Giáo dục

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng Cánh diều đầy đủ ý

Aretha Thu An

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng đầy đủ, chi tiết cần phải bao gồm các thông tin về tác giả cũng như nội dung và giá trị tác phẩm, đặc biệt là hình ảnh đẹp đẽ của con người miền sông nước phương Nam. Việc chuẩn bị bài sẽ giúp bạn tiếp cận bài giảng trên lớp một cách nhanh chóng và logic hơn.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 

Trước khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản về tác phẩm cũng như tác giả Đoàn Giỏi.

Tác giả Đoàn Giỏi

Để soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng nhanh chóng, hiệu quả, học sinh hãy tham khảo những thông tin sau đây về nhà văn Đoàn Giỏi:

Đôi nét về Đoàn Giỏi

  • Đoàn Giỏi tên thật là Đoàn Văn Hòa (1925 - 1989), sinh tại tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
  • Ông xuất thân từ một gia đình địa chủ giàu có nhưng khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh, trong đó có trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành ngày nay.
  • Ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình vào năm 1940.

Phong cách sáng tác

  • Những tác phẩm của Đoàn Giỏi như tiếng nói lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân thời chiến tranh đã gây ra cho người dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
  • Giọng văn của ông là tuy có phần góc cạnh, gồ ghề nhưng vẫn đan xen chất thơ đậm chất trữ tình như quê hương ông.

Thành tựu trong văn học

Đoàn Giỏi từng được truy tặng Giải Thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 2001.

Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng được trích từ tiểu thuyết nổi tiếng Đất rừng phương Nam
Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng được trích từ tiểu thuyết nổi tiếng Đất rừng phương Nam

Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng

Trước khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, bạn cần nắm được một số nội dung khái quát về tác phẩm như sau:

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong chương 10 của cuốn tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Cuốn tiểu thuyết này được viết sau năm 1945, khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Hoàn cảnh sáng tác là phần đóng vai trò vô cùng quan trọng khi soạn văn Người đàn ông cô độc giữa rừng cũng như phân tích tác phẩm, vậy nên học sinh cần ghi nhớ để triển khai.

Bố cục:

Nắm được bố cục văn bản sẽ giúp bạn vẽ sơ đồ tư duy cũng như soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng một cách logic và có chiều sâu. Cụ thể:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến “mới tìm ra lửa vậy”): Diễn tả tía con An đến thăm chú Võ Tòng ở giữa rừng U Minh.
  • Đoạn 2 (Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”): Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của chú Võ Tòng dần dần được hé lộ.
  • Đoạn 3 (Tiếp theo đến “Ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”): Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía con An.
  • Đoạn 4 (Phần còn lại): Khung cảnh hai cha con An tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.

Giá trị nội dung: Qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa tía con An và chú Võ Tòng, người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường, dũng cảm của người dân miền Nam trong thời kì đất nước đang bị xâm chiếm. Những giá trị nội dung này bạn sẽ thấy rõ nét nhất sau khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Giá trị nghệ thuật: Nhà văn Đoàn Giỏi đã khéo léo sử dụng những ngôn từ đặc trưng của mảnh đất miền Tây Nam Bộ, thông qua đó truyền tải nét đẹp vùng miền nơi đây. Ngòi bút tài hoa của tác giả còn được thể hiện thông qua cách thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, làm câu chuyện càng thêm phần hấp dẫn.

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng giúp người đọc hiểu phần nào nhân vật chú Tòng
Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng giúp người đọc hiểu phần nào nhân vật chú Tòng

Tóm tắt nội dung 

Để soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng dễ dàng, học sinh cần nắm được các ý chính của tác phẩm qua phần tóm tắt sau đây:

Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa người đàn ông cô độc giữa rừng - Võ Tòng với tía con An. Qua cuộc nói chuyện, quá khứ về chú Võ Tòng dần được hé mở. Mười mấy năm về trước, Võ Tòng một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú dữ và từng đánh bại một con hổ. Trong một lần đi hái măng cho vợ, Võ Tòng bị địa chủ đổ oan là ăn trộm. Qua một hồi giằng co qua lại, chú vô tình chém bị thương tên địa chủ và bị phạt ngồi tù. Sau khi đi tù về, chú nghe tin con trai chết, vợ mình đã lấy tên địa chủ kia, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Qua câu chuyện của chú Võ Tòng, hình ảnh con người miền sông nước phương Nam hiện lên một cách mộc mạc, đơn sơ cùng tình yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng cần làm nổi bật hình ảnh Võ Tòng dũng mãnh
Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng cần làm nổi bật hình ảnh Võ Tòng dũng mãnh

Hướng dẫn soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Cánh Diều

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết phần soạn văn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng của bộ sách Cánh Diều học sinh có thể tham khảo:

Phần chuẩn bị 

Phần chuẩn bị là những bước đệm đầu tiên trong soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, giúp bạn định hình văn bản tốt hơn.

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Nhân vật chính là ai? Nhân vật chính được nhà văn thể hiện qua những phương diện nào?

Gợi ý trả lời:

Nhân vật chính trong tác phẩm là chú Võ Tòng. Cuộc đời và phẩm chất của chú được khắc họa qua lời kể của những người dân xung quanh. Ngoài ra, nét chất phác, hồn hậu của Võ Tòng còn được thể hiện qua hành động và lời nói khi tiếp xúc với tía con An.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Truyện kể theo ngôi kể nào? Nếu có thay đổi ngôi kể thì tác dụng của việc đó là gì?

Gợi ý trả lời:

Ban đầu, truyện được kể theo ngôi thứ nhất với góc nhìn của cậu bé An. Điều này đem lại cho người đọc cảm giác trực tiếp tham gia vào cuộc trò chuyện. Sau đó, nhà văn Đoàn Giỏi thay đổi ngôi kể sang ngôi thứ 3 khi kể về cuộc đời của chú Võ Tòng, gia tăng tính chân thực và khách quan cho câu chuyện.

Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Truyện giúp em hiểu biết thêm những gì và tác động đến tình cảm của em như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Truyện giúp em hiểu hoàn cảnh của dân ta lúc bấy giờ và thêm yêu những con người Nam Bộ trong thời kì chiến tranh.

Soạn bài người đàn ông cô độc giữa rừng cần nêu lên những giá trị nghệ thuật nổi bật
Soạn bài người đàn ông cô độc giữa rừng cần nêu lên những giá trị nghệ thuật nổi bật

Đọc hiểu

Sau phần chuẩn bị, học sinh cần thực hành soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng phần đọc hiểu để khai thác sâu hơn về nội dung văn bản.

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má mang đến cảm giác về một bối cảnh hoang vắng, rợn ngợp.

Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách,... gợi lên ấn tượng gì về nhân vật Võ Tòng?

Gợi ý trả lời:

Các chi tiết nhà cửa và cách ăn mặc Tòng tiếp khách cho thấy chú là một người đàn ông cô độc nhưng từng trải. Qua cách tiếp khách, có thể thấy rõ Võ Tòng là một người chất phác, hào sảng, trọng tình nghĩa.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể chuyện.

Gợi ý trả lời:

Đọc kĩ mở đầu phần 3, có thể thấy ngôi kể có sự chuyển biến từ ngôi thứ nhất xưng “tôi” và gọi nhân vật Võ Tòng “chú” sang gọi nhân vật Tòng là “gã”.

Câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Chuyện Võ Tòng giết hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời của nhân vật?

Gợi ý trả lời:

Đọc đoạn trích từ “Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm... không biết có phải do đấy mà gã mang tên Võ Tòng không” khắc họa chú Tòng là người dũng cảm, gan dạ và nhanh nhẹn, đồng thời qua đó hé mở về một cuộc đời đầy gian truân, éo le.

Câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Liên hệ hành vi chống trả tên địa chủ với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Gợi ý trả lời:

Việc đánh hổ của Võ Tòng chứng tỏ chú là người đàn ông gan dạ, chính trực. Tính cách này càng được thể hiện rõ nét trong hành vi chống trả tên địa chủ. Sau khi gây án, chú không nao núng trước cường quyền, cũng không luồn cúi chạy trốn mà trực tiếp đến chịu tội.

Câu 6 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Câu nói cảm ơn của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Gợi ý trả lời:

Trong phần cuối đoạn trích, câu nói câu cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện sự trân trọng, nghĩa tình giữa những con người có cùng suy tư, trăn trở.

 Dù dược khắc họa là con người góc cạnh, cứng nhắc nhưng Võ Tòng cũng rất giàu tình cảm
 Dù dược khắc họa là con người góc cạnh, cứng nhắc nhưng Võ Tòng cũng rất giàu tình cảm

Sau khi đọc

Học sinh có thể tham khảo phần gợi ý soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng phần sau khi đọc trong bộ sách Cánh diều dưới đây:

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tiêu đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý trả lời:

  • Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa tía con An với chú Võ Tòng ở căn lều trong rừng U Minh.
  • Đoạn trích có ba nhân vật gồm An, tía nuôi An và chú Võ Tòng. Nhân vật chính là chú Võ Tòng.
  • Nhan đề của văn bản gợi cho em hình ảnh về một người đàn ông cô đơn, sống một mình giữa khu rừng rộng mênh mông.

Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được tác giả thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ/miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em.

Gợi ý trả lời:

Nhà văn miêu tả nhân vật Võ Tòng qua lời kể của cậu bé An, qua lời nhận xét của má nuôi An và qua từng cử chỉ, hành động của chú.

  • Ngoại hình phong trần, “kì kinh dị tưởng” thể hiện trong đoạn “chú cởi trần….nữa chứ”.
  • Qua cách nói chuyện với cậu bé An, thể hiện sự thân mật, suồng sã. Trong cách nói chuyện với tía nuôi của An, Võ Tòng thể hiện sự thân tình nhưng vẫn giữ được lễ độ.

Trước khi đi tù, Võ Tòng hiền lành, yêu thương vợ con, cương trực. Còn sau khi đi tù và ở trong rừng, Võ Tòng vẫn rất chất phác, thật thà, căm thù giặc Pháp cũng như lũ hèn nhát, đốn mạt.

Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất với ngôi kể chuyện thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng.

Gợi ý trả lời:

Việc thay đổi ngôi kể về nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích giúp việc kể chuyện trở nên linh hoạt, sinh động. Nhà văn khắc họa chân dung nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau, từ trực tiếp đến gián tiếp, mang đến cái nhìn vừa khách quan, vừa chủ quan.

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Hãy nêu ra một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong tác phẩm để thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Gợi ý trả lời:

Một số yếu tố cho thấy truyện của tác giả Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:

  • Tác giả sử dụng đa dạng ngôn từ như tía, má, anh Hai, chị Hai, bá…
  • Nhà văn lấy bối cảnh sông nước và núi rừng Nam Bộ.
  • Tính cách người dân miền sông nước rất can trường, gan dạ nhưng chất phác, thật thà, dễ mến.
  • Nếp sinh hoạt con người nơi đây cũng rất tự do phong khoáng, người với người đối đãi với nhau hào sảng, gần gũi.

Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người của vùng đất phương Nam?

Gợi ý trả lời:

Qua nhân vật như ông Hai, bà Hai, nhân vật “tôi”, đặc biệt là chú Tòng, có thể thấy con người Nam Bộ đều có tính cách trung thực, thẳng thắn, trọng tình nghĩa. Ngoài ra, họ còn sống chan hòa với thiên nhiên và luôn hy sinh vì nghĩa lớn.

soan-bai-nguoi-dan-ong-co-doc-giua-rung-6-1724302748.png
Sau khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng có thể thấy một số nét văn hóa miền Nam đặc trưng

Bài tập liên hệ

Ngoài những câu hỏi trong soạn văn 7 Người đàn ông cô độc giữa rừng, bạn có thể tham khảo bài tập liên hệ để luyện tập thêm các dạng đề.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

Gợi ý trả lời:

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” là một trong những đoạn trích tiêu biểu của truyện “Đất rừng phương Nam”. Chỉ qua cuộc nói chuyện giữa chú Võ Tòng và cha con nhà An, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình ảnh con người Nam Bộ với tính cách dũng cảm, hào hiệp. Ngòi bút tài hoa của tác giả còn thể hiện ở cách sử dụng ngôi kể linh hoạt, khiến câu chuyện thêm phần khách quan. Không chỉ dừng lại ở việc khắc họa người dân Nam Bộ, nhà văn còn khéo léo lồng ghép khung cảnh thiên nhiên xanh tươi đậm chất sông nước, khiến người đọc càng thêm yêu mến.

Sau khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, nhân vật chú Tòng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng độc giả 
Sau khi soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, nhân vật chú Tòng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng độc giả 

Qua việc soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng, học sinh sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ, xây dựng đất nước mà nhà văn muốn truyền tải qua nhân vật Võ Tòng. Đây cũng là cơ sở để bạn có thể xây dựng bộ sơ đồ tư duy cũng như có vốn kiến thức đầy đủ về tác phẩm nhằm vượt qua các kỳ thi quan trọng.

BÀI LIÊN QUAN