Nằm giữa lằn ranh tác phẩm nghệ thuật táo bạo và giới hạn đạo đức, những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm trở thành vấn đề tranh cãi trong giới điện ảnh rất nhiều năm qua. Nội dung của các phim thường chứa cảnh bạo lực, tình dục, chính trị, tôn giáo,... một cách quá mức, khiến người xem khó chịu. Dưới đây là danh sách những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở quốc tế:
Bridgerton là bộ phim lịch sử giả tưởng của Anh thế kỷ 19, ra mắt trên Netflix năm 2020. Phim xoay quanh cuộc sống của các hậu duệ quý tộc và gây sốc vì nội dung quá nhạy cảm. Dù chỉ có 8 tập, Bridgerton nhanh chóng thu hút sự chú ý với mật độ cảnh nóng dày đặc.Bộ phim này đã gây tranh cãi với những ý kiến trái chiều về việc đưa ra quá nhiều cảnh ân ái táo bạo. Trong đó, cảnh Daphne ép công tước Simon để cô có thai đã khiến khán giả phản đối và đặt ra cáo buộc về việc cổ xuý cưỡng bức nam giới.Bridgerton là một trong những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở Trung Quốc do các quy định nội dung chặt chẽ của quốc gia này. Một số quốc gia khác như Singapore, Malaysia,... cũng đưa ra những hạn chế và giới hạn về độ tuổi hoặc nội dung đối với bộ phim.
Industry không chỉ là một bộ phim truyền hình tâm lý mà còn mở ra một hành trình sâu sắc về thế giới khắc nghiệt, nhiều cạm bẫy của ngành công nghiệp tài chính tại London, nước Anh. Nội dung phim xoay quanh nhóm các tân binh trẻ tuổi đang phải đối mặt với những thách thức và cám dỗ khôn lường trong thế giới đầy toan tính.Ra mắt công chúng từ năm 2020, bộ phim đã gây sốc cho khán giả với một loạt các cảnh khỏa thân và cảnh "nóng" táo bạo của nhân vật. Vì lý do này, Industry bị hạn chế trên một số nền tảng và cấm xem đối với một số độ tuổi khán giả nhất định.
Game Of Thrones là một loạt phim truyền hình giả tưởng đặc sắc của Anh - Mỹ. Bộ phim kể về một hành trình điên rồ xoay quanh cuộc đua khốc liệt giữa các gia tộc quý tộc trên lục địa Westeros. Trên con đường tìm kiếm quyền lực tối cao, các gia tộc phải đối mặt với những âm mưu, sự phản bội cùng tình cảm đan xen, tạo cho mạch phim sự bí ẩn và kịch tính.Mặc dù vậy, Game Of Thrones cũng nhận vô số lời chỉ trích vì có phần lạm dụng những cảnh khỏa thân và bạo lực. Điều này đã khiến tác phẩm nằm trong top những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, gặp phải một hạn chế khi được chiếu trên các kênh truyền hình như: cắt cảnh, giới hạn độ tuổi,...
Euphoria là series phim với hàng loạt yếu tố nhạy cảm, gây tranh cãi như tình dục, bạo lực, ma túy, rượu bia cùng với nhiều vấn đề tâm lý và tinh thần khác. Tất cả được đạo diễn thể hiện một cách "trần trụi", chân thực và không ngần ngại "bóc từng lớ...
Obsession kể về mối quan hệ bất chính giữa William - một bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng và Anna - bạn gái mới của Jay (một trong số đứa con của William). Cả hai chìm đắm trong những suy nghĩ không trong sáng và bị sức hút đặc biệt của đối phương dẫn lối.Obsession là một hành trình đầy mê hoặc, đưa khán giả đi sâu vào thế giới tối tăm của sự “lãng mạn độc hại” và đắm chìm trong cơn cuồng nộ của tình dục. Với các yếu tố tình dục, bạo lực, tâm lý phức tạp và các chất gây nghiện, Obsession trở thành một trong những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm.
Normal People là một series truyền hình kể về câu chuyện tình ngang trái giữa Marianne và Connell. Bộ phim là quá trình tìm lấy lại bản ngã và trưởng thành của những đứa trẻ trong xã hội. Họ lạc lối, bất lực, mang trong mình những vết thương rỉ máu trước khi đứng vững trên đôi chân của bản thân.Đạo diễn phim vốn muốn khắc hoạ khía cạnh tình dục của giới trẻ như chính nó đang xảy ra trong cuộc sống thực, không hề được lãng mạn hóa. Chính vì vậy, Normal People bị một số khán giả gọi điện khiếu nại về những cảnh khỏa thân và giường chiếu quá đà.Mặc dù mang ý nghĩa nhân văn nhưng Normal People vẫn bị liệt vào danh sách những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, bị giới hạn về độ tuổi và một số kênh chiếu.
Sex/Life tập trung miêu tả đời sống tình dục và mối quan hệ phức tạp của nhân vật chính Billie Connelly. Billie là một phụ nữ đã kết hôn, bắt đầu nhớ lại quá khứ hồi đầu 20 tuổi của mình khi cô sống tự do, mạo hiểm với người yêu cũ, Brad Simon. Bộ phim này mang đến góc nhìn sâu sắc về hôn nhân và cuộc sống tình dục từ góc nhìn của phụ nữ.Sex/Life có thể bị hạn chế đối với khán giả ở một số độ tuổi nhất định hoặc không được phát sóng trên các kênh truyền hình công cộng. Tuy nhiên, so với những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở trên, Sex/Life vẫn được đánh giá là bộ phim có chiều sâu.
Skins là một series truyền hình nổi tiếng, được phát sóng từ năm 2007 đến 2013. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của một nhóm thanh thiếu niên ở Bristol - Anh. Skins đã vấp phải nhiều tranh cãi và thậm chí bị cấm chiếu ở một số quốc gia do nội dung không phù hợp. Có tên ở list những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm, Skins thường xuyên đề cập đến các vấn đề như tình dục, ma túy, bạo lực và tự tử.
Bên cạnh những bộ phim bị cấm chiếu vì quá nhạy cảm ở nước ngoài, làng điện ảnh Việt Nam cũng chứng kiến không ít những “bê bối” xung quanh việc sản xuất phim có nội dung gây tranh cãi. Một số bộ phim Việt vấp phải làn sóng phản đối vì vi phạm khía cạnh ...
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!