Giáo dục

Cách soạn bài Hồi trống Cổ thành chương trình Cánh diều ngắn gọn, súc tích

Aretha Thu An

Việc tham khảo hướng dẫn soạn bài Hồi trống Cổ thành là một bước quan trọng giúp học sinh nắm vững nội dung và phương pháp trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Thông qua việc đọc kỹ và tham khảo các hướng dẫn này, học sinh không chỉ hiểu rõ hơn về tác phẩm mà còn rèn luyện được kỹ năng tư duy và phân tích.

Tìm hiểu về tác giả La Quán Trung và tác phẩm Hồi trống Cổ thành

Khi bắt đầu soạn bài Hồi trống Cổ thành, học sinh cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác giả La Quán Trung cũng như sơ lược về tác phẩm của ông.

Về tác giả

La Quán Trung (1330 - 1400) tên khai sinh là La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân. Quê gốc của ông ở vùng Thái Nguyên. Ông được sinh ra và lớn lên vào khoảng thời gian cuối thời Nguyễn và đầu thời Minh. Trong lĩnh vực văn học, ông được biết đến là người chuyên sưu tầm, biên soạn dã sử. Một số sáng tác chính của La Quán Trung có thể kể đến như: Tam quốc diễn nghĩa, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Bình yêu truyện,…

Trong một lần tự nhận xét về bản thân, La Quán Trung cho rằng mình là người đơn độc và lẻ loi, ông thích ngao du, khám phá cuộc sống xung quanh.

Bức tượng đài nhà văn La Quán Trung
Bức tượng đài nhà văn La Quán Trung

Về tác phẩm 

Sau khi đã nắm rõ thông tin về tác giả La Quán Trung, học sinh cần tìm hiểu chi tiết về tác phẩm để quá trình soạn bài Hồi trống Cổ thành được đầy đủ nhất.

Thể loại: Hồi trống Cổ thành là văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi.

Xuất xứ: Tác giả La Quán Trung đã căn cứ vào cốt truyện lịch sử để viết nên tác phẩm văn học được hàng triệu người yêu thích đó là Tam quốc diễn nghĩa. Tiểu thuyết gồm 120 hồi, kể về quá trình đất nước bị chia cắt làm 3. Đoạn trích được in trong chương trình Ngữ văn 9 thuộc hồi thứ 28 của tác phẩm.

Tóm tắt: Trong hồi thứ 28, khi Quan Công đưa hai chị dâu đến Nhữ Nam và kéo quân đến Cổ Thành, ông bất ngờ gặp lại Trương Phi. Tuy nhiên, Trương Phi lại hiểu lầm việc Quan Công tạm thời đầu hàng Tào Tháo là hành động bội nghĩa, nên nổi giận đòi giết anh mình. Để chứng minh lòng trung thành, Quan Công chấp nhận điều kiện mà Trương Phi đưa ra: phải lấy được đầu Sái Dương, một tướng thân cận của Tào Tháo, trong vòng ba hồi trống. Thực tế, khi hồi trống thứ nhất còn chưa kết thúc, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Lúc này, Trương Phi mới nhận ra tấm lòng trung nghĩa của Quan Công, ông rơi nước mắt và quỳ lạy người anh của mình trong niềm xúc động.

Bố cục: Để dễ dàng trong quá trình đọc, hiểu văn bản, học sinh nên chia đoạn trích làm 3 phần cụ thể khi soạn bài Hồi trống Cổ thành.

  • Phần 1 (Từ đầu => bảo Trương Phi ra đón hai chị): Cuộc gặp gỡ của các nhân vật trong đoạn trích.
  • Phần 2 (Tiếp theo => cờ Tào): Mâu thuẫn giữa hai Quan Công và Trương Phi.
  • Phần 3 (Đoạn còn lại): Hồi trống cổ thành vang lên, đầu Sái Dương lìa khỏi cổ, anh em Quan Công và Trương Phi đoàn tụ.

Giá trị nội dung: Khi soạn bài Hồi trống Cổ thành, ngoài việc nắm bắt thông tin về tác giả và tác phẩm, người học cần đặc biệt chú ý đến giá trị nội dung của đoạn trích. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có thể cảm nhận được sức mạnh của hồi trống, đó là tiếng trống thách thức kẻ thù, tiếng trống minh oan, và tiếng trống báo hiệu sự đoàn tụ. Bên cạnh đó, văn bản còn tôn vinh tấm lòng trung nghĩa và phẩm chất anh hùng của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công, khắc họa một cách sâu sắc tinh thần nghĩa hiệp và tình huynh đệ gắn bó.

Giá trị nghệ thuật: Tác giả La Quán Trung đã xây dựng thế giới nhân vật mang tính đại diện cao, dùng ngôn ngữ sinh động kết hợp với lối văn biền ngẫu và lời kể giản dị.

3 anh em Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi đã kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào
3 anh em Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi đã kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành - Cánh diều

Theo bộ sách Cánh diều, khi soạn bài Hồi trống Cổ thành học sinh cần trả lời đầy đủ các câu hỏi trong bài.

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành: phần Chuẩn bị 

Yêu cầu trang 50, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2: Học sinh đọc đoạn trích Hồi trống Cổ thành và tìm hiểu thông tin nổi bật về tác giả Lê Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa.

Gợi ý trả lời:

Với yêu cầu này, học sinh nên tham khảo phần thông tin về tác giả La Quán Trung đã nêu khi soạn bài Hồi trống Cổ thành để trả lời một cách ngắn gọn, súc tích nhất.

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành: phần Đọc hiểu

Câu 1 (Trang 51, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Thái độ của nhân vật Trương Phi và Quan Công thể hiện như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi nghe tin Quan Công đến Trương Phi ập tức mặc áo giáp, vác mâu phi lên ngựa, dẫn theo một ngàn quân đi ra cửa Bắc. Ngược lại, Quan Công khi thấy Trương Phi tới liền vô cùng mừng rỡ, sai Tôn Càn vào thành báo tin với hai chị.

Câu 2 (Trang 52, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Vì sao nhân vật Quan Công lại nhắc đến “nghĩa vườn đào”?

Gợi ý trả lời:

Nếu đọc kỹ văn bản khi soạn bài Hồi trống Cổ thành, học sinh có thể trả lời được câu hỏi này một cách dễ dàng. Theo đó, Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì muốn Trương Phi nhớ lại lời thề kết nghĩa anh em.

Câu 3 (Trang 52, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Cách xưng hô giữa Trương Phi - Quan Công có sự đối lập nhau, vì sao?

Gợi ý trả lời:

Trương Phi gọi người anh kết nghĩa là nó, trong khi Quan Công lại dùng từ Hiền đệ để đối đáp lại. Cách xưng hô này có sự đối lập nhau vì, Trương Phi vốn có bản tính nóng nảy, cương trực, thẳng thắn nhưng lỗ mãng, thô bạo Trong khi đó, người anh Quan Công lại am hiểu thời thế, tinh tế và rất khéo léo.

Câu 4 (Trang 53, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Em có bất ngờ với tình huống truyện này không, vì sao?

Gợi ý trả lời:

Tình huống này đã khiến em khá bất ngờ vì nó không đúng với con người qua Quan Công. Tuy nhiên để thanh minh với Trương Phi, Quan Công chỉ còn cách chấp nhận lời đề nghị lấy được đầu của Sái Dương mà không còn sự lựa chọn nào khác.

Câu 5 (Trang 53, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Khí phách, tài nghệ của nhân vật Quan Công được thể hiện như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi được Trương Phi ra lời đề nghị chém đầu Sái Dương để tỏ lòng trung thành, Quan Công lập tức đồng ý.

Soạn bài Hồi trống Cổ Thành: phần Sau khi đọc

Câu 1 (Trang 54, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Nêu các sự kiện chính xảy ra trong văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lý do gì đã dẫn đến hiểu lầm của Trương Phi với Quan Công?

Gợi ý trả lời:

Các sự kiện chính trong văn bản Hồi trống Cổ Thành sau khi soạn bài Hồi trống Cổ thành em rút ra được gồm:

  • Quan Công tìm gặp Trương Phi và sai Tôn Càn vào báo tin. Cho rằng Quan Công tới bắt mình, Trương Phi vác xà mâu lên ngựa định giết chết Quan Công.
  • Quan Công vừa tránh mũi xà mâu vừa khôn khéo giải thích nhưng Trương Phi vẫn kết tội Quan Công bội nghĩa. Đúng lúc này, đám quân Tào do Sái Dương ập đến khiến Trương Phi càng tức giận, thách thức Quan Công chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống để chứng minh tấm lòng trung thành.
  • Quan Công chém đứt đầu Sái Dương, đến lúc này Trương Phi đã xin lạy Vân Trường.
Bảng tóm tắt các sự kiện chính diễn ra trong đoạn trích
Bảng tóm tắt các sự kiện chính diễn ra trong đoạn trích

Câu 2 (Trang 54, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Người kể chuyện đã khắc họa tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc và tình huống nào?

Gợi ý trả lời:

Người kể chuyện đã tập trung thể hiện tính cách nóng nảy, ngay thẳng của Trương Phi qua việc miêu tả lời nói, cử chỉ, hành động và thái độ:

  • Lời nói: Xưng hô mày tao, gọi Quan Công là “nó”, lớn tiếng luận tội Quan Công, gạt ngay những lời khuyên can của Tôn Càn.
  • Cử chỉ: Với bản tính nóng giận, Trương Phi hò hét như sấm, múa xà mâu đâm Quan Công,...
  • Hành động: Với tính tình cương quyết, dứt khoát, không nghĩ đến tình nghĩa anh em, vì vậy khi nghe tin Quan Công đến, ông mặc áo giáp và vác mâu lên ngựa, dẫn hàng nghìn quân lính đi giết người anh kết nghĩa.

Đối lập với sự nóng nảy của Trương Phi, Quan Công lại tỏ ra khiêm nhường, suy nghĩa thấu đáo, thông suốt mọi việc.

  • Lời nói: Ôn tồn ra lời giải thích với Trương Phi, nhắc lại “nghĩa vườn đào” và gọi Trương Phi bằng từ “hiền đệ”.
  • Cử chỉ: Trước mọi sự việc đang diễn ra, Quan Công đều bình tĩnh, không vội vàng nóng nảy, không đổ tội cho bất cứ ai và luôn đề cao tình thân anh em.
  • Hành động: Bị Trương Phi đâm tới tấp, Quan Công chỉ né tránh và không có ý nghĩ phản đòn.

Câu 3 (Trang 54, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Phân tích và đánh giá về ý nghĩa của câu chuyện được kể trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.

Gợi ý trả lời:

Trong quá trình soạn bài Hồi trống Cổ thành, em nhận thấy đoạn trích xoay quanh câu chuyện hiểu lầm và quá trình hóa giải sự hiểu lầm giữa ba anh em Lưu Bị - Quan Công – Trương Phi. Qua đoạn trích ngắn, tác giả La Quán Trung đã ca ngợi tình nghĩa huynh đệ sâu sắc và chân thành của họ.

Câu 4 (Trang 54, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Tính cách của Trương Phi và Quan Công được thể hiện như thế nào qua Hồi trống Cổ Thành.

Gợi ý trả lời:
Trong suốt văn bản, Trương Phi được khắc họa với tính cách bộc trực và thẳng thắn, trong khi Quan Công lại hiện lên với sự từ tốn và độ lượng. Quan Công thấu hiểu rõ bản tính của Trương Phi, nên khi bị người em xông tới vác mâu tấn công, ông không hề trách cứ hay phản kháng.

Câu 5 (Trang 54, sách Ngữ văn lớp 10, tập 2): Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi soạn bài Hồi trống Cổ Thành là gì?

Gợi ý trả lời:

Sau khi hoàn tất việc soạn bài Hồi trống Cổ thành, em nhận ra rằng niềm tin là một giá trị vô cùng quý báu trong cuộc sống. Dù không có mối quan hệ máu mủ, Lưu Bị, Quan Công, và Trương Phi vẫn nguyện kết nghĩa anh em, sống chết có nhau, và tình cảm gắn bó của họ thật đáng trân trọng. Những mâu thuẫn và hiểu lầm giữa họ đều được hóa giải nhờ sự tin tưởng vững chắc mà họ dành cho nhau, càng làm nổi bật giá trị của lòng tin trong bất kỳ mối quan hệ nào.

Đoan trích ca ngợi tình huynh đệ của ba anh em Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi
Đoan trích ca ngợi tình huynh đệ của ba anh em Lưu Bị - Quan Công - Trương Phi

Bài tập liên hệ

Bài tập liên hệ: Để củng cố kiến thức, em hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung và ý nghĩa nghệ thuật văn bản Hồi trống Cổ thành, cho biết nghệ thuật chủ đạo trong văn bản là gì?

Gợi ý trả lời:

Việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách hiệu quả và trực quan về tác phẩm Hồi trống Cổ thành. Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy dưới đây để nắm vững hơn về tác phẩm.

Sơ đồ tư duy soạn bài Hồi trống Cổ thành
Sơ đồ tư duy soạn bài Hồi trống Cổ thành

Thông qua quá trình soạn bài Hồi trống Cổ thành, học sinh sẽ có cơ hội khám phá và thấu hiểu những ý nghĩa sâu sắc mà tác giả La Quán Trung đã gửi gắm. Tác phẩm không chỉ tôn vinh lòng trung nghĩa và khí phách hiên ngang mà còn khắc họa sống động tình cảm huynh đệ keo sơn, gắn bó của ba nhân vật Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 10