Giáo dục

Gợi ý phân tích tác phẩm Vợ nhặt và các dạng đề thi thường gặp

Aretha Thu An

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt cho ta thấy rõ nét bức tranh hiện thực về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Đồng thời giúp người đọc cảm nhận được sức sống và niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai, vào Cách mạng và vào tình người.

Dàn ý khái quát phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Dưới đây là dàn ý khái quát phân tích tác phẩm Vợ nhặt, các bạn có thể tham khảo để triển khai chi tiết khi làm bài.

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”

II. Thân bài:

Tình huống truyện:

  • Độc đáo, bất ngờ và éo le: anh nông dân nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, "nhặt" được vợ giữa những ngày đói khát thê thảm.
  • Ý nghĩa: Làm nổi bật tinh thần lạc quan và tình người cao cả của người dân lao động trong hoàn cảnh cùng cực.

Nhân vật Tràng:

  • Lai lịch: Dân ngụ cư nghèo, ngoại hình xấu xí, tính tình thô kệch.
  • Phẩm chất: Đơn giản, vô tư, khát khao hạnh phúc, giàu lòng bao dung, có trách nhiệm và niềm tin vào tương lai.

Nhân vật người vợ nhặt:

  • Lai lịch: Không tên tuổi, không quê hương, hai lần xuất hiện hoàn toàn trái ngược nhau.
  • Phẩm chất: Nạn nhân của nạn đói, ham sống mãnh liệt, ý tứ, biết điều, hiền hậu, cư xử đúng mực, biết lo toan.

Nhân vật bà cụ Tứ

  • Lai lịch: Dân ngụ cư nghèo, sống cùng con trai, cả đời cơ cực, lam lũ.
  • Phẩm chất: Thương con, thương người, bao dung, từng trải, hiểu lẽ đời, truyền niềm tin và hy vọng vào tương lai.

III. Kết bài: Kết luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

"Vợ nhặt" là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân
"Vợ nhặt" là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân

Sơ đồ tổng quát phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Để hệ thống toàn bộ nội dung và tránh bỏ sót các ý hay trong bài, bạn có thể tham khảo sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Vợ nhặt dưới đây:

Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Một số dạng đề thi phân tích tác phẩm Vợ nhặt

Tham khảo một số dạng đề thi để có thêm những gợi ý hay giúp bạn làm bài thi đạt điểm số tuyệt đối.

Đề 1

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt dựa trên diễn biến tâm lý của nhân vật bà cụ Tứ.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân:

  • Là một tác giả chuyên viết truyện ngắn.
  • Dù sáng tác không nhiều nhưng cả trước và sau Cách mạng tháng Tám, ông đều có tác phẩm hay.

Giới thiệu truyện ngắn “Vợ nhặt” và nhân vật bà cụ Tứ:

  • "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư", viết về tình cảnh người nông dân trong nạn đói Ất Dậu 1945.
  • Nhân vật bà cụ Tứ có diễn biến tâm trạng phức hợp, sâu sắc.

II. Thân bài

Giới thiệu chung về nhân vật bà cụ Tứ:

  • Đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng đây là nhân vật tạo chiều sâu cho tác phẩm.

Hoàn cảnh bà cụ Tứ:

  • Góa phụ nghèo, sống với con trai chưa lấy vợ.
  • Nhà cửa đơn sơ, cuộc đời cơ cực, đối diện với nạn đói.

Diễn biến tâm lý bà cụ Tứ lúc mới về nhà:

  • Về nhà lúc chiều muộn, thấy con trai dẫn một người đàn bà về.
  • Ngạc nhiên khi người đàn bà gọi mình bằng "u".
  • Tâm lý ngỡ ngàng được thể hiện qua hình ảnh “... bà lão thấy mắt mình nhoằn ra thì phải”.

Diễn biến tâm lý bà cụ Tứ khi Tràng phân trần mọi lẽ:

  • Hiểu ra mọi chuyện, bà "cúi đầu nín lặng", cảm xúc đan xen giữa tủi hờn, xót thương, lo lắng và vui mừng.
  • Thương cảm cho người phụ nữ, vui khi con trai yên bề gia thất.
  • Động viên, khích lệ các con, hy vọng vào tương lai.

Diễn biến tâm lý bà cụ Tứ sáng hôm sau:

  • Nhận thấy sự chăm chỉ, hiền hậu của nàng dâu, bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh hơn, sửa sang vườn tược.
  • Gieo niềm tin vào cuộc sống, nhắc đến việc mua gà.
  • Chi tiết “chè khoán” thể hiện tình yêu thương của người mẹ nghèo trong ngày đói.

III. Kết bài

Đánh giá diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ và nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật của nhà văn Kim Lâm.

Nhân vật bà cụ Tứ có diễn biến tâm trạng phức hợp, sâu sắc
Nhân vật bà cụ Tứ có diễn biến tâm trạng phức hợp, sâu sắc

Đề 2

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt thông qua hình tượng nhân vật Tràng.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân:

  • Là cây bút có sở trường về truyện ngắn. Ông tập trung viết về khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.

Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt” và hình tượng nhân vật Tràng:

  • Tác phẩm xuất sắc về tình huống nhặt vợ độc đáo, thể hiện niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người trong nạn đói 1945.
  • Nhân vật Tràng chính là linh hồn của tác phẩm.

II. Thân bài

Vài nét chung về nhân vật Tràng:

  • Là nhân vật trung tâm, giữ vị trí then chốt.
  • Là người lao động bình dị, chất phác nghèo khổ nhưng giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống.

Hoàn cảnh số phận của Tràng:

  • Có thân xác vạm vỡ, lực lưỡng nhưng ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí.
  • Là một chàng trai nghèo, có gia cảnh bần hàn.
  • Sống bằng nghề làm thuê, làm mướn để nuôi thân, nuôi mẹ.
  • Là người dân của xóm ngụ cư.
  • Với thân phận không có chút ưu điểm nào, trong hoàn cảnh đói khát, Tràng khó lấy được vợ.

Phân tích vẻ đẹp nội tâm của nhân vật Tràng:

  • Có tấm lòng nhân hậu:
    • Thấy người phụ nữ đói quá, Tràng đã cho ăn.
    • Sẻ chia, cưu mang những người cùng khổ.
  • Khao khát tổ ấm, hạnh phúc gia đình:
    • Hành động tặc lưỡi: “Chậc, kệ!” rồi sau đó đưa người phụ nữ về nhà.
    • Trên đường về nhà, Tràng dậy lên niềm vui.
    • Tràng mong muốn vượt lên trên tất cả, bất chấp cái đói và cái chết.
    • Buổi sáng hôm sau, Tràng trở thành một người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm: xăm xắn ra sân dọn dẹp, muốn góp phần vào việc tu bổ căn nhà cho quang quẻ, ấm cúng hơn.

Tràng tượng trưng cho vẻ đẹp của người lao động nghèo khi biết vươn lên trên thực tại, bi thảm để hướng về tương lai.

III. Kết bài

Đánh giá vẻ đẹp tâm hồn của Tràng và khẳng định dụng ý nghệ thuật của tác giả khi xây dựng Tràng là nhân vật trung tâm.

Nhân vật Tràng chính là linh hồn của tác phẩm
Nhân vật Tràng chính là linh hồn của tác phẩm

Đề 3

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt thông qua hình ảnh người vợ nhặt của Tràng.

I. Mở bài

  • Nhà văn Kim Lân “là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng), ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tất cả tình cảm chân thành.
  • “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc viết về cuộc đời và con người trong nạn đói 1945. Hình ảnh người vợ nhặt gây ấn tượng mạnh với độc giả.

II. Thân bài

Đôi nét khái quát về nhân vật người vợ nhặt:

  • Nhân vật tiêu biểu, gắn với nhan đề và diễn biến tâm lý của các nhân vật khác.
  • Khắc họa sống động, đối lập giữa bề ngoài và bên trong, thời điểm ban đầu và về sau.

Hoàn cảnh, số phận người vợ nhặt:

  • Không rõ lai lịch, gia đình, không nhà cửa, quê quán.
  • Không có tên, chỉ được gọi là thị, cô ả, người đàn bà.
  • Hiện thân của con người trong nạn đói 1945.
  • Ngoại hình rách rưới, áo quần tả tơi, gầy, xám xịt.
  • Thân phận rẻ rúng, trở thành người vợ được nhặt về.

Những chuyển biến trong tính cách:

  • Khi gặp Tràng ở tỉnh: Đanh đá, táo bạo, dáng điệu vụng về, hành động theo bản năng để được ăn, sống.
  • Khi chấp nhận theo Tràng:
    • Trên đường về nhà, thị rón rén, e thẹn, có ý tứ hơn.
    • Ngượng nghịu trước sự dòm ngó của mọi người.
    • Có ý thức vun vén gia đình, biết điều khi về nhà Tràng, chào hỏi lễ phép với bà cụ Tứ.
  • Sáng hôm sau:
    • Trở thành người vợ đảm đang, con dâu chăm chỉ, hiền hậu.
    • Thị mang sinh khí mới, thông tin thời cuộc, thắp sáng niềm vui trong căn nhà tồi tàn của mẹ con Tràng.
    • Dù bữa ăn thê thảm, thị không làm tổn thương người khác, thể hiện tinh tế, ý nhị.

III. Kết bài

Đánh giá vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người vợ nhặt, qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Hình ảnh người vợ nhặt gây ấn tượng mạnh với độc giả
Hình ảnh người vợ nhặt gây ấn tượng mạnh với độc giả

Đề 4

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt dựa trên ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Kim Lân: Một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam, dù viết ít nhưng vẫn thu hút sự chú ý.
  • Giới thiệu tác phẩm: "Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, gây ấn tượng với ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật độc đáo.

II. Thân bài

Nhìn bao quát giá trị tác phẩm:

  • Tác phẩm viết sau Cách mạng tháng Tám, tái hiện cuộc sống và con người trước đó.
  • Bối cảnh nạn đói làm nền cho những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.
  • Tư tưởng mới mẻ truyền tải qua phương tiện nghệ thuật đặc sắc.

Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:

  • Phản ánh chân thực và bày tỏ cảm thương:
  • Miêu tả cảnh thê lương, ảm đạm trong nạn đói.
  • Tập trung miêu tả hình ảnh gia đình Tràng.
  • Lên án tội ác của bọn thống trị Pháp - Nhật:
  • Chính sách sưu cao, thuế nặng.
  • Áp bức, bóc lột dã man, gây nên nạn đói khủng khiếp.

Khẳng định phẩm chất của người dân lao động:

  • Dù khốn cùng, họ vẫn khao khát hạnh phúc, cưu mang lẫn nhau.
  • Phẩm chất tốt đẹp của Tràng, bà cụ Tứ và người vợ nhặt.

Niềm tin vào người lao động và cách mạng:

  • Con đường cách mạng là lẽ tự nhiên để thay đổi cuộc đời.
  • Chi tiết “lá cờ đỏ bay phấp phới” mở ra tương lai của Tràng.

Những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:

  • Tình huống truyện độc đáo và éo le:
  • Tràng từ ngoại hình, gia cảnh đến cử chỉ không có ưu điểm nào lại lấy được vợ giữa đường.
  • Tình huống nhặt vợ độc đáo, có tính chất bước ngoặt.
  • Khắc họa nhân vật sinh động, phân tích tâm lý tinh tế:
  • Miêu tả biểu hiện bên ngoài diễn tả nội tâm.
  • Tâm trạng phức hợp của nhân vật được miêu tả tinh tế.
  • Cách kể chuyện tự nhiên và lôi cuốn:
  • Dựng truyện đơn giản nhưng chặt chẽ, cuốn hút.
  • Lối kể chuyện hấp dẫn, nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

III. Kết bài

Đánh giá sự thành công của nhà văn Kim Lân trong việc thể hiện giá trị tư tưởng thông qua truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tổng kết giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

"Vợ nhặt" là tác phẩm có giá trị nhân văn và nghệ thuật to lớn
"Vợ nhặt" là tác phẩm có giá trị nhân văn và nghệ thuật to lớn

Tại sao khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt ta thấy được sự nhân văn sâu sắc trong bối cảnh đói nghèo?

“Vợ nhặt” là sáng tác xuất sắc của Kim Lân và cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo tích cực và cái nhìn mới mẻ của nhà văn về bản chất, số phận của người nông dân.

Chính sự phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của người lao động và tin tưởng vào sự đổi đời của họ trong tương lai là điểm tiến bộ của Kim Lân so với những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn trước đó. Có lẽ chính vì vậy mà khi phân tích tác phẩm Vợ nhặt ta thấy được sự nhân văn sâu sắc trong bối cảnh nghèo đói, cùng cực của nạn đói năm Ất Dậu.

Nếu không phân tích tác phẩm Vợ nhặt thì chúng ta khó mà thấy hết được trong những ngày đói khát khủng khiếp ấy người lao động nghèo đã biết sống và sống đẹp như thế nào. Với mục đích cao cả là đem ngòi bút phụng sự cho đời, nhà văn Kim Lân đã ca ngợi vẻ đẹp của tình người và những phẩm chất đáng quý của những con người “biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu đựng được nữa”.

BÀI LIÊN QUAN
Tags: Soạn văn 11