1. Deja Vu là gì? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Deja vu
Trước khi xác định bị Dejavu nhiều lần có sao không, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về hiện tượng này. Deja vu là hiện tượng tâm lý, xảy ra khi ai đó cảm thấy bản thân đã từng đối diện với tình huống ngay trước mắt ở trong quá khứ. Mặc dù thực tế tình huống hoặc sự việc ấy chưa từng xảy ra trong quá khứ hoặc thậm chí chưa từng xuất hiện trong giấc mơ của họ.
Theo các chuyên gia, hiện tượng Deja vu xuất hiện bởi một số nguyên nhân sau:
- Phân tách nhận thức: Khi bạn chứng kiến một sự việc nào đó, bộ não sẽ thu nhận thông tin, tuy nhiên sự việc ấy không thu hút sự chú ý của bạn. Khi nhìn thấy sự việc đó một lần nữa, bạn không nhớ được bản thân đã từng chứng kiến mà chỉ cảm thấy rất quen thuộc.
- Trục trặc nhỏ ở não: Khi bộ não đang thu nhận sự việc ở hiện tại, ở bạn có sự nhầm lẫn giữa sự kiện hiện tại và ký ức trong quá khứ.
- Dấu hiệu của một cơn động kinh sớm đến: Nếu bạn cảm nhận được hiện tượng Deja vu kèm theo chứng co giật từ cơ thể hoặc ảo giác, bạn cần tiến hành thăm khám kịp thời bởi chúng đều là dấu hiệu của bệnh động kinh.
2. Phân loại hiện tượng tâm lý Deja vu
Thông thường, hiện tượng Deja vu được chia thành hai loại chính như sau:
- Deja vu có liên quan đến bệnh lý động kinh: Biểu hiện của loại Deja vu này là xuất hiện ảo giác, hoang tưởng và các dấu hiệu của bệnh rối loạn tâm thần.
- Deja vu không liên quan đến bệnh lý động kinh: Đây là hiện tượng xuất hiện ở những người khỏe mạnh. Theo một số thống kê, những người hay đi du lịch và xem phim sẽ gặp Deja vu nhiều hơn và số lần xuất hiện của hiện tượng này sẽ giảm dần theo độ tuổi.
3. Bị Dejavu nhiều lần có sao không?
Các nghiên cứu về vấn đề bị Dejavu nhiều lần có sao không cho thấy thường xuyên gặp hiện tượng này có thể là dấu hiệu của căn bệnh động kinh hay bộ não hoạt động không theo quy trình. Chính vì vậy, nếu gặp hiện tượng này quá nhiều lần, bạn nên tìm đến các bác sĩ tư vấn và điều trị.
4. Đối tượng dễ gặp hiện tượng Deja vu
Theo một số nghiên cứu khoa học, những người thuộc nhóm từ 15 đến 25 tuổi thường trải nghiệm Deja vu. Ngoài ra, như đã chia sẻ ở trên, những người thường xuyên đi du lịch, thích khám phá cũng gặp hiện tượng này nhiều hơn so với những người khác.
5. Khi gặp hiện tượng Deja vu nên làm gì?
Sau khi tìm hiểu bị Dejavu nhiều lần có sao không, bạn cần nắm rõ cách đối mặt khi gặp phải hiện tượng này. Một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn::
- Giữ bình tĩnh: Bạn hãy hít thở thật sâu để những lo âu được giải tỏa, lấy lại sự cân bằng và ổn định tinh thần. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ cảm nhận, trải nghiệm của bản thân với người khác.
- Chú ý đến sức khỏe tinh thần: Deja vu có thể là dấu hiệu cho thấy tinh thần của bạn đang bất ổn, cảm thấy stress và căng thẳng. Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn cũng như xây dựng những thói quen tốt như thiền và yoga.
- Thay đổi cách nhìn về Deja vu: Thay vì cho rằng đây là hiện tượng tiêu cực, bạn có thể coi deja vu trở thành minh chứng cho thấy bạn có khả năng ghi nhớ tốt.
6. Giải mã hiện tượng Deja Vu
Ngoài tìm hiểu bị Dejavu nhiều lần có sao không, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng này.
6.1. Dịch tễ học về hiện tượng Deja Vu
Một học giả người Thụy Sĩ đã đưa ra giả thuyết về “trải nghiệm Deja vu”. Ông khẳng định rằng, để nghiên cứu hiện tượng này một cách toàn diện, các nghiên cứu cần lưu ý đến sắc thái khi trải nghiệm hiện tượng này.
Tuy nhiên, một số nhà tâm học khẳng định, Deja vu đơn giản chỉ là sự tưởng tượng từ phía con người. Trong khi đó, các nhà tâm thần học lại cho biết Deja vu xuất hiện bởi sự nhầm lẫn giữa hiện tại và quá khứ của bộ não.
6.2. Deja vu là một hiện tượng trí nhớ
Một nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên phương pháp sử dụng trò chơi thực tế ảo. Các nhà khoa học đã thôi miên người tham gia và khiến họ quên đi một ký ức cụ thể. Sau đó, họ đặt người tham gia trong một hoàn cảnh thông qua trò chơi. Kết quả nhận lại được là những người tham gia đều gặp hiện tượng Deja vu.
Điều này đã dấy lên nghi ngờ rằng Deja vu là hiện tượng có mối liên hệ chặt chẽ với trí nhớ. Cụ thể hơn, chúng ta đã từng gặp phải tình huống đó nhưng không có ký ức đầy đủ về nó.
6.3. Hiện tượng Deja Vu đánh lừa các giác quan trong cơ thể
Một vài giả thuyết cho rằng, Deja vu là hiện tượng được tạo ra bởi sự đánh lừa từ các giác quan. Thông thường, giác quan đóng vai trò chính trong việc nhận thức của con người về mọi thứ ở xung quanh. Đôi lúc, não bộ sẽ cùng các giác quan đánh lừa chúng ta, khiến tình huống trở nên vô cùng quen thuộc.
6.4. Deja vu có thể là lỗi biên mục cơ bản
Một giả thuyết khác lại chứng minh Deja vu xuất hiện là do trí nhớ dài hạn và ngắn hạn trong não bộ gặp sự cố. Tình trạng này khiến bộ phận lưu trữ thông tin của não làm việc không đúng quy trình. Thay vì đưa ký ức mới vào vùng trí nhớ ngắn hạn thì bộ não lại di chuyển nó vào vùng trí nhớ dài hạn. Điều này khiến bạn có cảm giác thân thuộc với tình huống trước mắt.
6.5. Biểu hiện của bệnh động kinh
Theo khoa học, người bị động kinh thường xuyên gặp hiện tượng Deja vu. Mối liên hệ giữa bệnh động kinh và hiện tượng Deja vu đã được đề cập vào thế kỷ 19, khi nền y học còn khá sơ khai.
Cụ thể, thùy thái dương được cho là căn nguyên của hiện tượng Deja vu. Đây là một phần của bộ não, liên quan đến cảm nhận của các giác quan, khả năng hình thành ngôn ngữ và trí nhớ. Khi bị động kinh, các nơron thần kinh bị ức chế tạm thời, thùy thái dương bị ảnh hưởng. Kết quả là các thông điệp được truyền đạt bị sắp xếp lộn xộn. Điều này cũng là lời cảnh báo dành cho bạn đối với vấn đề bị dejavu nhiều lần có sao không.
6.7. Hiện tượng xuất hiện do tổn thương não bộ
Trong nhiều trường hợp, hiện tượng Deja vu được cho là kết quả của sự tổn thương ở thùy thái dương và thùy trán. Khi ấy, Deja vu trở thành hiện tượng mãn tính, liên tục xuất hiện ở người bệnh. Họ luôn cảm thấy quen thuộc đối với mọi sự vật, sự việc xung quanh họ.
6.8. Mối liên hệ Deja vu và giấc mơ
Trên thực tế, có nhiều trường hợp ghi nhận trải nghiệm Deja vu trùng lặp với tình huống trong mơ. Bên cạnh đó, cũng không ít người trực tiếp gặp Deja vu trong trạng thái đang mơ.
Bị Dejavu nhiều lần có sao không? Đây là hiện tượng tâm lý thường gặp, nhất là ở những người trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên trải nghiệm Deja vu, bạn cần chú ý tới sức khoẻ tâm thần của bản thân bởi đây có thể là những bất ổn, sai lệch của não bộ, thậm chí là dấu hiệu của bệnh động kinh.