Nguyễn Tuân (10/7/1910 - 28/7/1987) quê tại thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày nay. Ông là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng với các tác phẩm thuộc thể loại tùy bút và kí. Tác giả Nguy...
Nhà văn Vũ Ngọc Phan từng cảm thán rằng, nhà văn với bút danh Tuấn Thừa Sắc đã tự nguyện dấn thân và bám trụ ở thành trì văn học, là một nghệ sĩ với nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam” (cách dùng chữ đầy khơi gợi của Vũ Ngọc Phan) từ quan điểm sống đến thực tế sáng tác. Nhận định ngắn gọn nhưng đã bao hàm toàn bộ cuộc đời và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Sinh ra ở thời kỳ “nước mất, nhà tan” dưới chế độ thực dân, trong Nguyễn Tuân đã sớm nung nấu lòng yêu đất nước, yêu quê hương mãnh liệt. Sau khi hoàn thành bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở ngày nay tại trường THPT Chuyên ...
Nguyễn Tuân là một người tri thức dân tộc hết mực tài hoa và uyên bác. Ông am hiểu cả Hán học, Nho học lẫn Tây học. Thế nhưng sâu trong lòng người trí thức tài hoa ấy vẫn là lòng say mê thiết tha đối với chữ Quốc ngữ, ngôn ngữ chính thống của dân tộc V...
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Tuân kéo dài hơn nữa thế kỷ là một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và vinh quang. Đọc văn ông, người ta không chỉ phải trầm trồ về tính thẩm mỹ trong việc sử dụng ngôn từ, mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức ở nhiều lĩnh vực như nhạc, họa, điêu khắc, lịch sử, điện ảnh,...
Nhận định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong văn chương, Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có chia sẻ: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài ho...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân xứng đáng với tầm vóc của một nhà văn thời đại. Nói đến ông, người ta liền nhớ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ theo chủ nghĩa Chân - Thiện - Mỹ. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân có thể được chia thành trước khi tham gia Cách Mạng và sau khi tham gia Cách Mạng.
Nguyễn Tuân gói gọn xã hội thời kỳ này trong 3 chủ đề “chủ nghĩa xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thi...
Trong quá trình Cách Mạng và về sau, nhà văn viết điều đặn và tỏ ra sự sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật hơn. Trong đó có thể kể đến như: Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/...
Vẻ đẹp trong các trang viết của bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Tuân là kết quả tất yếu từ một phong cách viết mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa. Ông xứng đáng với lời ca ngợi của nhiều tác giả cùng thời và thế hệ sau. Trong lâu đài văn chương nghệ thuật dân tộc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20, không khó để nhận ra phần “chạm trổ” tinh xảo của bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân. Ông ra đi nhưng đã để lại cho đời những áng văn xứng đáng “vang bóng mọi thời đại”. Bạn hãy tìm đọc những tác phẩm của tác giả Nguyễn Tuân để cảm nhận một phong cách riêng biệt mà không lẫn với cây bút nào.
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!