Chính tả và vai trò của chính tả
Chính tả có thể hiểu là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết cũng như người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể nói chính tả là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân.
Việc viết được đúng chính tả có thể có những ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của mỗi con người, góp phần nâng cao được hiệu quả giao tiếp, là công cụ có vị trí quan trọng trong việc học tập hàng ngày của con người nói chung và với học sinh nói riêng.
Không viết chữ được đúng chuẩn, con người tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Chính tả là một công cụ, có vị trí quan trọng trong cuộc sống, là nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa nói chung.
Ý nghĩa của từ giùm là gì?
Từ "giùm" (là phương ngữ) có nghĩa làm hộ cái gì đó cho ai hoặc nhờ người khác làm giúp mình một việc gì đó. Từ "giùm" thường là đứng sau động từ và đứng ngay trước danh từ chỉ người hoặc vật. Cách dùng từ "giùm" có phần trang trọng, mang lại cho người đối diện cảm giác lịch sự, chân thành.
Ví dụ về cách sử dụng từ "giùm":
- Bạn lấy giùm mình quyển sách được không?
- Nhờ mẹ mua giùm cho con cái đèn học ạ.
- Chúng tôi có thể kiểm tra giùm bạn.
Vai trò của từ "giùm" ở trong câu
Chúng ta thường dùng từ "giùm" trong các trường hợp nhờ giúp đỡ hoặc muốn giúp đỡ ai đó. Vậy, ở trong các trường hợp đó, từ "giùm" đóng vai trò như thế nào? Dưới đây là 2 vai trò của từ "giùm" ở trong câu:
Vai trò của từ "giùm" trong câu với ý nghĩa nhờ người khác giúp đỡ
Câu với ý nghĩa là bạn đang cần sự giúp đỡ từ ai đó thì bạn nên sử dụng từ "giùm" đi kèm sau với động từ để thể hiện sự tôn trọng đối với người mà bạn nhờ vả. Điều này cũng sẽ khiến cho họ thoải mái giúp bạn mà không suy nghĩ gì cả. Nếu không dùng từ "giùm" có thể ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi đôi chút.
Ví dụ câu "Bạn lấy giùm quyển sách trên bàn cho tôi với" và câu "Bạn lấy quyển sách trên bàn cho tôi với". So sánh giữa 2 câu có thể thấy ở câu thứ 1, lời nhờ vả có cảm giác dễ chịu và lịch sự hơn. Còn câu 2 có hơi mang tính chất ra lệnh một chút.
Với việc nhờ người khác giúp đỡ mình thì chúng ta nên chú ý đến cách sử dụng từ sao cho hợp lý. Tuy có thể đối với người bạn thân thiết thiết của bạn thì không sao nhưng đối với những người khó tính thì điều này có thể khiến họ cảm thấy không được tôn trọng.
Vai trò của từ "giùm" trong câu với ý nghĩa giúp đỡ người khác
Từ "giùm" trong câu có ý nghĩa giúp đỡ người khác sẽ cho họ thấy được sự chân thành của bạn. Sự giúp được của bạn ở đây không chỉ đơn thuần là giúp cho có mà đó chính là thành ý của bạn. Thêm từ "giùm" vào câu sẽ cho thấy được bạn thật sự muốn làm việc đó cho họ và chính họ cũng cảm nhận được điều này. Chính nhờ sự chân thành của bạn mà sẽ làm cho người đó có thiện cảm về bạn nhiều hơn.
Từ "giùm" khi được áp dụng đúng câu, đúng ngữ cảnh sẽ mang lại cho chúng ta hiệu quả giao tiếp rất tốt. Bởi vậy, rất nhiều người áp dụng từ này trong giao tiếp, đặc biệt là trong những trường hợp đặc biệt cần sự giúp đỡ của người khác hoặc muốn giúp đỡ một người cụ thể nào đó.
Một vài ví dụ cách sử dụng từ "giùm"
Để hiểu rõ hơn dùm hay giùm mới đúng theo ngữ pháp tiếng Việt, hãy tham khảo một số ví dụ đề cập dưới đây:
- Mua dùm hay mua giùm: Bạn có thể mua giùm mình một hộp sữa chua không?
- Giúp dùm hay giúp giùm: Cô vui lòng trông đứa bé này giúp giùm tôi với.
- Ngại dùm hay ngại giùm: Hành động của bạn làm mình ngại giùm.
- Giữ dùm hay giữ giùm: Bạn có thể giữ dùm mình cái túi này trong lúc mình đi vệ sinh không?
Dùm hay giùm, từ nào đúng chính tả?
Mặc dù trong văn nói, dùm hay giùm có cách phát âm giống nhau nhưng theo từ điển tiếng Việt thì "giùm" mới là từ đúng chính tả, còn "dùm" là từ sai chính tả và không mang ý nghĩa gì.
Trong tất cả những tác phẩm văn học, các tác giả chỉ sử dụng từ "giùm" mà không hề dùng từ "dùm", bởi vậy đây là từ viết sai và tuyệt đối đừng sử dụng trong văn viết.
Ví dụ:
- Động từ + từ "giùm" như: làm giùm, lấy giùm, giúp giùm…
- Động từ + từ "giùm" + danh từ: giúp giùm mình, lấy giùm mình, kiểm tra giùm tôi, đẩy giùm chú, mua giùm mẹ….
- Từ "giùm" trong một câu: Cậu có thể lấy giùm tớ cái bút trên bàn được không?
Vì sao cách phân biệt dùm và giùm gây khó khăn cho nhiều người?
Như phân tích ở trên, hai từ dùm hay giùm có cách phát âm tương đối giống nhau vì đều bắt đầu bằng âm /z/ nên nhiều người thường nhầm và viết sai chính tả.
Chính vì sự giống nhau trong cách phát âm này mà người ta khó phân biệt chữ "gi" và chữ "d". Chỉ khi bạn viết nó ra, bạn sẽ biết khi nào sử dụng "gi" và khi nào sử dụng "d". Hai chữ này thường bị nhầm lẫn khi ghép với bất kỳ từ nào, không riêng gì các từ "giùm" và "dùm".
Một vài lưu ý giúp tránh dùng sai lỗi chính tả
Để cải thiện việc sử dụng đúng chính tả của các từ trong cả viết và đọc thì sau đây chúng tôi sẽ đưa đến cho quý bạn đọc một số cách như sau:
- Thứ nhất, cần nắm rõ nghĩa của từ.
Cụ thể đối với những ví dụ về dùm hay giùm chúng ta vừa phân tích ở trên thì việc phân tích và nắm được nghĩa của các từ giúp chúng ta xác định được các nghĩa của các từ và xác định được cách dùng của các từ này sau đó ghép vào từ đường với nghĩa đúng nhất.
Do đó, khi băn khoăn không biết từ nào mới đúng chính tả, hãy tìm hiểu nghĩa của từ đó, sau đó ghi nhớ bằng cách luyện tập đọc và viết nhiều lần.
- Thứ hai, rèn luyện thói quen đọc sách.
Sách được coi là một kho tri thức bổ ích, sách cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ ích đồng thời cũng giúp ta tăng vốn từ vựng của mình một cách hiệu quả. Khi có được lượng vốn từ đủ thì có thể việc sử dụng các từ ngữ thường rất dễ dàng.
- Thứ ba, rèn luyện cách phát âm chuẩn trong khi giao tiếp và sử dụng đúng khi viết.
Như vậy, với câu hỏi dùm hay giùm, chúng ta đã có thể khẳng định, chỉ có "giùm" mới đúng chính tả trong tiếng Việt, dù nhiều người vẫn quen dùng "dùm" trong giao tiếp hàng ngày. Việc phân biệt và sử dụng đúng được dùm hay giùm sẽ giúp câu văn chuẩn xác và chuyên nghiệp hơn, góp phần duy trì sự trong sáng của ngôn ngữ.