Tin tức Đời Sống

Mẹo nhận biết dấu hiệu chó mang thai lần đầu cực chuẩn, bách phát bách trúng

Mia Dương

Tìm hiểu về dấu hiệu chó mang thai lần đầu giúp bạn sớm nhận ra và chuẩn bị chăm sóc cho cún đúng cách, đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sinh. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm sự thay đổi bất thường về tập tính, thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời là sự phát triển ở bầu ngực, vòng bụng.

1. Dấu hiệu chó mang thai lần đầu

Dấu hiệu chó mang thai lần đầu là mối quan tâm của những ai đang nuôi cún, đặc biệt là lần đầu tiên chó có bầu. Những dấu hiệu này rất dễ nhận biết, bạn có thể để ý những điều sau để phát hiện chó mang thai:

1.1. Sự thay đổi ở bầu ngực

Sự thay đổi ở vùng ngực là biểu hiện thông thường để kiểm tra liệu chó có mang thai không. Trong giai đoạn này, bầu ngực sẽ có những khác biệt so với bình thường:

Kích thước bầu ngực phát triển để có sữa khi chó mang thai
Kích thước bầu ngực phát triển để có sữa khi chó mang thai

1.2. Chó ít vận động

Trong quá trình mang thai, chó sẽ có xu hướng ít vận động hơn, kèm theo biểu hiện mệt mỏi, thậm chí tránh xa và không muốn tương tác với con người. Khi chú cún của bạn bắt đầu có dấu hiệu không thân thiện, bạn nên để ý những sự khác thường này để chuẩn bị chăm sóc cún trong thai kỳ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là biểu hiện của chó khi bị ốm. Bạn nên quan sát thêm những dấu hiệu khác để có kết luận chính xác nhất.

1.3. Thay đổi thói quen ăn uống

Một trong những dấu hiệu nhận biết chó mang thai lần đầu rõ rệt nhất là sự thay đổi tập tính ăn uống. Tùy thuộc vào từng giống chó trong thai kỳ mà sự thay đổi về khẩu vị, lượng thức ăn hàng ngày sẽ khác nhau.

Những chú cún có thể trở nên kén ăn và có tình trạng nôn mửa do ốm nghén. Thậm chí ở cuối thai kỳ, nhiều chú cún còn có biểu hiện bỏ ăn, ngay cả món yêu thích. Song, sự biến đổi hormone cũng có thể khiến chúng ăn nhiều hơn bình thường để bổ sung chất dinh dưỡng cho con trong bụng.

Những chú cún cũng thay đổi tập tính ăn uống khi mang thai
Những chú cún cũng thay đổi tập tính ăn uống khi mang thai

1.4. Vòng bụng tăng

Dấu hiệu chó mang thai lần đầu bao gồm sự phát triển của vòng bụng. Trong tuần thứ 4 - 5 của thai kỳ, vòng bụng của chó bắt đầu có những thay đổi rõ rệt, tăng lớn hơn nhiều so với bình thường. Điều này khiến chó di chuyển khó khăn, nặng nề hơn, bởi vậy mà chúng luôn tỏ ra mệt mỏi, ít đi lại.

1.5. Ngủ nhiều hơn bình thường

Cơ thể thay đổi đột ngột khiến chó mẹ không tránh khỏi sự mệt mỏi. Khó ăn uống, di chuyển khiến chúng ngủ nhiều hơn bình thường, nhất là khi những bé chó con trong bụng nghịch ngợm. Giai đoạn tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ, phần bụng phình to, nặng nề cũng như hormone trong cơ thể thay đổi, bạn không có gì phải bất ngờ nếu thấy chú cún của mình có thể nằm ngủ cả một ngày.

Chó mang thai cũng ngủ nhiều hơn và thường xuyên nằm dài cả ngày
Chó mang thai cũng ngủ nhiều hơn và thường xuyên nằm dài cả ngày

1.6. Làm ổ, tìm ổ đẻ

Khi ở tuần cuối cùng của thai kỳ, chó mẹ sẽ bắt đầu tìm ổ đẻ. Đây là bản năng làm mẹ của loài chó để chào đón những sinh linh nhỏ bé của mình.

Bạn có thể bắt gặp chúng tha quần áo cũ, giẻ lau khắp nhà, tập hợp lại và tạo thành một “tổ ấm” để đón chào những bé chó con sắp ra đời. Đối với chó được nuôi ở môi trường thả ngoài, chúng sẽ có hiện tượng cào đất, đào hang, cắn xé các vật dụng để lót ổ đẻ.

1.7. Nhận biết nhờ siêu âm

Siêu âm là cách chính xác nhất để nhận biết dấu hiệu chó mang thai lần đầu. Bạn có thể đưa cún của mình đi siêu âm vào khoảng 2 - 3 tuần sau giao phối. Máy quét có thể giúp xác định chó của bạn có đang mang thai không, dự sinh vào ngày nào và có bao nhiêu chó con trong bụng mẹ. Quá trình này rất nhanh chóng, không gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

2. Dấu hiệu chó mang thai giả 

Bên cạnh dấu hiệu chó mang thai lần đầu, bạn cũng nên nắm rõ những biểu hiện chó mang thai giả. Điều này xuất hiện ở những chú chó mới lớn hoặc những chú chó đã bị hư thai trước đó.

Những biểu hiện khi mang thai giả ở cún không khác gì khi mang thai thật, khiến bạn dễ nhầm tưởng như núm vú căng, thậm chí có sữa, tìm ổ đẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, chó sẽ không thể đẻ được.

3. Những lưu ý khi chó mang thai

Để có sự chuẩn bị cũng như chăm sóc cho những chú cún trong thai kỳ tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thời gian mang thai thông thường rơi vào 60 - 70 ngày. Lúc này, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng, đồng thời đưa cún đi thăm khám để đảm bảo sức khỏe.

  • Nếu bạn nghi ngờ tình trạng mang thai giả, bạn nên đưa chó đi siêu âm trong tuần thứ 2 - 3 sau giao phối.

  • Bổ sung vitamin D, canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Nếu có thể, hãy cách ly chó mang thai với các chú chó khác để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Chuẩn bị ổ đẻ cho chó, đảm bảo độ ấm. Bạn có thể lắp thêm đèn sưởi nếu cần thiết.

Bạn nên chuẩn bị cho chó chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn nên chuẩn bị cho chó chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

4. Hướng dẫn chăm sóc chó mang thai đúng cách

Khi phát hiện chó mang thai, bạn cần tìm hiểu cách chăm sóc cún đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chó mẹ và con.

Bạn không nên tự ý tăng khẩu phần ăn của chó mẹ hay chọn những thực phẩm cho là tốt mà không quan tâm tới thể trạng của cún cưng. Chế độ ăn cần đảm bảo chứa ít nhất 29% protein, 17% chất béo, 2% canxi cũng như các chất cần thiết khác để chó luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chó có biểu hiện biếng ăn, bạn không nên ép chúng ăn quá nhiều.

Không khiến cún bị hoảng sợ, stress cũng là điều cần chú ý. Bạn có thể thay đổi các loại xà phòng tắm dịu nhẹ hơn, có thành phần tự nhiên, đồng thời không để cho cún nhảy cao, chơi đùa mạnh để tránh bị sảy thai.

Khi chó mẹ mệt mỏi, biếng ăn, bạn không nên ép buộc chúng
Khi chó mẹ mệt mỏi, biếng ăn, bạn không nên ép buộc chúng

5. Câu hỏi thường gặp đối với chó mang thai

Bên cạnh dấu hiệu chó mang thai lần đầu, có một số thắc mắc xoay quanh chó mang thai như sau:

5.1. Chuẩn bị gì cho chó mang thai? 

Để quá trình từ thụ thai đến sinh con diễn ra thuận lợi, bạn cần chuẩn bị chu đáo và đảm bảo tình trạng sức khỏe của chó mẹ ổn định. Bạn hãy chú trọng bổ sung các loại thực phẩm, sữa tươi với đầy đủ dưỡng chất có lợi để chó mẹ khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể.

Bạn cũng nên chuẩn bị cho chó một chỗ sinh nở sạch sẽ, ấm áp và lắp thêm đèn sưởi để đảm bảo chó con không bị lạnh.

5.2. Chó mang thai có nên tắm không? 

Trong giai đoạn đầu, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh sạch sẽ cho chó bằng cách tắm rửa. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng và chỉ nên tắm nhẹ nhàng. Đến những tuần cuối của thai kỳ, bạn không nên tắm cho chó để hạn chế tình trạng cảm lạnh, gây sảy thai, sinh non.

Bạn chỉ nên tắm cho chó ở giai đoạn đầu của thai kỳ
Bạn chỉ nên tắm cho chó ở giai đoạn đầu của thai kỳ

5.3. Chó mang thai bao lâu thì đẻ?

Thời gian chó mang thai thường kéo dài khoảng 60 - 70 ngày tính từ khi giao phối. Tuy nhiên, thời gian này đối với từng giống chó là khác nhau. Bạn nên tìm đến bác sĩ thú y hay đưa cún đi siêu âm, xét nghiệm máu để xác định thời gian mang thai và dự đoán thời điểm sinh chính xác.

Đưa chó đi siêu âm là cách chính xác nhất để dự đoán thời điểm sinh
Đưa chó đi siêu âm là cách chính xác nhất để dự đoán thời điểm sinh

Dấu hiệu chó mang thai lần đầu là điều bạn cần hiểu rõ để có sự chuẩn bị và chăm sóc tốt nhất cho chó mẹ và chó con. Các biểu hiện rất dễ nhận biết bao gồm sự thay đổi bất thường về tập tính ăn uống, biến đổi màu sắc của bầu ngực, vòng bụng,... Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn nên siêu âm cho cún để dự đoán chính xác thai kỳ.

BÀI LIÊN QUAN