Giáo dục

Danh sĩ Thân Nhân Trung: Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Aretha Thu An

Danh sĩ Thân Nhân Trung là một trong những danh nhân lịch sử kiệt xuất của Việt Nam. Ông không chỉ là nhà nho uyên bác mà còn để lại các tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau này. Sự nghiệp và tư tưởng giáo dục của tác giả Thân Nhân Trung đã góp phần khẳng định vị thế của ông là một danh nhân vĩ đại.

Đôi nét về tác giả Thân Nhân Trung 

Thân Nhân Trung là ai và ông đã cống hiến những gì cho nền giáo dục nước ta. Danh sĩ Thân Nhân Trung là nhân vật lịch sử, văn hóa kiệt xuất nhất của dân tộc vào thế kỷ XV.

Ông là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mới mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống càng thấp”. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các bậc hiền tài đối với sự phát triển bền vững của tương lai đất nước.

Tiểu sử tác giả Thân Nhân Trung (1419-1499)

Tác giả Thân Nhân Trung (1419 - 1499) là người dân tộc Tày, quê ở xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng nay đổi thành thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông đỗ Hội nguyên vào năm Quang Thuận thứ 10 (1469) và Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân kho Kỷ Sửu.

Danh sĩ Thân Nhân Trung là một trong những danh nhân lịch sử kiệt xuất nhất Việt Nam 
Danh sĩ Thân Nhân Trung là một trong những danh nhân lịch sử kiệt xuất nhất Việt Nam 

Cuộc đời 

Tác giả đỗ Tiến sĩ và làm quan nhà Hậu Lê và dưới 2 đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông. Ông cũng đã từng giữ các chức vụ cao như: Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập nội phụ chính và Quốc tử giám Tế Tửu vào năm 1493.

Sau đó, Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận cùng được vua Lê Thánh Tông mời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử và được giữ chức vụ là “Tao Đàn Phó nguyên Soái”. Ngoài ra, danh sĩ cũng là người mở đầu cho gia tộc “làng Tiến sĩ” với liên tiếp ba đời đỗ đạt Tiến sĩ. Con cháu ông đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Sự nghiệp sáng tác 

Sự nghiệp văn học của tác giả Thân Nhân Trung bắt đầu khi ông đỗ Tiến sĩ vào năm 1469. Sau đó, ông được giữ các chức như: Tế Tửu Quốc Tử Giám, Thăng Đông Các Đại Học Sĩ kiêm Thượng Thư Bộ Lại. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham gia biên soạn bộ “Thiên nam dư hạ tập”.

Khi vua Lê Thánh Tông qua đời, ông được nhận biên soạn bài để khắc trên bia vua Lê và ông cũng sở hữu những bài thơ Nôm nổi tiếng trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”. Ngoài ra, các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Thiên Nam dư hạ tập, Thân chinh ký sự, Văn bia Chiêu Lăng (viết về vua Lê Thánh Tông), văn bia tiến sĩ, Thơ phú,....

Phong cách sáng tác

Trong suốt sự nghiệp văn chương, ngâm vịnh phong cách sáng tác tác giả vẫn thể hiện một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Ông luôn có trách nhiệm đối với dân tộc, nghiêm khắc về đạo đức ngay cả khi đối với bậc đế vương.

Sự nghiệp sáng tác của tác giả Thân Nhân Trung luôn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước
Sự nghiệp sáng tác của tác giả Thân Nhân Trung luôn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước

Tác phẩm tiêu biểu 

Là danh sĩ có con đường quan chức rộng mở và trải qua mấy hơn 30 năm rèn luyện kinh sử, danh sĩ Thân Nhân Trung dành nhiều tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ trí thức trẻ của đất nước, dân tộc. Tư tưởng này được thể hiện rõ qua các tác phẩm sáng tác của ông như:

Thiên Nam dư hạ tập 

Thiên Nam dư hạ tập là bộ sách được sáng tác bởi Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận dưới thời Lê sơ. Đây là bộ sách pháp luật gồm 100 quyển chủ yếu ghi chép về các luật lệ, điển lễ, các chế độ, cáo sắc và văn thư từ thời vua Lê Thái Tổ đến năm Hồng Đức. Bộ sách là một trong những bộ bách khoa toàn thư dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã xếp Thiên Nam dư hạ tập vào loại Hiến chương” và xem là “sách điển chương của một thời đại làm khuôn phép đời đời” Ngoài ra, tác phẩm còn được báo Nhân Dân đánh giá là “dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc với những văn hóa vô cùng lớn”. Bên cạnh đó, Tờ Kinh Tế nông thôn cũng nhận định Thiên Nam dư hạ tập là “Giá trị văn hóa xã hội” dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Thân Chinh Ký Sự 

Thân Chinh Ký Sự là một tác phẩm lịch sử ghi chép lại các sự kiện và hoạt động quan trọng của danh sĩ trong triều đình thời Lê Thánh Tông. Tác phẩm này không chỉ phản ánh cái nhìn sâu sắc của tác giả về thời cuộc mà còn cho thấy tầm quan trọng của tư tưởng và đạo đức trong việc trị quốc và an dân.

Văn bia Chiêu Lăng

Văn bia Chiêu Lăng được khắc trực tiếp trên bia đá tại nơi an nghỉ của vua Lê Thánh Tông. Tác phẩm này không chỉ ca ngợi công lao của vua Lê Thánh Tông mà còn thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc, nhấn mạnh vai trò của hiền tài và đạo đức trong việc duy trì sự thịnh vượng của đất nước.

Văn bia Chiêu Lăng được khắc trực tiếp về câu chuyện của vua Lê Thánh Tông 
Văn bia Chiêu Lăng được khắc trực tiếp về câu chuyện của vua Lê Thánh Tông 

Giải thưởng và những đóng góp to lớn của danh sĩ Thân Nhân Trung 

Tác giả là một trong những danh sĩ kiệt xuất của Việt Nam dưới triều đại nhà Hậu Lê. Ông đỗ đạt Tiến sĩ và nhận các chức vụ quan trọng dưới thời vua Lê Thánh Tông. Với hơn 30 năm tận tâm, ông được vua Lê sủng ái và giao nhiều chức vụ quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc quản lý nhà nước và phát triển văn hóa, giáo dục. Có thể nói, thời vua Lê Thánh Tông là một trong những trang sử vàng của dân tộc nhờ vào sự cống hiến to lớn của Thân Nhân Trung.

Một trong những đóng góp lớn nhất của ông là việc nhấn mạnh vai trò của nhân tài trong sự phát triển của quốc gia. Thông qua câu nói nổi tiếng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" đã trở thành kim chỉ nam cho việc trọng dụng nhân tài, thể hiện tầm nhìn sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao cả của tác giả đối với sự nghiệp giáo dục và phát triển đất nước. Tư tưởng này đã có ảnh hưởng sâu rộng, góp phần định hình chính sách giáo dục và quản lý nhân sự của các thế hệ sau này.

Những nhận định về danh sĩ Thân Nhân Trung 

Là một danh nhân lịch sử kiệt xuất của Việt Nam, tác giả đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và các nhà nghiên cứu văn học. Nhiều nhà văn học đã nhận định rằng: “Thân Nhân Trung là một nhà giáo dục kiệt xuất, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc định hình văn hóa và tư tưởng giáo dục ở Việt Nam”.

Các tác phẩm của ông đều được đánh giá cao về giá trị văn chương và lịch sử. Thông qua đó, ông cũng đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Những cống hiến của ông không không chỉ làm rạng danh triều đại Lê sơ lúc bấy giờ mà còn để lại kho tàng quý báu cho lịch sử và văn hóa dân tộc nước ta.

Thân Nhân Trung đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam 
Thân Nhân Trung đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam 

Tầm ảnh hưởng của Thân Nhân Trung đến thế hệ trẻ sau này 

Thân Nhân Trung đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trí thức và đạo đức trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông qua đó, ông đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các nhà giáo dục, học giả, và trí thức trong nhiều thế hệ. Những giá trị mà ông đề cao, như trách nhiệm xã hội, lòng yêu nước và sự tận tụy với dân tộc, đã trở thành nền tảng tư tưởng cho nhiều phong trào giáo dục và xã hội sau này, góp phần hình thành nên một thế hệ trẻ có ý thức cao về trách nhiệm cá nhân và sự cống hiến cho cộng đồng.

Danh nhân văn hóa, Tiến sĩ Thân Nhân Trung là tác giả của câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Danh nhân văn hóa, Tiến sĩ Thân Nhân Trung là tác giả của câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Tác giả Thân Nhân Trung xứng đáng là “Bậc tôi hiền cái thế” ông đã có những đóng góp to lớn vào nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông là di sản quý báu góp phần nâng cao nhận thức và tri thức của thế hệ trẻ Việt Nam. Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng là ở triều đại thời nhà Lê mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ trẻ hiện nay trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 10