Giáo dục Khoa học

Tìm hiểu chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là gì?

Aretha Thu An

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit. Đây cũng là minh chứng về tính tan đặc trưng của oxit. Hợp chất này có công thức là MaOb. Oxit axit thường là phi kim, tác dụng với nước sẽ tạo ra hai nguyên tố hoá học, trong đó có một nguyên tố là oxi.

1. Khái quát về oxit axit và nước

Trước khi tìm hiểu chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là gì, bạn cần nắm được những thông tin tổng quan về hai chất oxit axit và nước.

1.1. Khái quát về nước

Nước (công thức hoá học H2O) là một hợp chất được tạo ra bởi nguyên tố hidro và oxi. Hợp chất này có đặc tính lý hoá đặc biệt, chẳng hạn như tính lưỡng cực, liên kết hidro và tính bất thường của khối lượng riêng. Đây là một chất cực kỳ quan trọng trong nhiều ngành khoa học và đóng vai trò thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày.

Trên Trái Đất, có khoảng 70% diện tích được bao phủ bởi nước, tạo thành đại dương và vùng biển. Tuy nhiên, chỉ có 0,3% tổng lượng nước có thể khai thác và sử dụng làm nước uống. Nước có thể tác dụng với kim loại, tác dụng với oxit bazơ, oxit axit và tham gia nhiều phản ứng hoá học khác như Flo, Clo, muối natri,...

 Nước có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu hoá học
Nước có vai trò quan trọng trong các nghiên cứu hoá học

1.2. Khái quát về oxit axit

Thông thường, oxit axit có cấu tạo từ nguyên tố phi kim và oxit. Hợp chất này thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có giá trị cao.

2. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là gì?

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit. Đây cũng là tính chất riêng của oxit axit, được gọi là tính tan.

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit

3. Tính chất hóa học của nước và oxit

Sau khi nắm được chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm tính chất của các chất hoá học có trong phương trình này.

3.1. Tính chất hoá học của nước

Nước có 4 tính chất hoá học bao gồm:

Nước tác dụng với kim loại

Các kim loại có tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ca,... dễ dàng tác dụng với nước ở điều kiện thường, tạo thành dung dịch bazơ và khí hidro. Phương trình hoá học: H2O + Kim loại kiềm -> Bazơ + H2.

Các ví dụ về phản ứng hoá học có thể xảy ra như:

  • 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
  • 2K + 2H2O -> 2KOH + H2
  • 2Ca + 2H2O -> Ca(OH)2 + H2
  • Ba + 2H2O -> Ba(OH)2 + H2

Tuy nhiên, kim loại Mg tan khá chậm trong nước và các loại kim loại trung bình như Al, Zn, Fe,... có thể phản ứng với hơi nước ở nhiệt độ cao, tạo oxit kim loại và khí Hidro.

Nước tác dụng với oxit bazơ

Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ tương ứng. Công thức phương trình: H2O + Oxit bazo -> Bazơ.

Các phương trình hoá học tương tự như:

  • Na2O + H2O -> 2NaOH
  • Li2O + H2O -> 2LiOH
  • K2O + H2O -> 2KOH
  • CaO + H2O -> Ca(OH)2

Nước tác dụng với oxit axit

Oxit axit tác dụng với nước sẽ tạo ra axit tương ứng. Phương trình: H2O + Oxit axit -> Axit.

Một số phương trình cụ thể:

  • CO2 + H2O -> H2CO3
  • SO2 + H2O -> H2SO3
  • P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
  • SO3 + H2O -> H2SO4

Nước phản ứng với các chất khác

Sau khi tìm hiểu chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit, có thể thấy, nước còn tác dụng với các chất khác như:

  • Phản ứng với các halogen: Chẳng hạn, Flo sẽ bốc cháy khi đốt nóng cùng H2O (2F2 + 2H2O -> 4HF + O2).
  • Phản ứng với một số muối natri aluminat.
Nước có công thức hoá học là H2O
Nước có công thức hoá học là H2O

3.2. Tính chất hoá học của oxit

Có hai loại oxit chính là oxit bazơ và oxit axit. Tính chất của hai loại hợp chất này cụ thể như sau:

Phản ứng

Oxit axit

Oxit bazơ

Tác dụng với nước

Một số oxit axit + H2O → dung dịch axit (đổi màu quỳ tím sang màu đỏ). Ví dụ: CO2 + H2O → H2CO3.

  • Oxit axit tác dụng được với nước: SO2, SO3, N2O5, P2O5…
  • Oxit axit không tác dụng với nước: SiO,…

Một số oxit bazơ + H2O → dung dịch kiềm (đổi màu quỳ tím sang màu xanh). Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2.

  • Oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O, K2O, BaO,..
  • Oxit bazơ không tác dụng với nước: FeO, CuO, Fe2O3,…

Tác dụng với axit

Không phản ứng

Axit + Oxit bazơ → muối + H2O

FeO + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2O

Tác dụng với bazơ kiềm

Bazơ + Oxit axit → muối (muối trung hòa, hoặc axit) + H2O.

Ví dụ:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Không phản ứng

Tác dụng với oxit axit

Không phản ứng

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối.

Ví dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit + Oxit bazơ (tan) → muối

MgO + SO3 → MgSO4

Không phản ứng

Oxit được chia thành hai loại là oxit axit và oxit bazơ
Oxit được chia thành hai loại là oxit axit và oxit bazơ

4. Bài tập vận dụng oxit tác dụng với nước

Sau khi nắm được chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là gì, bạn có thể áp dụng kiến thức này để làm những bài tập vận dụng dưới đây:

  • Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Giá trị m là?
  • Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.
  • Hòa tan một lượng BaO vào nước dư thu được dung dịch chứa 25,65 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng BaO đã phản ứng?
  • Hòa tan hỗn hợp gồm 28,4 gam P2O5 vào nước dư, khối lượng axit thu được là?
  • Hòa tan 9,4 g một oxit kim loại có hóa trị I trong nước thu được dung dịch chứa 11,2 g bazơ. Xác định công thức hóa học của oxit.
  • Cho 15,3 gam oxit của kim loại hóa trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Công thức của oxit trên là gì?

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là oxit axit. Đây cũng là minh chứng về tính tan đặc trưng của loại oxit này. Ngoài khả năng phản ứng với nước, oxit axit còn có thể phản ứng với bazơ kiềm và oxit bazơ.

BÀI LIÊN QUAN