Giá sầu riêng hôm nay
Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản được nhiều người yêu thích. Nó có mùi hương đặc trưng, vị ngon ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Sầu riêng có giá trị kinh tế cao nên được nhiều người nông dân ưa chuộng.
Vì sao gọi là sầu riêng?
Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản được nhiều người yêu thích. Nó có mùi hương đặc trưng, vị ngon ngọt và giàu chất dinh dưỡng. Sầu riêng có giá trị kinh tế cao nên được nhiều người nông dân ưa chuộng.
Được biết, sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia. Người bản địa gọi chúng là durian. Durian xuất phát từ chữ duri (gai) trong tiếng Malaysia. Duri là trái gai (vì vỏ có nhiều gai). Nhưng, ở Việt Nam, từ này lại dùng cho loại trái khác: "Trái gai [hay trái dứa] là trái thơm" (Phủ biên tạp lục, tập 2, Lê Quý Đôn).
Ở Việt Nam, sầu riêng là từ dùng để chỉ trái của cây durio zibethinus. Trong đó, Durio là tên chi (genus), zibethinus là tên của loài cầy hương (viverra zibetha). Có thông tin sở dĩ có tên zibethinus là vì cầy hương rất thích ăn sầu riêng. Cũng vì thế mà sầu riêng thường được dùng làm mồi bẫy cầy hương hay cũng có thể nói trái sầu riêng có mùi của cầy hương.
Theo Từ điển Oxford, ban đầu sầu riêng được gọi với cái tên là durion (trong bản dịch năm 1588 của Juan González de Mendoza). Từ durian bắt dầu xuất hiện trong văn bản ở Châu Âu là từ Nicolo da Conti (người Ý) khi ông đến Đông Nam Á vào thế kỷ 15.
Nguồn gốc của cái tên sầu riêng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có 2 giả thiết thú vị về cái tên " trái sầu riêng":
Từ truyện cổ tích:
Sự tích về trái sầu riêng kể về một chàng trai Việt sang nước Chân Lạp chơi. Sau đó, anh ta mang loại trái lạ tên là tu-rên (tiếng Khmer) về quê hương trồng. Dân làng sau đó gọi trái này là sầu riêng.
Từ Văn-hóa Nguyệt-san (năm 1955):
Theo bài viết Lịch sử trái sầu riêng của Nguyễn Công Huân, từ đầu thế kỷ 19 ở Sài Gòn, trái sầu riêng được gọi là trái mít gai. Nó là loại trái của Mã-lai, có tên gọi là Doerian hoặc Dourian. Sau này, người ngoại quốc mới học tiếng Việt gọi trái này là dâu-riăng và cuối cùng biến hóa trở thành "cái tên ngộ nghĩnh là sầu-riêng" (tr.792).
Theo nhiều người, Sự tích trái sầu riêng là truyện cổ tích được sáng tác sau khi đã có tên "sầu riêng". Thông tin về nguồn gốc trái sầu riêng từ bài Lịch sử trái sầu riêng nghe có vẻ hợp lý hơn.
Giá sầu riêng và những yếu tố ảnh hưởng
Vì sầu riêng là loại trái có giá trị kinh tế cao nên rất nhiều người quan tâm đến giá cả của loại quả này. Nhưng, tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân mà giá sầu riêng lên xuống khác biệt theo từng thời điểm. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến giá của loại quả đặc biệt này như:
- Mùa vụ và nguồn cung: Vì ra trái theo mùa nên giá sầu riêng có thể thay đổi theo từng mùa vụ và nguồn cung ứng. Giá của sầu riêng có thể giảm nếu đúng mùa và nguồn cung dồi dào. Nhưng, khi sầu riêng ít hơn, giá cả có thể tăng cao.
- Vụ thu hoạch và vận chuyển: Có thể khẳng định quá trình thu hoạch, vận chuyển có ảnh hưởng lớn đến giá sầu riêng. Nếu quá trình này chi phí cao và gặp một số khó khăn thì giá sầu cũng tăng lên để bù đắp lại.
- Nhu cầu và sự tiêu thụ: Giá sầu riêng cũng phụ thuộc vào nhu cầu và sức tiêu thụ của người tiêu dùng. Nếu nhu cầu và sự tiêu thụ tăng cao, giá sầu cũng tăng theo vì sức cạnh tranh và sức khan hiếm của sầu riêng.
- Thị trường xuất khẩu sầu riêng: Xuất khẩu sầu riêng cũng ảnh hưởng khá lớn đến giá cả. Nếu thị trường xuất khẩu mạnh, giá cả có thể tăng vì nhu cầu tiêu thụ sầu tại thị trường quốc tế tăng.
- Thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sầu riêng từ chất lượng đến sản lượng. Nếu thời tiết xấu, sản lượng và chất lượng trái sầu sẽ chịu liên đới khiến cho giá sầu tăng cao hơn bình thường và ngược lại.
- Địa phương sản xuất: Tùy từng địa phương sản xuất mà giá sầu khác nhau. Mỗi khu vực sẽ có cách trồng, phương pháp khác nhau. Do đó, giá sầu cũng khác biệt tại các địa phương sản xuất.
- Chủng loại sầu riêng: Các loại sầu riêng khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Sầu cao cấp sẽ có giá cao hơn những loại sầu khác.
- Độ tươi ngon: Giá sầu riêng cũng ảnh hưởng từ mức độ tươi ngon của trái. Sầu riêng tươi ngon có giá cao hơn những quả không tươi, trữ đông, trải qua quá trình vận chuyển lâu ngày.
- Sự ổn định của thị trường: Nếu thị trường không ổn định, tỷ giá có biến động lớn, chính sách thương mại hay một số yếu tố khác cũng gây ra sự thay đổi về giá sầu riêng.
- Chi phí sản xuất và phân phối sầu riêng: Chi phí sản xuất, thu hoạch, chế biến và quá trình phân phối sầu riêng ảnh hưởng đến giá cả của loại quả này.
Có thể nói tuỳ thị trường, điều kiện trong từng khu vực sẽ có những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến giá sầu riêng trên thị trường.
Các loại sầu riêng tại Việt Nam và đâu là loại ngon nhất?
Có rất nhiều loại sầu riêng trên thị trường và mỗi loại có một vị ngon khác nhau. Tùy thuộc vào khẩu vị của từng người mà bạn có thể chọn cho mình loại sầu riêng yêu thích.
Sầu riêng Ri 6
Sầu riêng Ri 6 là loại sầu riêng rất quen thuộc và khá dễ tìm ở ngoài chợ. Ri 6 được đặt theo “cha đẻ” của giống cây này tại Việt Nam là ông Sáu Ri. Sở dĩ loại sầu này được ưa chuộng vì nó có mùi thơm rất đặc trưng, cơm dày, vị ngọt, hạt lép.
Sầu Ri 6 có hình bầu dục, đáy hẹp, vỏ quả rất mỏng và có màu vàng xanh. Đặc biệt, cơm sầu riêng dày màu vàng rất đẹp mắt, hạt lép và bé. Giống sầu riêng này được trồng phổ biến và chất lượng cao tại các tỉnh như Vĩnh Long, Cái Mơn, Bến Tre...
Sầu riêng chuồng bò
Sầu riêng chuồng bò cũng là một loại sầu riêng rất được ưa chuộng tại miền Tây Nam Bộ. Tên gọi của bắt nguồn từ việc một người dân để ý thấy giống sầu này mọc gần chuồng bò của nhà mình.
Đặc điểm của sầu riêng chuồng bò là quả nhỏ từ 1kg đến 2kg, quả hơi bầu, vỏ mỏng có màu xanh, gai khá to. Cơm sầu có màu vàng nhạt, mềm như chao nhão, vị ngọt vừa, không quá gắt. Dù vậy, sầu chuồng bò vẫn béo ngậy hơn hẳn các giống sầu khác.
Sầu riêng khổ qua
Sầu riêng khổ qua là giống sầu có nguồn gốc trong nước. Chúng được trồng khá nhiều tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Sầu riêng khổ qua được chia làm 2 giống là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Giống khổ qua xanh có hình dạng bầu dài, gai nhọn, dày và đặc biệt vỏ xanh giống với màu trái khổ qua. Sầu riêng khổ qua có cơm vàng, hơi nhão, vẫn rất thơm và béo nhưng hạt của sầu này lại rất to.
Sầu riêng Cái Mơn
Sầu riêng Cái Mơn do một thầy nho dạy học ở Cái Mơn đến Campuchia chơi và mang loại quả này về quê hương trông. Sầu riêng Cái Mơn có đặc điểm là quả có kích thước bình gần 2kg, vỏ mỏng, màu xanh, gai thưa.
Cơm sầu riêng Cái Mơn có màu vàng nhạt giống với màu mỡ gà, hạt lép, mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, béo. Dần dần, loại sầu này trở thành dần trở thành trái đặc trưng của vùng.
Sầu riêng ruột đỏ
Mọi người đều biết đến sầu riêng ruột vàng nhưng còn có loại trái sầu riêng ruột đỏ như gấc khá đặc biệt. Sầu này có nguồn gốc từ Malaysia. Khác mùi sầu đặc trưng thường thấy, loại này có mùi giống với socola đen đậm pha thêm vị béo. Nhiều người chia sẻ rằng sầu này có vị như rượu vang lên men nhưng cũng có người nói nó có vị ngọt, bùi, hơi đắng.
Sầu riêng Musang King
Sầu riêng Musang King được xem như là "vua" của các loại sầu. Musang King có xuất xứ từ Malaysia, được xếp vào hạng sầu riêng đệ nhất với hương vị thượng hạng khó quên, là giống sầu riêng đang được săn lùng trên các kênh mua bán trái cây của thế giới.
Sầu Musang King không khác biệt nhiều so với các loại sầu khác. Múi sầu này vẫn to, hạt lép, vị hơi đắng, thơm, không gắt cổ... Đặc biệt, vị của sầu này hơi béo như bơ sữa khác với các loại khác.
Sầu riêng thái (sầu riêng Dona)
Sầu Riêng Dona có nguồn gốc từ Thái Lan. Loại sầu này mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân thuộc các vùng như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long.
Sầu riêng Dona có đặc điểm múi to, cơm ráo, dày và màu vàng, hạt lép. Loại sầu riêng này ngọt vừa, thơm, không quá béo.
"Vua của các loại trái cây" mang tên sầu riêng
Hiện nay, sầu riêng được mọi người tôn vinh là "vua của các loại trái cây". Đây cũng là một cách gọi do người Xiêm (Thái Lan) đặt cho loại trái cây đặc biệt này. Sầu riêng thường được dùng để chế biến thành nhiều loại thức ăn, đồ uống.
Trên thực tế, sầu riêng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn khá nhiều so với hầu hết các loại trái cây khác. Cụ thể, trong quả sầu riêng có chứa kali, chất xơ, sắt, vitamin B... và hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao.
Hơn thế, một số nghiên cứu cũng chỉ ra vỏ ngoài đầy gai của trái sầu riêng có đặc tính giảm ho và kháng sinh tốt. Sầu riêng còn cung cấp thêm thiamine, manga, riboflavin, đồng, folate, magiê, niacin, anthocyanins... nhiều hợp chất có tính chất chống oxy hóa. Nó giúp chị em phụ nữ có làn da đẹp, duy trì thanh xuân.
Nhưng, vì sầu riêng có lượng calo cao nên không hợp với những người thích giảm cân. Một cốc sinh tố trái sầu riêng có thể chứa 357 calo, 13 gram chất béo, 9 gram chất xơ, 66 gram carbs, 4 gram chất đạm, 88% nhu cầu vitamin C, 38% nhu cầu vitamin B6...
Công dụng của trái sầu riêng:
- Giảm nguy cơ ung thư: Vì có chất chống oxy hóa nên sầu riêng có thể làm vô hiệu hóa các gốc tự do gây ra ung thư.
- Ngăn ngừa bệnh tim: Trái sầu riêng có một số hợp chất có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu. Do đó, ăn sầu riêng có thể làm nguy cơ xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch.
- Chống nhiễm trùng: Vỏ của sầu riêng có các hợp chất kháng khuẩn và chống nấm men rất tốt cho sức khỏe.
- Giảm lượng đường trong máu: Vì có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn nhiều loại trái cây khác nên sầu riêng không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các trái khác. Vì vậy, nó ít ảnh hưởng tới đường huyết hơn.
Sầu riêng mua ở đâu ngon nhất?
Đối với những người yêu thích sầu riêng, chắc hẳn câu hỏi mua sầu riêng ở đâu ngon nhất là vấn đề rất được quan tâm. Thực tế, đầu mùa hè, sầu riêng thường được bán khá nhiều trên thị trường. Chúng ta có thể tìm thấy đủ loại sầu ở các chợ, vỉa hè... Nhưng, đây lại là những nơi không thực sự tin tưởng, không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ.
Các loại sầu bán ở vỉa hè và chợ có thể đã được ngâm thuốc hoặc là sản phẩm kém chất lượng... Để yên tâm hơn, các bạn nên tìm mua sầu tại các vựa trái cây uy tín, siêu thị có tiếng. Như vậy, bạn không cần phải lo lắng sẽ gặp phải những loại sầu riêng kém chất lượng hoặc không tốt cho sức khỏe.