Soạn bài Trở gió của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là cơ hội để học sinh phân tích, đánh giá một trong những tác phẩm thuộc thể loại tạp văn trong kho tàng văn học Việt Nam. Bằng việc tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, học sinh sẽ dễ dàng khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc mà tác phẩm mang lại.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Trở gió

Trước khi soạn bài Trở gió học sinh cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật dưới đây.

Đọc thêm

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 trong một gia đình nông dân tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Sau khi học hết cấp phổ thông cơ sở, cô đã nghỉ học và xin làm việc tại cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau. Cô cũng là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Chủ đề sáng tác của cô khá đa dạng, với nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn. Ngòi bút viết văn mộc mạc, giản dị đã thể hiện tâm hồn tinh tế, giàu tình cảm của chính bản thân mình. Một số tác phẩm tiêu biểu của cô được độc giả chú ý đón đọc như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Ngọn đèn không tắt (2000), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Cánh đồng bất tận (2005).

Đọc thêm

Tác phẩm

Tác phẩm Trở gió được trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, sáng tác vào năm 2005. Văn bản thuộc thể loại tạp văn viết về hình dung của tác giả về những cơn gió chướng. Đây không chỉ là dấu hiệu giao mùa mà còn gợi nên những nỗi nhớ, kỉ niệm về quê hương vô cùng tươi ...

Đọc thêm

Tóm tắt nội dung 

Đoạn trích Trở gió viết về những cảm xúc ngổn ngang, ngóng chờ của nhân vật "tôi" khi mùa gió chướng về. Cuộc hội ngộ tuy lặp lại sau một thời gian dài mỗi năm nhưng mang lại nhiều cảm xúc cồn cào, nồng nhiệt và đầy dịu dàng. Những cơn gió chướng về không chỉ báo hiệu một năm mới đến mà còn gợi cho nhân vật "tôi" nỗi nhớ quê nhà da diết.

Đọc thêm

Hướng dẫn soạn bài Trở gió Kết nối tri thức

Dưới đây là gợi ý soạn bài Trở gió trong bộ sách Kết nối tri thức thông qua việc định hướng trả lời các câu hỏi trong SGK phần sau khi đọc mà bạn học có thể tham khảo.Câu 1 (Trang 46 SGK Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 1): Gió chướng được tác giả miêu tả qua n...

Đọc thêm

Bài tập liên hệ 

Câu hỏi: Sau khi soạn bài Trở gió, hãy vẽ sơ đồ tư duy để tổng quan các phần kiến thức bài học?Gợi ý trả lời:Dưới đây là sơ đồ tư duy bài Trở gió giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ tổng quan được các kiến thức bài học cần nắm vững: Quá trình soạn bài Trở gió giúp học sinh nắm được nội dung chủ đạo của văn bản chính là tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả mỗi khi mùa gió chướng về. Bên cạnh đó là những giá trị nghệ thuật đặc sắc tạo nên chất văn riêng của tác giả. Khi đã nắm những kiến thức cơ bản này, hy vọng học sinh sẽ trả lời được những câu hỏi và bài tập liên quan tới bài học dễ dàng hơn.

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

VNtre