Giáo dục

Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước của Nguyễn Đình Thi dễ hiểu dễ nhớ

Aretha Thu An

Dựa vào các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước của Nguyễn Đình Thi, học sinh sẽ thấy việc ghi nhớ thông tin về tác phẩm trở nên thật đơn giản. Trên thực tế, đây là bản tóm tắt chi tiết, nhìn vào đó, người học sẽ được cung cấp kiến thức về nội dung, nghệ thuật, hệ thống nhân vật chính, phụ xoay quanh văn bản.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm Đất nước

Trước khi đi sâu tìm hiểu chi tiết các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước, học sinh nên ghi nhớ một vài nét tổng quan về tác giả Nguyễn Đình Thi và tác phẩm văn học tiêu biểu của ông.

Tác giả

Đất nước là một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Đình Thi.

Tiểu sử: Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, mất năm 2003, ông sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, Lào. Ông từng tham gia vào những trận chiến ác liệt trong cuộc thời chống Pháp và Mỹ, đồng thời năm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.

Độc giả biết đến Nguyễn Đình Thi là người nghệ sĩ đa tài, có khả năng làm thơ, sáng tác nhạc, viết tiểu thuyết và tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng thành công và nhận được sự đón nhận của người đọc.

Phong cách sáng tác: Trong các bài thơ, độc giả nhận ra đặc trưng riêng trong của Nguyễn Đình Thi đó là ngôn từ tự do, phóng khoáng, có nhiều tìm tòi, sáng tạo theo hướng hiện đại. Ở những tác phẩm văn xuôi, ngòi bút của Nguyễn Đình Thi luôn phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng quật cường của nhân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Tác phẩm tiêu biểu: Sự đa tài của Nguyễn Đình Thi thể hiện trong nhiều lĩnh vực, từ thơ ca, tiểu thuyết cho đến kịch và phê bình văn học. Cụ thể

  • Thơ: Người chiến sĩ; Bài thơ Hắc Hải; Dòng sông trong xanh; Tia nắng; Đất nước; Lá đỏ....
  • Tiểu thuyết: Thu đông năm nay; Bên bờ sông Lô; Mặt trận trên cao...
  • Phê bình văn học: Tiểu luận Nhận đường.
  • Kịch: Con nai đen; Hoa và Ngần; Rừng trúc; Nguyễn Trãi ở Đông Quan; Người đàn bà hóa đá; Cái bóng trên tường; Trương Chi; Hòn Cuội,...
Thông tin sơ lược về tác giả Nguyễn Đình Thi
Thông tin sơ lược về tác giả Nguyễn Đình Thi

Tác phẩm

Để quá trình lập sơ đồ tư duy Đất nước được đầy đủ và chính xác, trong phần tác phẩm, học sinh cần nêu được các thông tin:

Thể loại: Văn bản thuộc thể thơ tự do

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Đất nước được sáng tác trong khoảng thời gian rất dài từ năm 1948 đến 1955.

Phương thức biểu đạt: Sử dụng biểu cảm kết hợp miêu tả.

Bố cục: Học sinh nên chia bài thơ thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: (Từ đầu => Những buổi ngày xưa vọng nói về): Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của tác giả.
  • Phần 2:( Đoạn còn lại): Hình ảnh đất nước trong thời kỳ kháng chiến gian khổ và đầy đau thương.

Giá trị nội dung: Bài thơ với cảm hứng trọng tâm viết về đất nước với những suy cảm và chiêm nghiệm về một dân tộc giàu đẹp và bình yên. Thông qua những câu thơ, hiện lên trong tâm trí độc giả về hình ảnh nước Việt Nam với bề dày lịch sử và những con người anh hùng, bất khuất để làm nên những chiến thắng vẻ vang, chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu.

Giá trị nghệ thuật: Với thể loại tự do, tác giả Nguyễn Đình Thi đã dùng vốn ngôn từ sâu rộng của mình để viết nên những câu thơ độ dài, ngắn xen kẽ nhau, vần điệu biến đổi linh hoạt kết hợp với hình ảnh sinh động và biểu cảm để tạo nên bức tranh lịch sử hào hùng của dân tâm. Ở thời điểm hiện tại, tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi là sáng tác văn học nổi bật thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài quê hương, đất nước.

Hình ảnh đất nước tươi vui, rạng rỡ trong mùa thu độc lập
Hình ảnh đất nước tươi vui, rạng rỡ trong mùa thu độc lập

Các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước hoàn chỉnh nhất

Nhìn vào sơ đồ tư duy tác phẩm văn chương, học sinh sẽ dễ dàng hình dung được cấu trúc, giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc mà văn bản mang lại. Dưới đây là các mẫu sơ đồ tu duy Đất nước từ đơn giản đến chi tiết mà học sinh nên tham khảo khi tìm hiểu về bài thơ.

Sơ đồ tư duy Đất nước đơn giản

Mẫu sơ đồ tư duy bài Đất nước đầu tiên mà học sinh cần tham khảo đó là khái quát các thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Thi, tác phẩm Đất nước. Sau khi đã nắm được 2 ý này, học sinh lần lượt triển khai 4 luận điểm chính của tác phẩm đó là:

  • Hình ảnh đất nước trong mùa thu Hà Nội (buổi sáng mát lành, hương cốm ngào ngạt, người ra đi trong lòng nhiều lưu luyến) => Mùa thu đẹp nhưng chứa nhiều nỗi đau khi nhớ về những năm tháng gian khổ và ác liệt.
  • Đất nước trong mùa thu cách mạng (vui tươi và sôi nổi, tiếng reo vui mùa thu độc lập, những suy tư về hồn thiêng đất nước và niềm tự hào lớn lao về dân tộc).
  • Hình ảnh đất nước đứng lên (Vượt lên đau thương, đất nước kỳ vĩ, đáng tự hào).
  • Đất nước chứng kiến nhiều nỗi đau và mất mát (cánh đồng chảy máu, bát cơm chan với nước mắt, hình ảnh dây thép gai,...)
Mẫu sơ đồ tư duy Đất nước đơn giản, dễ hiểu nhất
Mẫu sơ đồ tư duy Đất nước đơn giản, dễ hiểu nhất

Sơ đồ tư duy Đất nước khái quát

Dưới đây là sơ đồ tư duy bài Đất nước khái quát những nội dung chính của văn bản mà học sinh nên tham khảo để dễ dàng hơn trong quá trình phân tích văn bản.

Với 2 ý chính gồm tìm hiểu chung và giá trị nội dung, nghệ thuật, học sinh khi nhìn vào sơ đồ này sẽ nắm bắt được những thông tin cơ bản về tác phẩm, từ đó hỗ trợ quá trình phân tích và cảm thụ bài thơ đúng mạch cảm xúc mà nhà thơ thể hiện.

Cần lưu ý rằng, với mẫu sơ đồ khái quát, học sinh cần nêu được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, chia bố cục làm 2 phần cụ thể và ý trọng tâm của mỗi phần. Tiếp đó là nhắc đến giá trị nội dung, nghệ thuật được tác giả gửi gắm qua những trang thơ.

Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước khái quát phần tác phẩm
Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước khái quát phần tác phẩm

Ngoài cách vẽ sơ đồ tư duy khái quát này, học sinh có thể tham khảo mẫu dưới đây:

Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước cực hoàn chỉnh, đầy đủ các thông tin quan trọng được trình bày một cách khoa học, sáng tạo
Sơ đồ tư duy phân tích Đất nước đầy đủ các thông tin quan trọng được trình bày một cách khoa học, sáng tạo

Có thể nói, trong các mẫu trên thì đây là sơ đồ được giáo viên Ngữ văn đánh giá cao và khuyên học sinh nên dựa vào mẫu này để triển khai làm các bài tập, đề thi liên quan đến tác phẩm Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Bài tập liên hệ

Sau khi đã nắm rõ các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước, học sinh có thể dựa vào đó để làm các bài tập liên hệ để dễ dàng phân tích bài thơ.

Đề bài 1: Từ các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước đã tham khảo em hãy dựa vào đó để lập dàn ý phân tích bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi.

Gợi ý trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi và dẫn dắt người đọc vào bài thơ Đất nước :

Nguyễn Đình Thi là một trong những nghệ sĩ đa tài ông có nhiều đóng góp trong sự phát triển của nền của nền văn học nước nhà. Bài thơ Đất Nước đã làm lên tên tuổi của tác giả và trở thành áng văn thành công nhất viết về để tài quê hương, đất nước thời kỳ sau cách mạng.

Thân bài: Theo mẫu sơ đồ tư duy Đất nước, học sinh có thể triển khai phần thân bài với 2 luận điểm sau:

Luận điểm 1: Hình ảnh đất nước vào mùa thu trong hoài niệm của tác giả.

  • Những chi tiết, hình ảnh, hương vị đặc trưng của mùa thu Hà Nội (sáng mát trong, hương cơm mới,...).
  • Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét và màu sắc rõ ràng, chứa đầy tâm trạng của người ra đi (đầu không ngoảnh lại). Thu Hà Nội đẹp nhưng thật buồn.
  • Mùa thu trở nên tươi mới khi nước nhà độc lập, nhân dân hân hoan, phấn khởi (Tiếng reo vui trước mùa thu cách mạng, con người và cảnh vật tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình cũng hòa trong niềm vui ấy)

Luận điểm 2: Đất nước hiện lên trong chiến đấu đầy những đau thương nhưng anh hùng tình nghĩa.

  • Hình ảnh đất nước đau thương thể hiện qua cánh đồng quê chảy máu, bát cơm chan nước mắt, dây thép gai chọc ngang trời, đứa thì đè cổ đứa đang lột da => Đất nước chìm trong màu máu và nước mắt.
  • Đất nước kiên cường đứng lên để mang chiến thắng, độc lập.
  • Đất nước vượt lên đau thương để tiếp tục lao động, chiến đấu, chống lại quân xâm lược.

Kết bài: Khái quát lại nội dung bài thơ và khẳng định Đất nước của Nguyễn Đình Thi là áng văn đáng tự hào của dân tộc.

Khi phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi học sinh cần lập dàn ý chi tiết cho văn bản
Khi phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi học sinh cần lập dàn ý chi tiết cho văn bản

Đề bài 2: Hình ảnh mùa thu đặc trưng Hà Nội trong hoài niệm của tác giả hiện ra với những điểm đặc sắc nào?

Gợi ý trả lời:

Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của tác giả hiện lên đa chiều:

  • Một mùa thu đầy lưu luyến và bâng khuâng.
  • Mùa thu với thời tiết sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội.
  • Mùa thu chứa đựng những hình ảnh đẹp nhưng buồn đến ám ảnh.
  • Mùa thu trong kháng chiến, người ra đi đầu không ngoảnh lại.

=> Tất cả những đặc điểm ấy đã tạo nên mùa thu Hà Nội khiến nhân vật trữ tình không bao quên được.

Đề bài 3: Tác giả Nguyễn Đình Thi đã có những cảm nhận về quê hương gì về quê hương, đất nước?

Gợi ý trả lời:

Với tác giả, đất nước hiện lên trong gian khổ, ác liệt nhưng vô cùng thiêng liêng, cao quý:

  • Đất nước đau thương, chìm trong máu và nước mắt, cánh đồng quê chảy máu, hàng dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan nước mắt, đứa đè cổ đứa đang lột da.
  • Đất nước hiện lên trong nỗi căm hờn quân thù, thà hy sinh chứ nhất quyết không để mất nước, không chịu làm nô lệ.
  • Đất nước vùng lên để giành chiến thắng, mang vinh quang, chói lọi về với nhân dân.
  • Đất nước vượt qua bao đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại quân xâm lược, những đêm dài hành quân, xiềng xích không khóa được, dân ta yêu nước thương nhà.
  • Hình ảnh đất nước rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Để có được hình ảnh đất nước tươi đẹp như hôm nay, thế hệ cha ông đã đánh đổi bằng máu và nước mắt 
Để có được hình ảnh đất nước tươi đẹp như hôm nay, thế hệ cha ông đã đánh đổi bằng máu và nước mắt 

Các mẫu sơ đồ tư duy Đất nước của Nguyễn Đình Thi đều được trình bày mạch lạc, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu. Có thể nói, việc tham khảo các mẫu sơ đồ lại nhiều lợi ích cho học sinh, nó trở thành công cụ học tập hiệu quả mà dựa vào đó người học có thể triển khai mọi bài tập, đề thi liên quan tác phẩm văn học này và đạt điểm số xuất sắc nhất.

Tags: Soạn văn 10