Tin tức Đời Sống

Điểm danh các loài rắn độc nhất Việt Nam, cẩn thận mất mạng nếu bị chúng cắn

Mia Dương

Các loài rắn độc nhất Việt Nam phải kể đến như rắn hổ đất, rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn hổ mang chúa, rắn biển Person. Khi nọc độc của các con rắn này đi vào cơ thể, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn ói, khó thở, tim ngừng đập, lâu dần sẽ dẫn đến tê liệt cơ hô hấp và mất mạng.

1. Top các loài rắn độc nhất Việt Nam bạn nên biết

Hiện tại Việt Nam có gần 140 loài rắn khác nhau, trong đó có khoảng 31 loài rắn cực độc có thể gây chết người. Trong nọc độc của các con rắn độc nhất Việt Nam có hơn 20 thành phần khác nhau, khi đi vào cơ thể người sẽ gây ra triệu chứng khó thở và tim ngừng đập. Cùng điểm danh các loài rắn độc nhất Việt Nam và cách nhận biết chúng ngay dưới đây:

1.1. Rắn hổ đất 

Rắn hổ đất là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam thường sinh sống ở các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi. Rắn hổ đất thuộc về họ Rắn nước (Elapidae) và có độc tố gây nguy hiểm cho con người.

Rắn hổ đất có độc tố mạnh mẽ và có thể gây chết người nên được xếp vào danh sách các loài rắn độc nhất Việt Nam
Rắn hổ đất có độc tố mạnh mẽ và có thể gây chết người nên được xếp vào danh sách các loài rắn độc nhất Việt Nam

Về đặc điểm nhận dạng, rắn hổ đất có thân màu sẫm hoặc màu vàng lục. Đằng sau cổ của nó có hai vòng màu trắng và đen giống như hình mắt kính với một vệt màu nâu đen ở giữa. Khi bị rắn hổ đất cắn, cơ thể bạn sẽ dần có những biến đổi.

Ban đầu, bạn sẽ bị sùi bọt mép, sau đó là liệt cơ hô hấp, nói khó và nuốt khó. Nọc độc của rắn hổ đất phát tác trong vòng 30 phút - 1 tiếng. Nếu không sơ cứu kịp thời, bạn có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

1.2. Rắn cạp nia 

Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam. Loài rắn này thường sinh sống ở những vùng đồng bằng ẩm ướt, tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Đặc điểm nhận dạng của rắn cạp nia là trên thân có khoang đen và trắng xen kẽ nhau. Rắn trưởng thành thường có chiều dài trung bình hơn 1 mét, thậm chí có những con rắn cạp nia dài đến 2,5 mét. Thân của chúng có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi.

Độc tố trong rắn cạp nia mạnh gấp 10 lần độc tố có trong rắn hổ mang chúa
Độc tố trong rắn cạp nia mạnh gấp 10 lần độc tố có trong rắn hổ mang chúa

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, độc tố có trong loài rắn cạp nia vô cùng mạnh. Khi bị rắn cạp nia cắn, nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ mất mạng có thể lên đến 75%.

1.3. Rắn hổ mang chúa

Nhắc đến những loài rắn độc nhất Việt Nam chắc chắn phải kể đến rắn hổ mang chúa. Loài rắn này có tên khoa học là Ophiophagus hannah. Rắn hổ mang chúa được coi là "vua" của các loài rắn do nọc độc của nó rất mạnh, chỉ cần một lượng nọc độc nhỏ khoảng chừng 7ml đã đủ để giết chết 10 người trưởng thành sau 30 phút.

Vua của các loài rắn độc gọi tên rắn hổ mang chúa
Vua của các loài rắn độc gọi tên rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa phân bố tại nhiều vùng, đặc biệt tập trung ở những nơi ẩm ướt và rừng nhiệt đới. Cách nhận diện rắn hổ mang chúa cực dễ bởi trên cổ của nó vạch chữ V ngược ở phía sau. Thân rắn có màu xanh ô liu hoặc màu đen, đồng thời có nhiều dải màng nhạt vằn ngang. Rắn hổ mang chúa khi trưởng thành dài khoảng 3,7 - 4m và nặng tầm 6,8kg.

1.4. Rắn cạp nong 

Rắn cạp nong hay còn gọi là rắn mái gầm, loài rắn này có tên khoa học là Bungarus fasciatus. Người xưa có câu “Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà”. Câu nói này cho thấy lượng độc tố có trong rắn cạp nong mạnh hơn nhiều so với rắn hổ. Đây là một trong những rắn độc nhất Việt Nam, có khả năng gây tử vong chỉ trong 3 - 5 phút.

Rắn cạp nong cắn gây tử vong tại chỗ trong vòng 1 - 2 phút mà không kịp sơ cứu
Rắn cạp nong cắn gây tử vong tại chỗ trong vòng 1 - 2 phút mà không kịp sơ cứu

Hình dáng và màu sắc của rắn cạp nong gần giống với rắn cạp nia. Nó cũng có khoang 2 màu trên thân nhưng là khoang vàng khoang đen. Đầu rắn cạp nong có hình chữ V - là loài rắn cực độc, lưỡi của nó có màu đen và trên thân có xương sống nổi rõ theo hình tam giác.

Rắn cạp nong sống ở nhiều khu vực, đặc biệt là những khu vực rừng nhiệt đới hoặc những nơi môi trường ẩm ướt. Thậm chí, chúng còn sống ở các khu vực thành thị. Vì rắn cạp nong cực độc, do đó bạn nên đề phòng và cẩn trọng.

1.5. Rắn hổ mèo

Rắn hổ mèo thường được biết đến với tên gọi là rắn hổ mang xiêm. Loài rắn này có tên khoa học là Naja siamensis và nằm trong danh sách những loài rắn độc nhất Việt Nam. Nếu vô tình bị rắn hổ mèo cắn, độc tố sẽ phát tán nhanh chóng khiến con người không kịp trở tay và dẫn đến tử vong tại chỗ.

Rắn hổ mèo cắn gây hoại tử da và xuất hiện nhiều triệu chứng như mắt lừ đừ, tim ngừng đập
Rắn hổ mèo cắn gây hoại tử da và xuất hiện nhiều triệu chứng như mắt lừ đừ, tim ngừng đập

Khi bị rắn hổ mèo cắn, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như lừ đừ, liệt cơ hô hấp, co giật và tim ngừng đập nhanh chóng. Đặc biệt, loài rắn này có khả năng phun nọc độc từ xa, nếu vô tình phun trúng mắt bạn, bạn sẽ bị mù vĩnh viễn.

Với tính chất cực độc, bạn cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết loài rắn hổ mèo này. Rắn hổ mèo có đấu hình chữ V, phần thân có màu vàng hoặc màu nâu xám. Trên cổ có bành nhưng bành mang về phía trước hoặc sau chứ không mang sang hai bên.

Về vùng sinh sống, rắn hổ mèo phổ biến ở các khu vực phía Nam của Việt Nam và được biết đến với tính hung dữ, thường phát ra tiếng kêu đe dọa kẻ thù. Không chỉ bị cắn, nếu chỉ vô tình bị phun trúng nọc độc, bạn cũng có thể mất mạng. Vì vậy hãy đặc biệt cẩn thận với loài rắn này.

1.6. Rắn chàm quạp 

Rắn chàm quạp có tên khoa học là Calloselasma rhodostoma. Đây là loại rắn có cơ chế gây độc khác với các loại rắn khác. Khi bị rắn chàm quạp cắn, bạn sẽ xuất hiện triệu chứng đông máu và giảm tiểu cầu nặng, từ đó gây mất máu nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam, đe doạ đến tính mạng con người
Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam, đe doạ đến tính mạng con người

Rắn chàm quạp có màu đỏ nâu hoặc màu nâu, trên thân có nhiều hình tam giác đối xứng dọc cánh lưng. Đầu rắn chàm quạp có hình tam giác, đây là đặc điểm mà bất kỳ loài rắn độc nào cũng có. Nhìn tổng thể, rắn chàm quạp có hình giống như cánh bướm, nhìn vào rất bắt mắt nhưng “đụng” vào thì sẽ mất mạng.

1.7. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ được biết đến với tên khoa học Trimeresurus albolabris, là một loài rắn rất độc với nọc độc có chứa khoảng 20 thành phần độc khác nhau. Khi bị cắn, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như phù nề, nhiễm độc thần kinh và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến trụy tim nếu không được cấp cứu kịp thời.

Về vùng sinh sống, rắn lục đuôi đỏ thường được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi cao, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh như Cần Thơ, Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Vào khoảng năm 2014, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện rất nhiều ở nước ta, đặc biệt là khu vực tỉnh Vĩnh Long và TP. Hồ Chí Minh. Thời điểm này có nhiều tin đồn rắn này do Trung Quốc thả qua nước ta nhưng đây là tin đồn vô căn cứ.

Trong nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có chứa 20 thành phần độc, có thể gây tử vong nếu không sơ cứu kịp thời
Trong nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có chứa 20 thành phần độc, có thể gây tử vong nếu không sơ cứu kịp thời

Đặc điểm nhận dạng của loài rắn lục đuôi đỏ rất đơn giản, nó có màu xanh lục đặc trưng và chiếc đuôi màu đỏ hoặc màu cam nhạt. Rắn lục đuôi đỏ có kích thước khá nhỏ và ngắn, chiều dài tối đa khoảng 60cm. Bên cạnh đó, loài rắn này còn có mùi đặc trưng gần giống với mùi nước mắm nên khi chúng đến gần, bạn rất dễ phát hiện ra chúng.

1.8. Rắn lục sừng 

Rắn lục sừng còn được biết đến với tên gọi là rắn quỷ. Đây là loài rắn tiếp theo được xếp vào danh sách những loài rắn độc nhất Việt Nam hiện nay. Rắn lục sừng thường sinh sống ở những khu vực vùng núi đá vôi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung.

Rắn lục sừng rất dễ nhận biết vì trên đầu của nó có sừng và nhiều vảy nhỏ
Rắn lục sừng rất dễ nhận biết vì trên đầu của nó có sừng và nhiều vảy nhỏ

Rắn lục sừng có hình dáng đặc trưng nên rất dễ dàng nhận biết. Đầu của nó có hình tam giác và trên đầu có nhiều vảy nhỏ. Đặc biệt, trên mắt của rắn lục sừng có những cái sừng nhỏ nên nhìn vào rất dễ nhận ra. Khi trưởng thành, rắn lục sừng có chiều dài trung bình khoảng 50cm.

1.9. Rắn lục đầu bạc 

Rắn lục đầu bạc có tên khoa học là Azemiops feae. Loài rắn này thường sinh sống ở các tỉnh miền núi như Lạng Sơn, Cao Bằng và Vĩnh Phúc và được biết đến là một trong những loài rắn độc nhất Việt Nam.

Rắn lục đầu bạc có lượng độc tố mạnh mẽ, gây tử vong trong vòng vài phút
Rắn lục đầu bạc có lượng độc tố mạnh mẽ, gây tử vong trong vòng vài phút

Rắn lục đầu bạc có phần đầu màu trắng kem và có vạch đen lớn chạy dọc trên đỉnh đầu. Thân rắn có màu đen sẫm, trên thân có nhiều hoa văn màu cam hoặc màu đỏ. Khi trưởng thành, rắn lục đầu bạc dài khoảng 80cm.

1.10. Rắn biển Person

Rắn biển Person được biết đến là loài rắn độc nhất Việt Nam sinh sống ở vùng biển. Khi bị rắn biển Person cắn, nọc độc sẽ phát tán nhanh chóng và gây tử vong trong vòng vài phút. Với độc tố mạnh mẽ, rắn biển Person được liệt kê vào danh sách 5 loài rắn biển độc nhất thế giới.

Rắn biển Person là một trong 5 loài rắn biển độc nhất thế giới
Rắn biển Person là một trong 5 loài rắn biển độc nhất thế giới

Rắn biển Person thường được tìm thấy ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra chúng còn sinh sống ở vịnh Bắc Bộ, Cà Mau và Bình Thuận. Loài rắn này có thân màu kem, trên thân có nhiều lớp vỏ màu nâu. Đầu của rắn biển Person có sừng nên rất dễ nhận biết.

2. Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Thời gian phát tác độc tố của các loài rắn độc nhất Việt Nam diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi. Nếu không biết cách sơ cứu kịp thời, bạn sẽ tử vong ngay lập tức. Dưới đây là cách sơ cứu bị khi rắn độc cắn hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng:

  • Trước hết hãy gọi ngay đến cơ sở y tế gần nhất để yêu cầu dịch vụ cấp cứu.
  • Trong thời gian đợi cấp cứu đến, bạn đưa nạn nhân ra khỏi tầm ngắm của con rắn, đồng thời trấn an nạn nhân để họ bình tĩnh, không được để nạn nhân mất ý thức mà phải luôn nói chuyện để động viên họ.
  • Tại vết cắn, dùng dây hoặc nẹp để nẹp cố định, hạn chế sự phát tán của chất độc. Đồng thời bạn nên nới lỏng quần áo để nạn nhân dễ thở và tránh gây chèn ép lên vết thương.
Dùng dây nẹp chỗ vết thương do rắn độc cắn để tránh độc tố lan rộng đến các bộ phận khác
Dùng dây nẹp chỗ vết thương do rắn độc cắn để tránh độc tố lan rộng đến các bộ phận khác
  • Điều chỉnh tư thế cho nạn nhân sao cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim.
  • Sử dụng xà phòng và nước muối sinh lý để vệ sinh vùng bị rắn cắn một cách nhẹ nhàng. Sau đó dùng băng cá nhân hoặc miếng gạc để băng kín vùng bị cắn, tránh cho vi khuẩn xâm nhập.

Đây chỉ là biện pháp sơ cứu tạm thời khi bị rắn độc cắn. Để giữ tính mạng, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thở oxy và điều trị kịp thời.

3. Một số câu hỏi thường gặp 

Bên cạnh việc tìm hiểu cơ chế gây độc của các loài rắn độc nhất Việt Nam thì còn có rất nhiều thắc mắc liên quan như:

3.1. Rắn hổ ngựa có độc không? 

Rắn hổ ngựa thuộc họ rắn hổ nhưng chúng lại không có nọc độc như các loài rắn hổ khác. Tuy nhiên, rắn hổ ngựa có tập tính tấn công kẻ thù khi bị đe doạ. Khi bị vây bắt và cảm nhận có nguy hiểm đang rình rập, rắn hổ ngựa thường há miệng rộng, phình to phần mang ở cổ và dựng đứng ⅓ thân trông rất đáng sợ.

Rắn hổ ngựa không có nọc độc nên không đe doạ tính mạng con người
Rắn hổ ngựa không có nọc độc nên không đe doạ tính mạng con người

3.2. Rắn cạp nong và cạp nia rắn nào độc hơn? 

Rắn cạp nong và rắn cạp nia đều là những con rắn độc nhất Việt Nam và có hình dạng bên ngoài gần giống nhau. Theo nghiên cứu, độc tố có trong rắn cạp nia mạnh hơn rắn cạp nong gấp 10 lần và có thể gây tử vong tại chỗ mà không kịp sơ cứu.

Các loài rắn độc nhất Việt Nam luôn là mối đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, việc tìm hiểu cơ chế nọc độc cũng như cách nhận biết những loài rắn này là việc cần thiết để bạn nâng cao nhận thức về nguy cơ và biết cách đối phó khi chẳng may gặp phải chúng.

BÀI LIÊN QUAN