Tính cách của người dễ khóc
Trước khi hiểu về cách kìm nén cảm xúc khóc, chúng ta cần tìm hiểu xem tính cách của những người này như thế nào. Khóc được xem là một phản ứng khi bạn đang trải qua một cảm xúc có tác động lớn đến bản thân bạn. Điều đó có thể là vui, buồn, phẫn nộ hoặc xúc động,... Vì thế họ thường có tần suất rơi nước mắt nhiều hơn những người khác.
Điều này không có gì là sai vì mỗi người đều có cảm xúc riêng và khóc chính là cách để giải tỏa điều đó. Những người này thường có khả năng đồng cảm cao, biết lắng nghe,... và có những đức tính tốt khác, không hẳn hoàn toàn yếu đuối.
Những nguyên nhân khiến bạn rơi nước mắt
Để tìm hiểu cách kìm nén cảm xúc khóc, chúng ta cần biết rõ về các nguyên nhân khiến con người thường rơi nước mắt:
Cảm xúc mãnh liệt
- Vui sướng: Khi bạn đạt được thành công hoặc nhận được tin vui bất ngờ từ người yêu, gia đình,... bạn có thể khóc vì quá vui sướng.
- Buồn bã: Khi trải qua những lần mất mát, thất vọng hay chia ly, con người thường khóc vì buồn bã.
- Tức giận: Khi con người cảm thấy bất công, bị xúc phạm hoặc bất lực, họ có thể khóc vì giận dữ.
- Sợ hãi: Khi gặp phải những nguy hiểm hoặc những điều đáng sợ, con người có thể khóc vì cảm thấy sợ hãi.
Cảm xúc đồng cảm
Khi chứng kiến người khác đau khổ hoặc gặp khó khăn, con người có thể khóc khi cảm thấy đồng cảm với họ. Khi xem những bộ phim hoặc đọc những câu chuyện hay, cảm động, con người có thể khóc vì bị lay động bởi những cảm xúc trong tác phẩm.
Thay đổi nội tiết tố
Nồng độ hormone progesterone và estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hoặc mang thai khiến họ dễ khóc hơn. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và làm con người dễ khóc hơn.
Yếu tố tâm lý
Những người có tính cách nhạy cảm thường dễ khóc hơn những người khác. Bên cạnh đó, những người đang trải qua thời kỳ căng thẳng hoặc trầm cảm cũng có thể dễ khóc hơn bình thường
Yếu tố văn hóa
Ở một số nền văn hóa, khóc được xem là biểu hiện của sự yếu đuối nên con người nơi đây cần phải học cách kìm nén cảm xúc khóc của mình.
10 cách kìm nén cảm xúc khóc hiệu quả
Sau đây là những cách kìm nén cảm xúc khóc hiệu quả, giúp bạn nhanh lấy lại bình tĩnh:
Hướng đến suy nghĩ tích cực
Một trong những cách kìm nén cảm xúc khóc hiệu quả là hướng suy nghĩ của bạn và những điều tích cực. Sự tiêu cực sẽ khiến bạn luôn chìm đắm vào bóng tối và vũng lầy của sự chỉ trích bản thân. trong vũng lầy và cho rằng bản thân mình không tốt. Do đó, hãy tìm cách biến những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực để kìm nén cảm xúc tốt hơn.
Thay đổi không gian
Bạn nên tránh xa những nơi hoặc người có nguồn năng lượng tiêu cực vì những điều này sẽ khiến bạn khó có thể tiết chế cảm xúc của mình. Hãy tìm một không gian cho phép bạn trút bỏ sự tiêu cực để tinh thần thoải mái, cảm giác nhẹ nhõm hơn và dễ giúp bạn dừng khóc hơn.
Đánh lạc hướng bản thân
Một cách kìm nén cảm xúc khóc hiệu quả khác đó là bạn có thể đánh lạc hướng bản thân bởi những thú vị như nghe nhạc, xem phim, mua sắm, đọc sách,… Khi bạn trở nên bận rộn, bạn sẽ không còn thời gian để rơi nước mắt.
Nói ra những điều bạn suy nghĩ
Bạn có thể tìm đến những người mà bạn tin tưởng để nói ra những điều khiến bạn cảm thấy trăn trở. Trong quá trình bạn nói, hãy cố gắng nói hết những điều đang làm bạn phải để tâm suy nghĩ, làm bạn tổn thương. Sau khi nói ra chắc chắn bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn như trút bỏ được 1 phần gánh nặng trong lòng.
Tha thứ cho bản thân
Khi bạn vẫn còn dằn vặt về bản thân, bạn sẽ không thể tránh khỏi những cảm xúc dễ khiến bạn xúc động. Để có thể rộng lượng với người khác, cởi mở tấm lòng và dễ dàng điều tiết cảm xúc của mình, trước tiên bạn cần phải học cách tha thứ cho bản thân mình.
Tập trung vào hơi thở
Tập trung vào hơi thở là cách kìm nén cảm xúc khóc hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn hãy hít vào một hơi thật sâu, giữ lại trong bụng vài giây và sau đó hãy thở ra thật chậm rãi để đẩy lùi cảm xúc tiêu cực. Bạn hãy duy trì trong 5 - 10 phút cách thở này, tâm trí bạn sẽ nhanh chóng thông suốt, cân bằng trở lại.
Thư giãn cơ mặt
Khi bạn có dấu hiệu muốn khóc, các cơ trên khuôn mặt bạn sẽ trở nên căng thẳng hơn. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng đi rửa mặt và mát xa nhẹ nhàng cơ mặt. Việc này sẽ giúp bạn dễ lấy lại bình tĩnh và thoải mái hơn.
Chuyển động mắt nhanh
Một cách kìm nén cảm xúc khóc khác khá hữu hiệu, nếu bạn chưa kịp đi ra ngoài, bạn có thể ngăn nước mắt bằng cách chớp mắt hay chuyển ánh nhìn sang nơi khác. Việc chuyển động nhanh đôi mắt giúp bạn rời khỏi tình huống khó chịu vào lúc đó.
Làm dịu cho cổ họng
Khi bạn có xu hướng muốn khóc, các cơ ở cổ họng sẽ có xu hướng mở ra khiến bạn có cảm giác như bị nghẹn lại. Để xua tan cảm giác này, bạn cần uống một ly nước vào lúc đó để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tập thể dục
Cơ thể sẽ sản xuất ra hormone endorphins khi bạn tập thể dục giúp mang đến những cảm xúc tích cực. Bạn có thể thực hiện các bài tập yoga, bơi lội, chạy bộ,... hàng ngày, duy trì việc rèn luyện sức khỏe cũng là cách giúp bạn có tinh thần tốt hơn.
Hậu quả của việc khóc quá nhiều
Không phải tự nhiên các cách kìm nén cảm xúc khóc được nhiều người tìm hiểu. Bởi khóc nhiều, khóc khó dừng lại sẽ khiến bạn gặp phải nhiều tình huống rắc rối, gây hậu quả đáng kể. Dưới đây là một số tác hại của việc khóc quá nhiều:
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Nếu bạn khóc quá nhiều, cơ thể bạn sẽ xảy ra các triệu chứng như sau:
- Mắt: Khóc nhiều có thể khiến mắt bạn trở nên sưng đỏ và mờ mắt tạm thời. Dụi mắt khi khóc có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
- Đau đầu: Khóc gây ra tình trạng đau đầu do căng cơ mắt và cơ mặt.
- Mệt mỏi: Khóc quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn mất nước và uể oải.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Căng thẳng do khóc quá nhiều có thể dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch và làm bạn dễ mắc bệnh hơn.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
- Trầm cảm: Khóc quá nhiều có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm hoặc khiến tình trạng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Lo lắng: Khóc có thể làm tăng mức độ lo lắng của bạn và khiến bạn luôn bồn chồn.
- Rối loạn cảm xúc: Khóc có thể khiến bạn dễ bị kích động.
- Mất tự tin: Khóc thường xuyên có thể khiến bạn tự ti vào bản thân.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Mọi người có thể cảm thấy lo lắng vì không biết cách giúp bạn nếu thấy bạn khóc quá nhiều. Bạn có thể bị xa lánh vì mọi người cảm thấy khó chịu và không muốn dính líu đến những điều tiêu cực của bạn. Khóc quá nhiều khiến bạn dễ mất tập trung và ảnh hưởng đến công việc.
Học cách kìm nén cảm xúc khóc sẽ giúp bạn biết cách suy nghĩ lạc quan, quản trị cảm xúc tốt hơn. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ cải thiện sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và các mối qua hệ của bạn hiệu quả hơn