Giáo dục

Trốc tru là gì? Bí ẩn đằng sau từ ngữ địa phương miền Trung không phải ai cũng biết

Aretha Thu An

Trốc tru là gì là câu hỏi mà người dân Nghệ An, Hà Tĩnh thường xuyên được hỏi khi có khách phương xa ghé thăm. Đây là từ ngữ địa phương được sử dụng phổ biến với hàm ý chỉ những người có tính cách bướng bỉnh, cứng đầu, không biết lắng nghe người khác nhưng mang hàm ý vui vẻ, trêu đùa.

Trốc tru là gì?

“Trốc tru là gì?”, “Trốc tru nghĩa là cái gì?”, “Trốc tru tiếng miền Trung là gì?” là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về các địa phương Hà Tĩnh, Nghệ An. “Trốc tru” là sự kết hợp đầy mới lạ mà gần như trong sách giáo khoa hay chương trình dạy học hoàn toàn không đề cập đến. Người dân đã sử dụng hai từ đơn “trốc” và “tru” đã tạo nên cụm từ có ý nghĩa riêng khác biệt.

Cụ thể, từ “trốc tru” trong tiếng Nghệ An sẽ mang nghĩa là đầu trâu, trong đó, “trốc” là cái đầu, “tru” là con trâu. “Trốc tru” được dùng để chỉ những người có tính cách bướng bỉnh, ương ngạnh, cứng đầu, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Tuy nhiên, cụm từ này được sử dụng trong hoàn cảnh vui vẻ, mang ý nghĩa trêu đùa, không ác ý hay chỉ trích. Từ này cũng thường chỉ được sử dụng để nói về trẻ em, những đứa trẻ thường xuyên quậy phá, nghịch ngợm.

Từ “trốc tru” được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Ví dụ:

  • “Thằng trốc tru ni mi mần cấy chi chi rứa” - Được hiểu theo nghĩa là: “Cái thằng lì lợm này mày đang làm cái gì vậy”.
  • “Con bé trốc tru ni, có từng á mà nói mãi không nghe” - Dịch nghĩa: “Con bé lì lợm này, có mỗi cái chuyện này mà nói mãi không nghe”.
  • “Bọn trốc tru ni nghịch như giặc” - Dịch nghĩa: “Mấy đứa lì lợm này nghịch như giặc”.
  • “Bọn trốc tru nớ hấn có biết hại là chi à” - Dịch nghĩa: “Mấy đứa lì lợm kia có biết sợ là gì đâu”.

Hiểu nghĩa trốc tru là gì giúp bạn có thêm kiến thức về phương ngữ Nghệ An

Hiểu nghĩa trốc tru là gì giúp bạn có thêm kiến thức về phương ngữ Nghệ An

Từ trốc tru có nguồn gốc ở đâu?

Ngoài việc tìm hiểu nghĩa của từ “trốc tru’’ là gì, nhiều người vẫn rất quan tâm đến nguồn gốc ra đời của từ này. Theo đó, “trốc tru” là phương ngữ được sử dụng rộng rãi ở khu vực Nghệ, An, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung lân cận. Chúng ta không biết được từ thời đại nào từ địa phương này được đưa vào sử dụng nhưng đến nay, hầu hết người dân vùng này đều biết và sử dụng trong đời sống hằng ngày rất nhiều.

“Trốc tru’’ không mang hàm ý phán xét, chỉ trích nhưng khi được nói bởi giọng miền Trung, từ này sẽ phát ra với âm điệu khá nặng. Chính vì thế, nhiều người ở vùng khác đôi khi cảm thấy khó chịu vì từ này. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, cụm từ ‘’trốc tru’’ hoàn toàn không mang ý nghĩa xấu.

Những lưu ý khi sử dụng từ trốc tru

Khi bạn hiểu nghĩa của từ “đồ trốc tru là gì”, bạn sẽ biết cách sử dụng từ này sao cho hợp lý. Tuy nhiên, khi sử dụng cụm từ trong giao tiếp, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Từ “trốc tru” chỉ thích hợp để sử dụng khi người lớn nói chuyện với người ít tuổi hơn. Ví dụ như bố mẹ nói chuyện với con cái, ông bà nói chuyện với cháu. Việc sử dụng từ này đối với người lớn tuổi sẽ bị xem là hỗn láo, thiếu tôn trọng người khác.
  • Trốc tru là từ ngữ địa phương nên không phải ai cũng hiểu. Bạn có thể sử dụng từ này khi giao tiếp với người miền Trung, khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Mặc dù từ trốc tru không mang hàm ý chỉ trích nặng nề nhưng nếu không cần thiết, bạn nên hạn chế sử dụng từ này trong giao tiếp để không làm cho người khác cảm thấy bị khó chịu.
Từ “trốc tru” chỉ được sử dụng khi người lớn nói với người nhỏ tuổi hơn
Từ trốc tru chỉ được sử dụng khi người lớn nói với người nhỏ tuổi hơn

Trốc tru và khu mấn có ý nghĩa khác nhau không?

“Trốc tru” và “khu mấn” đều là những từ ngữ địa phương được sử dụng nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Hai từ này hoàn toàn có ý nghĩa trái ngược nhau. Cụ thể:

  • “Khu mấn” là tên gọi của một loại quả có ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, người ta cũng dùng từ này để chỉ phần mông váy bị bẩn và xấu (“khu” là mông, “mấn” là váy). Ngày nay, từ “khu mấn” được hiểu với nghĩa là nghèo, không có một thứ gì đó.
  • “Trốc tru” được hiểu với ý nghĩa là “đầu con trâu”. Trong giao tiếp hằng ngày, người ta sử dụng từ này để nói về những người lì lợm, bướng bỉnh, không biết nghe lời người khác.

Như vậy, nghĩa của từ “khu mấn” dùng để chỉ sự nghèo không, không có một thứ gì đó. Còn từ “trốc tru” lại được hiểu với nghĩa là người lì lợm, bướng bỉnh. Bạn cần phải hiểu rõ bản chất của hai từ này để sử dụng đúng trong từng hoàn cảnh.

“Trốc tru” và “Khu mấn” là từ có ý nghĩa khác nhau
“Trốc tru” và “Khu mấn” là từ có ý nghĩa khác nhau

Gợi ý một số từ ngữ địa phương khác tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa “trốc tru là gì”, chắc chắn nhiều bạn vẫn thắc mắc ý nghĩa của một số từ địa phương khác thường dùng ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Cụ thể:

  • Cái cươi - dịch nghĩa: cái sân
  • Cấy - dịch nghĩa: cái
  • Chị rọt - dịch nghĩa: chị ruột
  • Ở cả trửa - dịch nghĩa: ở giữa
  • Đàng - dịch nghĩa: đường
  • Mần - dịch nghĩa: làm
  • Chưởi chắc - dịch nghĩa: chửi nhau
  • Con ga - dịch nghĩa: con gà
  • Uống riệu - dịch nghĩa: uống rượu
  • Xắt mấn - dịch nghĩa: hậu đậu, vô tích sự
  • Bọ - dịch nghĩa: bố, cha,...
  • Ênh - dịch nghĩa: anh
  • Nhông - dịch nghĩa: chồng
  • Gấy - dịch nghĩa: vợ
  • Rứa hổng - dịch nghĩa: vậy à, thế à
  • Cái cẳng - dịch nghĩa: cái chân
Từ ngữ địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Từ ngữ địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Tìm hiểu nghĩa cụm từ “trốc tru là gì” sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiếng Việt, về ngôn ngữ địa phương. Không chỉ ở Nghệ An, Hà Tĩnh có các từ ngữ địa phương hay mà ở các tỉnh thành khác cũng có rất nhiều ngôn ngữ thú vị. Bạn có thể tìm hiểu thêm để giúp vốn từ vựng của mình thêm phong phú nhé!

BÀI LIÊN QUAN