơn, ta sẽ thấy từ "tốc" cũng đã có nghĩa "nhanh chóng", vì vậy nếu thêm từ giục phía trước thì sẽ khiến lặp lại hàm nghĩa "nhanh chóng" đến 2 lần.

Áp dụng thực tiễn, từ chính xác là "dục tốc", "dục" là cùng một từ với "dục" trong "dục vọng", có nghĩa là "mong muốn". Vậy hoàn toàn hợp với ý nghĩa của câu "dục tốc bất đạt" là "dục tốc" nghĩa là "mong muốn sự nhanh chóng".

Tìm hiểu cụm từ dục tốc bất đạt tiếng Trung

Dục tốc bất đạt tiếng Trung viết là: 欲速不达 /Yù sù bù dá/. Trong câu thành ngữ này, chi tiết từng chữ được cấu thành như sau:

Từ 欲 /Yù/:

Trong dục vọng, ham muốn (欲望 - yùwàng), 欲 có nghĩa là "dục".

Từ 欲 được cấu thành từ các từ:

谷 /Gǔ/: Có nghĩa là sơn cốc/ thung lũng (nơi khe nước chảy ở giữa hai ngọn núi).

欠 /Qiàn/: Có ý nghĩa là khiếm khuyết, thiếu vắng.

Chữ dục (欲) do hai chữ này ghép lại thành, dục chỉ cho tâm tính luôn thấy thiếu thốn, không đủ... nên nảy sinh lòng tham muốn lấp đầy những mong cầu của bản thân.

Từ 速 /Sù/:

Trong tốc độ (迅速 - Xùnsù), 速 có nghĩa là "tốc".

Từ 速 được cấu thành từ các chữ:

辶 /Chuò/: Có nghĩa là xe ngựa (Ngựa là con vật chạy nhanh trong văn hóa Trung Hoa xưa, ví như "Mã phi" là ngựa bay).

束 /Shù/: Có nghĩa là thúc. Được tạo nên bởi hai chữ là 木 /Mù/ - Mộc (cây) và 口 /Kǒu/ - Khẩu (Cái miệng).

Ghép hai chữ này lại hiểu là tốc độ (速), dùng yếu tố thực tiễn là dùng cây để thúc ngựa chạy và hô to "Thúc" (束) thì ngựa sẽ chạy nhanh hơn, như tốc độ "mã phi".

Dục tốc bất đạt tiếng Trung viết là: 欲速不达 /Yù sù bù dá/
Dục tốc bất đạt tiếng Trung viết là: 欲速不达 /Yù sù bù dá/

Từ 不 /bù/:

Viết đầy đủ là 不是 /Bùshì/, trong đó 不 có nghĩa là "bất/ không".

Từ 不 có bộ thành phần gồm:

一 /Yī/: Có nghĩa là "Nhất/ Một".

丿/Piě/: Có nghĩa là "Trả/ Triệt" (Hay đơn giản là nét phẩy).

丨/Gǔn/: Là cổn trong bộ cổn.

Ghép lại các thành phần này thành chữ 不 với ý nghĩa đầy đủ là bất khả kháng (不可) hay không thể, chẳng thể (不然).

Từ 达 /Dá/:

达 có ý nghĩa là "đạt được/ lên đến", được tạo thành bởi:

辶 /Chuò/: Có nghĩa là xe ngựa.

土 /Tǔ/: Có nghĩa là "thổ" (đất).

羊 /Yáng/: Có nghĩa là dương (con cừu).

Hợp lại ba từ này tạo ra chữ "đạt" - 达, trong đạt thành công như ý muốn, hay còn được hiểu là muốn thông suốt cả 4 mặt 8 phía (四通八達), thẳng suốt (直達)...

Thành ngữ liên quan tới "dục tốc bất đạt"

Xét tính tương tự với "dục tốc bất đạt" phải kể đến một số câu thành ngữ là:

拔苗助長 /Bámiáozhùzhǎng/: Bạt miêu trợ trường có nghĩa là đốt cháy giai đoạn vì nóng vội.

矫枉过正 /Jiǎowǎngguòzhèng/: Quá mức cần thiết (Uốn cong quá tay thành thẳng...).

物极必反 /Wùjíbìfǎn/: Tức nước vỡ bờ (Ý nói không để vật cực tất sẽ phản, làm người phải biết cương biết nhu).

急功近利 /Jígōngjìnlì/: Có nghĩa "Cấp công cận lợi" (Chỉ vì cái lợi ích trước mắt mà thôi).

Một số thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa khác:

- Một nhát đến tai, hai nhát đến gáy.

- Nhất cự ly, nhì tốc độ.

- Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

- Thời gian là vàng là bạc.

- Tốc chiến tốc thắng.

Vận dụng thành ngữ: Dục tốc bất đạt

我的第一個觀點是 "沒有推力,就沒有變化",但是我的第二個觀點則是 "欲速則不達" (Phiên âm: Wǒ de dì yī gè guāndiǎn shì"méiyǒu tuīlì, jiù méiyǒu biànhuà", dànshì wǒ de dì èr gè guāndiǎn zé shì "yù sù zé bù dá").

Nghĩa câu trên là: Quan điểm thứ nhất của tôi là "không thúc ép, sẽ không thay đổi", nhưng quan điểm thứ hai của tôi là "dục tốc tắc bất đạt".

学习必须循序渐进抄近路反而欲速则不达 (Phiên âm: Xuéxí bìxū xúnxùjiànjìn chāojìn lù fǎn'ér yù sù zé bù dá).

Có nghĩa là: Phải thực hiện việc học theo từng bước, ngược lại không được nóng vội sẽ càng "dục tốc bất đạt".

处理事情千万不能急躁否则会欲速不达 (Phiên âm: Chǔlǐ shìqíng qiān wàn bùnéng jízào fǒuzé huì yù sù bù dá).

Có nghĩa là: Khi giải quyết công việc đừng quá nóng vội, không thì sẽ "dục tốc bất đạt".

无欲速,无见小利。欲速则不达见小利则大事不成。"论语-子路" (Wúyùsù, wújiànxiǎolì. Yùsùzébùdájiànxiǎolìzédàshìbùchéng "Lúnyǔ - zilù").

Có ý nghĩa là: Không vội vàng, sẽ không màng tiểu lợi, dục tốc tắc bất đạt, ham tiểu lợi, những điều lớn lao sẽ không đạt được "Luận ngữ - Tử Lộ".

Một số câu được đặt với thành ngữ này:

- Doanh nghiệp nếu muốn nhanh chóng mở rộng thị phần mà không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì e rằng sẽ dục tốc bất đạt.

- Học sinh nếu muốn đạt điểm cao trong kỳ thi mà không chịu ôn tập kỹ lưỡng thì chắc chắn sẽ dục tốc bất đạt.

Câu nói "Dục tốc bất đạt" viết trong tiếng Anh là gì?

"Dục tốc bất đạt" trong tiếng Anh được sử dụng bằng câu "Haste Makes Waste".

Ngoài ra, cũng có một câu thành ngữ khác trong tiếng Anh có nghĩa tương tự là "More Haste, Less Speed". Những câu thành ngữ trên có thể hiểu một cách đơn giản là: Khi ta làm việc một cách quá vội vã (haste) thì sẽ rất dễ hỏng việc, phung phí (waste) về thời gian và tiền bạc, cũng như làm tiến độ (speed) công việc chậm đi.

Cách dùng "Dục tốc bất đạt" trong tiếng Anh như thế nào?

Câu này được sử dụng có tính thân mật, thư giãn (informal) trong những tình huống đời thường. Khi nói chuyện với những người thân quen, chúng ta sẽ dùng thành ngữ này như với gia đình và bạn bè.

Ví dụ 1:

Stephen: Hurry up and get my phone fixed! (Nhanh lên mà sửa điện thoại cho tôi!)

Mike: Don't rush me. Haste makes waste. (Anh đừng có hối, dục tốc bất đạt)

Dục tốc bất đạt trong tiếng Anh được sử dụng có tính thân mật, thư giãn (informal) trong những tình huống đời thường
Dục tốc bất đạt trong tiếng Anh được sử dụng có tính thân mật, thư giãn (informal) trong những tình huống đời thường

Ví dụ 2:

Jack: Hurry up and change your clothes. We'll take part in his birthday party tonight.

(Nhanh lên và thay đồ đi. Chúng ta sẽ tham gia buổi sinh nhật của anh ấy tối nay.)

Rose: I must be beautiful. I am making up. So don't rush me, haste makes waste.

(Em phải làm đẹp đã. Anh đừng có mà hối, dục tốc bất đạt.)

Jack: Ok, as soon as possible, please!

(Được rồi, làm ơn càng sớm càng tốt em nhé!)

Kết luận

Vậy là "dục tốc bất đạt" và ý nghĩa của câu nói này đã được diễn giải. Dù là ở trước kia hay bây giờ, "dục tốc bất đạt" vẫn là một đạo lý vô cùng đúng đắn. Để thấy rõ nhiều điều tốt đẹp hy vọng mỗi chúng ta sẽ luôn giữ vững tâm mình, sống chậm lại, và khi thời cơ đến, ắt sẽ đạt được thành công. Nếu không thì kết quả đạt được chỉ có thể là thất bại khi càng nóng vội mà thôi.